lcp

Me rừng: Đặc điểm, tác dụng, cách ướp và vị thuốc


Me rừng là một loại quả mọng, có tên khoa học là Phyllanthus emblica, thuộc họ Diệp hạ châu (Euphorbiaceae). Me rừng là một loại quả rất tốt cho sức khỏe. Me rừng chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin C, vitamin A, vitamin K, kali, magiê, sắt, và chất chống oxy hóa.

me rừng

Tìm hiểu về Me rừng

Thông tin chung

Me rừng xuất hiện ở nhiều nơi trên khắp Việt Nam. Loại dược liệu này thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) và có danh pháp khoa học là Phyllanthus emblica L. Ngoài cách gọi me rừng thì còn có nhiều tên gọi khác theo vùng miền như Xia xa liên (Kho), Diều cam (Dao), Mạy kham (Tày), Mắc kham, Me quả tròn, Chùm ruột rừng, Trám rừng, Cam lam, Mận rừng, Chùm ruột núi…

Đặc điểm sinh thái

Me rừng có thân cao từ 5 – 8m, cây có nhiều cành, cành mềm với lá nhỏ tạo thành hai day trông giống lá kép lông chim, ngoài ra còn có lá kèm cỡ rất nhỏ, hình 3 cạnh.

Hoa me rừng có màu vàng, nở từ tháng 4 – 11 hàng năm, là loại hoa đơn tính cùng gốc. Cum hoa gồm nhiều hoa đực, một số hoa cái mọc ở nách lá phía dưới cành. Quả thịt hình cầu màu nâu vàng nhạt, trước mọng, có khía nhẹ, thành quả nang khi khô, kích thước giống quả táo ta.

cây me rừng

Me rừng xuất hiện ở nhiều nơi trên khắp Việt Nam, thân cao từ 5 – 8m

Bộ phận dùng, thu hái, sơ chế và bảo quản

Me rừng mọc hoang dại ở vùng đồi trọc, rừng núi, phân bố nhiều ở Việt Nam và Ấn Độ, Trung Quốc. Bất cứ thời điểm nào cung có thể thu hoạch rễ me rừng. Sau khi đào rễ mang về rửa sạch và sấy hoặc phơi khô. Còn mùa thu là mùa thu hái quả, sau khi thu hái sẽ đồ hơi nước rồi sấy hoặc phơi khô. Đối với me rừng, người ta có thể sử dụng cả rễ, quả, lá và vỏ cây. Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh để nơi có ánh nắng chiếu trực tiếp. Nhiệt độ bảo quản lý tưởng là dưới 25 độ C.

Thành phần hoá học của me rừng

Các thành phần hóa học của me rừng vô cùng đa dạng, bao gồm:

  • Hàm lượng lớn tannin trong quả, nhất là khi quả xanh. Trong tannin chứa acid chebulinic, acid chebulagic corilagin, terchebin, acid chebulic, acid galic, acid ellagic, vitamin C.
  • Hàm lượng tannin trong lá thấp hơn quả, lá non có khoảng 23 – 28% tannin, ngoài ra còn chứa các thành phần như kaempferol 3-glucozid, sitosterol, acid ellagic và lupeol.
  • Vỏ thân có chứa hàm lượng 28-29,36% tannin, 3,75% d-leucodelphinidin, 2,25% lupeol.

Tác dụng của me rừng

Giảm thiểu lượng cholesterol: Năm 2012, Tạp chí Dược học Ấn Độ đã công bố kết quả nghiên cứu về khả năng giảm lượng cholesterol của me rừng. Theo đó sử dụng quả me rừng sẽ giúp làm giảm thiểu lượng cholesterol và triglyceride, từ đó ngăn chặn mảng bám tích tụ, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Giảm lượng đường trong máu: Hàm lượng chất xơ lớn trong quả me rừng giúp ngăn chặn tình trạng hấp thụ đường trong máu, từ đó hạn chế mức tăng lượng đường.

Chống oxy hóa tuyệt vời: Me rừng là nguồn cung cấp các chất phytochemical dồi dào như quercetin, axit gallic, corilagin, furosin. Đây là những hợp chất có khả năng bảo vệ cơ thể trước nguy cơ stress oxy hóa do các gốc tự do ở mức dư thừa. Từ đó đẩy lùi các bệnh mãn tính để cơ thể luôn khỏe mạnh.

Chống ung thư: Với hàm lượng lớn các hợp chất chống oxy hóa, me rừng cung giúp ngăn ngừa tỷ lệ mắc ung thư và góp phần làm ức chế các tế bào ung thư.

Ngăn chặn táo bón: Nhờ chứa nhiều chất xơ nên me rừng cũng giúp duy trì nước cho cơ thể, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng táo bón.

Nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa: Quả me rừng có công dụng giảm thiểu nguy cơ viêm loét dạ dày, duy trì hoạt động ổn định của hệ tiêu hóa và giữ cho dạ dày luôn khỏe mạnh.

Cải thiện tình trạng gan: Năm 2013, các nhà khoa học đã tiến hành điều trị bệnh tiểu đường trên chuột bằng me rừng. Kết quả cho thấy quả me rừng giúp tăng khả năng chống oxy hóa trong gan, tăng cường chức năng gan và bảo vệ gan.

quả me rừng

Me rừng hay mắc kham có nhiều công dụng tuyệt vời

Hướng dẫn cách ngâm quả me rừng

Me rừng ngâm muối

Me rừng ngâm muối là món ăn bổ dưỡng với nhiều công dụng như kháng viêm, tiêu viêm, tiêu đờm, bổ phế, trị mất ngủ, trị kiết lỵ, tiêu chảy, đái tháo đường… Cách ngâm muối mắc kham như sau:

Bước 1: Chuẩn bị 15 – 20g me rừng tươi, bổ đôi và loại bỏ hạt, 3 thìa muối (có thể tăng giảm tùy khẩu vị), 1 chiếc lọ nhỏ.

Bước 2: Xếp me rừng vào lọ và đổ muối lên, trộn đều rồi ngâm trong khoảng 1 ngày. Nên dùng liên tục hàng ngày để đạt hiệu quả cao nhất.

Me rừng ngâm rượu

Bài thuốc me rừng ngâm rượu có công dụng tăng cường khả năng sinh lý, kích thích tiêu hóa, bồi bổ khí huyết. Cách thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị 1kg quả me rừng đã rửa sạch để ráo và 2 lít rượu trắng.

Bước 2: Xếp me vào bình rồi đổ rượu vào ngâm khoảng 1 tháng.

Bước 3: Mỗi lần dùng 1 chén nhỏ, uống 1 ngày 3 lần trong khi dùng bữa.

Me rừng ngâm đường

Bài thuốc điều trị chứng ho, đau họng bằng mắc kham ngâm đường cũng rất công hiệu. Cách thực hiện khá đơn giản như sau:

Bước 1: Chuẩn bị 1 thìa muối nhỏ, 1,2kg đường và 1kg quả me tươi.

Bước 2: Me tươi rửa sạch và để ráo nước. Sau đó bỏ me vào lọ và xếp xen kẽ 1 lớp đường mỏng + 1 chút muối rồi đến 1 lớp me. Lặp lại như vậy đến khi gần đầy bình rồi đậy nắp. Lưu ý nên để thừa 1 khe hở nhỏ, tránh tình trạng xuất hiện bọt khí khi ngâm me.

Me rừng ngâm mật ong

Me rừng ngâm mật ong cũng có nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe như tiêu viêm, hạ nhiệt, nhuận phế hòa đàm, nhuận tràng… Sau đây là bài thuốc mắc kham ngâm mật ong:

Bước 1: Chuẩn bị 1 hũ thủy tinh, 30ml mật ong, 1kg me rừng và 3 lít rượu trắng.

Bước 2: Phơi khô me rừng khoảng 20 ngày. Sau đó cho vào bình và ngâm chung với rượu, mật ong.

Bước 3: Đậy chặt nắp ngâm từ 3 – 4 tháng.

me rừng ngâm muối

Quả mắc kham ngâm chua ngọt là món ăn vặt khoái khẩu của nhiều người

10 bài thuốc tốt từ Me rừng

Trị chứng tăng huyết áp: Chuẩn bị 15 – 30g rễ cây me rừng và sắc lấy nước uống. Chia làm nhiều lần và uống hết trong ngày.

Trị cảm mạo gây sốt cao: Sắc lấy nước 10 – 30g quả me rừng, chia làm nhiều lần và uống hết trong ngày.

Bài thuốc lợi tiểu:

  • Cách 1: Sắc lấy nước 10 – 20g vỏ thân me rừng, uống trong ngày.
  • Cách 2: Chuẩn bị một ít râu ngô, mã đề và 10 – 20g lá me rừng. Sắc các nguyên liệu trên lấy nước uống, chia làm nhiều phần và dùng hết trong ngày.

Trị nước ăn chân: Giã lấy nước quả me rừng và thoa trực tiếp lên vùng da đang bị nước ăn.

Chữa rắn cắn (sơ cứu khi chưa kịp đến bệnh viện): Giã nát vỏ cây me rừng pha với một chút nước, bã cùng để đắp trực tiếp lên vết rắn cắn và nước dùng để uống. Sau đó đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt.

Trị mẩn ngứa, thấp chẩn, viêm da mãn tính: Sắc lấy nước 10 – 20g lá me rừng, 10 – 30g quả me rừng, 15 – 30g vỏ cây me rừng. Ngày uống 1 thang kết hợp với tắm rửa bằng nước nấu bằng lá me rừng.

Trị tiểu đường: Ướp muối 15 – 20g quả me rừng, uống nước me rừng ướp muối hàng ngày.

Điều trị đau họng, đau bụng, tiêu chảy: Chuẩn bị 15 – 20g rễ cây me rừng khô, sắc cùng 700ml. Sau đó chia thành nhiều phần và uống hết trong ngày.

Trị mẩn ngứa, lở loét: Nấu lá me rừng và rửa ngoài da.

Tiêu viêm, giảm cảm, sinh tân dịch: Sắc 10 – 20g mắc kham đã giã nhuyễn với 400ml nước đến khi còn 100ml để uống.

vị thuốc từ me rừng

Một số bài thuốc điều trị bệnh với me rừng

Lưu ý khi sử dụng me rừng

  • Nên kết hợp nhiều bài thuốc, nhiều vị thuốc để tăng hiệu quả điều trị
  • Tránh dùng quá liều, tuân thủ đúng liều lượng thầy thuốc kê đơn
  • Bảo quản vỏ, lá, rễ, quả me rừng đúng cách, tránh ẩm mốc

Trên đây là một số công dụng và bài thuốc điều trị bệnh với me rừng. Mong rằng bài viết của Medigo đã giúp bạn đọc có cái nhìn đúng đắn về vị thuốc này để có cách sử dụng phù hợp nhất. 

Dược sĩ

Dược sĩ Nguyên Đan

Chuyên ngành: Dược sĩ Đại Học

Tôi là Nguyễn Hoàng Nguyên Đan, hiện đang là dược sĩ nhập liệu, quản lý lưu kho sản phẩm và biên soạn nội dung THUỐC tại ứng dụng MEDIGO. Với kiến thức đã học tại Đại học Y Dược TPHCM và hơn 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y dược, tôi mong muốn mang đến cho cộng đồng những kiến thức về thuốc và sức khỏe hữu ích nhất.

Sản phẩm có thành phần Me rừng

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn