lcp

Mao Lương


Mao lương hay còn gọi là rau cần dại, chu liên, thạch long nhục,... thuộc họ Hoàng Liên (Ranunculaceae) có danh pháp khoa học là Ranunculus sceleratus L.. Trong y học, Mao lương có công dụng trị thận yếu, tinh ít, uống lâu người nhẹ nhõm, sáng mắt, lâu già. Ngoài ra, Mao lương còn được sử dụng trong điều trị lao, hạch bạch huyết, sốt rét, thấp khớp…

Mặc dù là một loại thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền, song việc dùng Mao lương sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của cây Mao lương cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo tham khảo thêm trong bài viết dưới đây.

mao lương

Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: Rau cần dại, chu liên, thạch long nhục
  • Tên khoa học: Ranunculus sceleratus L.
  • Họ:  họ Hoàng Liên (Ranunculaceae).
  • Công dụng: trị thận yếu, tinh ít, lạnh tinh, lạnh quy đầu, uống lâu người nhẹ nhõm, sáng mắt, lâu già, da dẻ tươi nhuận, chữa lao, hạch bạch huyết, sốt rét, thấp khớp.

Mô tả cây Mao lương

Cây thảo hằng năm, không lông, cao 30-70cm. Lá đa dạng, la ở gốc xoan rộng, chẻ sâu làm 3-5 thuỳ; lá trên do 3 lá chét rộng hay hẹp. Hoa nhỏ rộng cỡ 1cm, màu vàng tươi; mỗi hoa có 5 lá đài nhọn; 5 cánh hoa có vẩy tiết ở gốc, nhiều nhị và nhiều lá noãn có vòi rút ngắn. Ðế hoa dài ra thành trụ mang bế quả dẹp.

Ra hoa tháng 2-6.

mao lương

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Phân bố: Loài của Ấn Ðộ, Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta cây thường mọc trên đất khô dần, phát tán theo dòng nước sông, mọc ở Vĩnh Phú, Hà Tây, Hà Nội, Nam Hà, Hải Phòng. 

Thu hoạch: Thu hái cây vào mùa hè rửa sạch phơi khô.

Chế biến: giã cây tươi hoặc chế thành thuốc bôi dẻo đắp 

Bộ phận sử dụng của Mao lương

Toàn cây - Herba Ranunculi, ở Trung Quốc gọi là Thạch long nhuế.

mao lương

Thành phần hóa học

Cây chứa anemonin và 2,50% protoanemonin ngay sau khi cây nở rộ. Ở cây tươi có chất rất kích thích là anemonol nhưng khi phơi khô sẽ biến thành một chất kém hoạt động hơn là anenonin.

Tác dụng của Mao lương

Theo y học cổ truyền

Vị đắng, tính bình, có độc. Cây có tác dụng tiêu phù, tiêu viêm, trừ sốt rét, điều kinh, lợi sữa. Lá làm rộp da, khi dùng các bộ phận của cây tươi xát vào da, sẽ tạo ra một mảng đỏ thắm, sau đó phồng lên.

Chỉ dùng ngoài, giã cây tươi hoặc chế thành thuốc bôi dẻo đắp, nếu thấy chỗ đắp bị sưng thì tháo thuốc đắp ra.

Theo y học hiện đại

Tác dụng làm phồng rộp da:

Các bộ phận của cây tươi khi xát vào da sẽ tạo ra mảng đỏ thẫm, sau đó phồng rộp lên. Tác dụng gây phồng rộp không còn sau khi phơi khô hoặc nấu kỹ. Tính chất gây phồng rộp được quy cho là do chất protoanemonin. Có thể sau khi phơi khô hoặc nấu kĩ thì protoanemonin không còn.

Tác dụng chống nấm:

Cao chiết từ lá cây mao lương có tác dụng diệt nấm mạnh, phổ diệt nấm rộng, có tác dụng với cả bệnh nấm nặng, khó chữa, có tác dụng trên phạm vi pH thay đổi lớn, nhưng chỉ dùng tại chỗ, không dùng toàn thân và không độc đối với thực vật.

Tác dụng chống viêm:

Ở thí nghiệm trên in vitro, cao chiết bằng dung môi không phân cực ức chế được sự sản sinh ra các eicosanoid (những chất gây viêm), trong khi cao chiết bằng dung môi phân cực làm tăng sự tổng hợp 5 – HETE (5 – hydroxy – eicosatetraenoic acid) và LTB4 (leukotrien B4) là những chất gây dị ứng (Prieto et al., 2003).

Liều lượng và cách dùng Mao lương

Ngày 3 – 9g, sắc kỹ uống. Dùng ngoài, lấy hạt, giã nát, đắp vào chỗ sưng tấy.

Có thể dùng cây tươi, rửa sạch, giã nát, lấy dịch bôi vào chỗ rắn cắn, viêm mủ da, lở loét lâu ngày. Cũng có thể đắp lên nhưng cần theo dõi, nếu thấy chỗ đắp sưng lên thì tháo bỏ thuốc đắp ra.

Bài thuốc chữa bệnh từ Mao lương

Lao hạch bạch huyết: Giã cây tươi đắp.

Nhọt, viêm mủ da, rắn cắn: rửa cây tươi và giã lấy dịch bôi.

Lưu ý khi sử dụng Mao lương

Cây mao lương rất độc.

Nếu luộc mao lương ăn sẽ rất nguy hiểm với biểu hiện cay, nóng rát miệng, phồng da và niêm mạc, ăn nhiều sẽ chết. Tuyệt đối không được ăn hoặc uống dịch tươi của cây mao lương. Khi dùng mao lương, phải dùng liều thấp và phải sắc thật kỹ.

Bảo quản Mao lương

Bảo quản nơi khô thoáng.

 

Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ cây Mao lương. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu này đồng thời có cách sử dụng Mao lương an toàn và hiệu quả nhất

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn