lcp

Mộc Tặc: Đặc điểm, công dụng và cách dùng hiệu quả


Mộc tặc hay còn gọi là Cỏ tháp bút, Búa lọ, Phì nọi, Co sáp pít (Thái) thuộc họ Mộc tặc với danh pháp khoa học là Equisetaceae. Trong y học, Mộc tặc chữa Mộc tặc trong đông y được dùng để chữa các bệnh về mắt, giúp sáng mắt, ngoài ra còn cầm máu, lợi tiểu, trị bệnh trĩ.

Mặc dù là một loại thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền từ hàng trăm năm về trước. Tuy nhiên, việc dùng Mộc tặc sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của cây Mộc tặc cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo đọc thêm trong bài viết dưới đây.

Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: Mộc tặc, Cỏ tháp bút, Búa lọ, Phì nọi, Co sáp pít (Thái).
  • Tên khoa học: Equisetum ramosissimum Desf.
  • Họ:  Equisetaceae (Mộc tặc).
  • Công dụng: Mộc tặc trong đông y được dùng để chữa các bệnh về mắt, giúp sáng mắt, ngoài ra còn cầm máu, lợi tiểu, trị bệnh trĩ.

Mô tả cây Mộc tặc

Mộc tặc là loài cây bụi trên cạn, thường mọc ở vùng đất sét ẩm ướt và bờ sông suối.

Thân mộc tặc là thân rễ, chia thành đốt, lóng thân rỗng, đặc ở mắt lóng, mọc bò ở mặt đất. Cành mộc tặc là dạng khí sinh phân đốt, có hai loại cành là cành có chức năng sinh dưỡng thường phân nhánh và cành có chức năng sinh sản thường không phân nhánh. Các lóng của cành đều rỗng, chỉ chỗ mắt mới đặc. Phần lớp ngoài của thân và cành có nhiều rãnh dọc tương ứng với mỗi lỗ khuyết ở phần vỏ, chứa nhiều chất diệp lục có chức năng quang hợp thay cho các lá kém phát triển.

Cành sinh dưỡng có nhiệm vụ quang hợp. Cành sinh sản mang chùy hình trứng, đầu cành trông giống đầu nhọn bút lông nên còn có tên gọi là cỏ tháp bút.

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Mộc tặc được thu hoạch vào mùa hạ hoặc thu. Chế biến mộc tặc bằng cách cắt lấy phần trên mặt đất, loại bỏ tạp chất, rửa sạch, phơi khô ở nơi râm thoáng mát.

Mộc tặc có thể dùng khô hoặc sao cháy.

Bộ phận sử dụng của Mộc tặc

Bộ phận dùng của mộc tặc là toàn cây.

Thành phần hóa học

Phần trên mặt đất chứa alpha-caroten và beta–caroten, lutein Epoxit, violaxanthin và zeaxanthin, các flavonoid, các alkaloid.

Tác dụng của Mộc tặc

Theo y học cổ truyền

Mộc tặc thường dùng dạng khô hoặc sao cháy.

Mộc tặc có tính bình, vị ngọt, hơi đắng, quy vào các kinh như phế, can, đảm.

Theo y học hiện đại

Mộc tặc có tác dụng giúp hạ huyết áp, kháng viêm giảm đau, lợi tiểu, cầm máu, bổ mắt.

Liều lượng và cách dùng Mộc tặc

Theo Y học cổ truyền, mộc tặc có công dụng giải nhiệt, sáng mắt, lợi tiểu, cầm máu, thường dùng điều trị xuất huyết tiêu hóa, trĩ, lỵ ra máu.

Liều lượng dùng khoảng 5 - 15g dạng thuốc sắc.

Nếu phối hợp với các thuốc khác thì khoảng 4 - 12g dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.

Bài thuốc chữa bệnh từ Mộc tặc

Chữa phù thũng, bệnh ngoài da

Chuẩn bị: Mộc tặc 15g, phù bình 10g, xích đậu 100g, táo đen 6 quả, nước 600ml.

Thực hiện: Tất cả các vị trên nấu cùng với nước khoảng 600ml, ắc còn khoảng 200ml. Mỗi ngày chia 3 lần uống.

Lưu ý khi sử dụng Mộc tặc

Mộc tặc thảo có thể dùng thay thế Ma hoàng.

Kiêng kỵ: Không dùng đối với người bệnh âm hư hỏa vượng gây mắt đỏ và trường hợp chảy máu do khí hư không nhiếp được huyết.

Bảo quản Mộc tặc

Bảo quản dược liệu nơi khô ráo, tránh để bị ẩm mốc

Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ Mộc tặc. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu này.

Sản phẩm có thành phần Mộc tặc

XEM CHI TIẾT

Sản phẩm có thành phần Mộc tặc

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn