lcp

Nấm tỏa dương


Nấm tỏa dương hay còn được gọi là Gió đất, Cẩu pín, Xà cô, Địa mao cầu, Ngọc cẩu, Cu chó, Ngọn núi, Pín cẩu, Ký sinh hoàn, Hoa đất, thuộc họ Gió đất với danh pháp khoa học là Balanophoraceae. Nấm tỏa dương là một trong những vị thần dược quý trong kho tàng dược liệu dân gian. Trong y học, Nấm tỏa dương là vị thuốc có tác dụng bổ thận, hoạt trường mạnh lưng gối, dùng trong trường hợp nam bị liệt dương, phụ nữ vô sinh, đau nhức xương khớp, táo bón.

Mặc dù là một loại thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền từ hàng trăm năm về trước, tuy nhiên, việc dùng Nấm tỏa dương sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của cây Nấm tỏa dương cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo đọc thêm trong bài viết dưới đây.

nấm tỏa dương

Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: Nấm tỏa dương, Gió đất, Cẩu pín, Xà cô, Địa mao cầu, Ngọc cẩu, Cu chó, Ngọn núi, Pín cẩu, Ký sinh hoàn, Hoa đất
  • Tên khoa học: Balanophora spp.
  • Họ: Gió đất (Balanophoraceae).
  • Công dụng: Nấm tỏa dương là vị thuốc có tác dụng bổ thận, hoạt trường mạnh lưng gối, dùng trong trường hợp nam bị liệt dương, phụ nữ vô sinh, đau nhức xương khớp, táo bón.

Mô tả cây Nấm tỏa dương

Cây thảo, nạc mềm, nom như cái nấm, màu đỏ nâu, sống một năm hay nhiều năm, ký sinh trên thân rễ cây khác, thường là cây gỗ lớn trong rừng sâu. Thân thoái hóa thành củ nguyên hoặc phân nhánh, có nhiều hình dạng khác nhau, sần sùi, không có lá.

Hoa đơn tính khác gốc, mọc thành cụm dày trông như cu chó, cụm hoa đực hình trụ, dài 10 -15cm, ở gốc có một vài lá bắc; bao hoa xẻ nhiều thùy (4-7) thùy dày và hẹp, dài bằng nhau, có nhị có bao phấn hính móng ngựa; cụm hoa cái hình thoi hoặc hình trứng, dài 2 – 3cm, không có bao hoa, trên cụm hoa có nhiều phần phụ hình chùy không sinh sản. Không có quả.

Mùa hoa: tháng 10 -2.

nấm tỏa dương

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Phân bố: Nấm tỏa dương không được tìm thấy tại Việt Nam, mà chủ yếu phân bố ở các tỉnh Trung Quốc (Tân Cương, Nội Mông Cổ, Thanh Hải, Cam Túc...), do đó, nước ta hoàn toàn nhập khẩu vị thuốc này từ Trung Quốc.

Thu hoạch và chế biến: Chỉ thu hái khi cây to bằng ngón tay cái và đã có màu nâu đỏ sẫm. Sau khi hái về thường được phơi khô và toàn cây chuyển thành một màu đen đồng nhất.

Bộ phận sử dụng của Nấm tỏa dương

Toàn cây.

nấm tỏa dương

Thành phần hóa học

Theo nghiên cứu, trong Nấm tỏa dương có chứa các chất như: tinh dầu, chất béo, choline, 13 loại acid amin. Ngoài ra phải kể đến một số chất làm nên “thương hiệu” thần dược phái mạnh của Nấm tỏa dương:

Testosterone: duy trì hình dáng, sinh lý ở nam giới.

L Arginine: chất này thường được các bác sỹ chỉ định trong điều trị rối loạn cương dương.

Gentianine: tác động lên hệ thần kinh, làm tăng cảm giác hưng phấn, ham muốn tình dục.

Tác dụng của Nấm tỏa dương

Theo y học cổ truyền

Nấm tỏa dương có vị ngọt, tính hơi ôn.

Công dụng: Bổ thận, bổ máu, ích âm, sinh huyết, trợ dương,…

Chủ trị: Thận hư yếu, đau lưng mỏi gối, ăn không ngon miệng, chân tay đau mỏi, liệt dương, di tinh,…

Theo y học hiện đại

Tăng cường hệ miễn dịch.

Điều trị yếu sinh lý.

Có tác dụng kháng viêm.

Chống lão hóa.

Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối.

Liều lượng và cách dùng Nấm tỏa dương

Ngày dùng 6 - 12g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột, thuốc hoàn, thuốc rượu.

Bài thuốc chữa bệnh từ Nấm tỏa dương

Bài thuốc trị sinh lý yếu, mệt mỏi, di tinh, hoạt tinh

Nấm tỏa dương, Tang phiêu tiêu mỗi vị 120g, Long cốt, Bạch phục linh mỗi vị 40g, đem các vị này tán mịn, viên thành hoàn, mỗi lần uống 15 - 20g, ngày uống 2 lần với nước muối loãng.

Bài thuốc có công dụng bổ thận, chữa liệt dương

Nấm tỏa dương 30g, ngâm với 500ml rượu trắng trong 10 - 15 ngày. Uống mỗi lần 10ml ngày uống 2 lần.

Bài thuốc chữa kinh nguyệt không đều, liệt dương, di tinh, đổ mồ hôi trộm, quáng gà, ăn uống không ngon miệng

Nấm tỏa dương 20 g, cật dê 1 đôi, thêm gia vị vừa đủ, đem hầm mềm.

Bài thuốc chữa thận hư, liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm

Nấm tỏa dương, Kim anh tử, Đảng sâm, Sơn dược mỗi vị 12g, Ngũ vị tử  9g, gà trống 1 con (500g). Cho vào túi vải các vị thuốc sắc lấy nước, sau đó cho gà vào hầm mềm, chia ăn 2 - 3 lần trong ngày. Mỗi 3 - 5 ngày ăn 1 lần.

Bài thuốc chữa đại tiện táo

Nấm tỏa dương, Đương quy mỗi vị 16g, Hỏa ma nhân 13g, thêm 30ml mật ong. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài thuốc chữa mộng tinh, hoạt tinh

Nấm tỏa dương, Kim anh tử, Tri mẫu mỗi vị 9g, Ngũ vị tử 15 g. Sắc uống.

Bài thuốc trị thận hư, liệt dương, di tinh, đau lưng, người cao tuổi dương hư, đại tiện táo

Nấm tỏa dương 15g, gạo tẻ 50g. Nấm tỏa dương thái miếng mỏng, nấu cùng với gạo thành cháo ăn hết 1 lần.

Bài thuốc trị thận dương bất túc, xuất tinh sớm, lưng đau gối mỏi, tiểu đêm nhiều lần, chậm có thai

Nấm tỏa dương 15g, thịt dê 100g, gạo lứt 100g, gừng, hành, gia vị vừa đủ. Nấm tỏa dương sắc lấy nước, cho thịt dê, gạo lứt vào hầm chín, thêm gia vị, ăn nóng.

Bài thuốc dùng cho người già dương hư, khí nhược, đại tiện táo, nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ

Nấm tỏa dương, quả dâu mỗi thứ 15g, mật ong 30g. Nấm tỏa dương và quả dâu sắc lấy nước, thêm mật ong vào khuấy đều uống.

Bài thuốc cường dương chữa xuất tinh sớm, liệt dương

Nấm tỏa dương 15g, Đảng sâm, Sơn dược mỗi thứ 12g, phúc bồn tử 9g. Sắc uống.

Bài thuốc có tác dụng bổ thận, nhuận trường, thông tiện; chữa các chứng đau lưng mỏi gối, các khớp đau nhức, đại tiện khô táo kết gây đau bụng, các bệnh xương khớp

Nấm tỏa dương, Quy bản, Hoàng bá, Hoàng cầm, Ngưu tất, Đỗ trọng, Tri mẫu mỗi thứ 16g, Đương quy, Địa hoàng, mỗi thứ 10g, tục đoạn, Phá cố chỉ mỗi thứ 8 g. Tán bột mịn, trộn đều với rượu và hồ hoàn viên, ngày uống 2 lần, mỗi lần 15 - 20g.

Lưu ý khi sử dụng Nấm tỏa dương

Tuy Nấm tỏa dương mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng được, đặc biệt là các đối tượng thuộc các trường hợp sau:

Dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong Nấm tỏa dương;

Chức năng gan thận bị suy giảm;

Cơ thể ốm yếu, nhiều bệnh tật;

Mắc bệnh về đường tiêu hóa;

Cao huyết áp;

Người bị ung thư phải xạ trị;

Có tiền sử nghiện rượu.

Bảo quản Nấm tỏa dương

Bảo quản Nấm tỏa dương khô trong hũ thủy tinh hoặc bao bì kín và cất trữ nơi khô ráo, thoáng mát để tránh sự xâm nhập của một số vi khuẩn làm hư hỏng dược liệu.

Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ cây Nấm tỏa dương cũng như một số lưu ý cần quan tâm. Tuy nhiên, để bài thuốc mang lại tác dụng điều trị cao và hạn chế tác dụng phụ, người bệnh vẫn nên tham khảo chuyên gia về cách dùng và liều lượng. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp ích cho việc tham khảo của bạn đọc.

Sản phẩm có thành phần Nấm tỏa dương

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn