lcp

Nghệ trắng


Nghệ trắng hay còn gọi là Nghệ xanh, Nghệ rừng, Nghệ Mẹo, Nghệ Lào, ngọc kinh, thuộc họ Gừng với danh pháp khoa học là Zingiberaceae. Nghệ trắng là loại gia vị được sử dụng nhiều trong chế biến thức ăn. Đây cũng là vị dược liệu có nhiều công dụng chữa bệnh như trị mụn, điều hòa kinh nguyệt, ho gà, chướng bụng đầy hơi hoặc viêm đau khớp.

Mặc dù là một loại thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền từ hàng trăm năm về trước. Tuy nhiên, việc dùng Nghệ trắng sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của cây Nghệ trắng cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo đọc thêm trong bài viết dưới đây.

Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: Nghệ trắng, Nghệ xanh, Nghệ rừng, Nghệ Mẹo, Nghệ Lào, ngọc kinh.
  • Tên khoa học: Curcuma aromatica Salisb.
  • Họ:  Gừng (Zingiberaceae).
  • Công dụng: Điều kinh, lọc máu, bệnh ngoài da, tê thấp, sốt (Thân rễ). Sưng tấy, lành vết thương (Rễ tươi trộn dầu đắp). Còn được dùng chữa tức ngực, trướng bụng, nôn ra máu,chảy máu cam, đái ra máu

Mô tả cây Nghệ trắng

Cây thảo, cao khoảng 1m. Thân rễ to có nhiều rễ dài mang củ nhỏ hình trứng, màu vàng nhạt, rất thơm. Thân khí sinh do bẹ lá tạo thành. Lá mọc so le, hình bầu dục, thuôn hoặc mũi mác rộng, dài 40 – 50cm, rộng 10 – 15cm, đầu nhọn, mặt dưới có lông nhung; cuống và bẹ ngắn.

Cụm hoa mọc từ thân rễ, trước khi cây ra lá, hình trụ, dài 15 – 20cm; lá bắc nhiều, lợp lên nhau, những lá phía dưới mang hoa màu lục, lá phía trên không mang hoa pha hồng ở đầu; hoa màu vàng, đài có 3 răng tù, có lông dạng mi; tràng có ống dài hơn đài, cánh môi hình tròn hơi chia ba thùy; nhị ngắn, bao phấn hình bầu dục, trung đới mảnh có hai tai ở gốc, nhị lép dài bằng cánh môi, thuôn; bầu có lông.

Quả ít gặp.

Mùa hoa quả: tháng 3-6

Nghệ trắng

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Nghệ trắng là loài cây châu Á nhiệt đới phân bố ở nhiều Ấn Độ, Việt Nam và các nước Nam Á nói chung.

Ở nước ta, Nghệ trắng được tìm thấy nhiều các vùng núi Tây bắc, Đắk Lắk và Quảng Bình. Tuy nhiên, hiện tại cây cũng được trồng ở nhiều vùng trên nước ta để làm gia vị và dùng chữa một số bệnh lý phổ biến.

Nghệ trắng

Thu hái thân rễ Nghệ trắng vào mùa thu hoặc đông.

Sau khi thu hái, loại bỏ rễ con, rửa sạch, ngâm nước 2 – 3 giờ, ủ mềm, thái thành lát mỏng, phơi hoặc sấy khô, bảo quản dùng dần.

Bộ phận sử dụng của Nghệ trắng

Thân rễ và củ nghệ trắng được dùng làm dược liệu.

Nghệ trắng

Thành phần hóa học

Nghệ trắng có mùi thơm tương tự như bột Hoàng tinh, thường được sử dụng để chiết xuất tinh dầu. Tinh dầu nghệ trắng có chứa một số thành phần hóa học cụ thể như:

53% Borneol

2,34% Alpha – Limonene Diepoxy

7,78% Limonene

16,61% Camphor

3,1% Byclo

1,42% Terpineol

Tác dụng của Nghệ trắng

Theo y học cổ truyền

Nghệ trắng có vị cay, đắng, tính hàn, vào các kinh tâm, phế, can, có tác dụng hành khí, giải uất, lương huyết, phá ứ.

Giải uất hành khí.

Trừ hoàng đản.

Lợi mật, phá ứ, lương huyết.

Theo y học hiện đại

Kháng sinh.

Kháng viêm, điều trị các bệnh lý về đường hô hấp, tiêu hóa.

Ngăn ngừa ung thư, tiêu diệt và ngăn chặn các khối u.

Loại bỏ các chất béo dư thừa trong máu.

Giảm tình trạng ngưng kết tiểu cầu, chống huyết khối, ngăn ngừa tình trạng tim mạch, huyết áp cao.

Hạn chế và điều trị các cơn đau đầu, nhiễm trùng da.

Trị mụn trứng cá và các bệnh viêm da.

Liều lượng và cách dùng Nghệ trắng

Vị thuốc từ Nghệ trắng có thể dùng sắc thuốc hoặc tán bột, dùng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác.

Liều dùng khuyến cáo: 2 – 4 g mỗi ngày.

Bài thuốc chữa bệnh từ Nghệ trắng

  • Chữa băng huyết, máu xấu, đau bụng kinh: Nghệ trắng 20g, nhọ nồi 20g (sao cháy), củ gấu 20g (chế với giấm, nước muối, rượu và nước tiểu trẻ em), tô mộc 16g, ngải cứu 12g (sao đen). Tất cả thái nhỏ sắc với 400ml nước còn 100ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.
  • Chữa viêm gan mạn tính, đau vùng gan: Nghệ trắng, nga truật, thanh bì, chỉ xác, lá móng tay, sơn tra, quyết minh tử (sao), mộc thông, tô mộc, huyết giác, mỗi vị 12g. sắc nước uống.
  • Chữa ho gà: Lấy 20g nghệ trắng tươi giã nhỏ, tẩm rượu vừa đủ ướt, cho vào lọ nút kín, hấp cách thủy 1 giờ, rồi chắt nước uống.
  • Chữa sỏi túi mật: Nhân trần, kim tiền thảo mỗi vị 30g, nghệ trắng, chỉ xác, đại hoàng, xuyên luyện tử, nguyên hồ mỗi vị 9g, mộc hương 6g, sài hổ 8g. sắc nước uống.
  • Chữa bệnh mạch vành đau nhói vùng ngực, đau các điểm cố định: Nghệ trắng, đan sâm, hồng hoa, diên hồ tổ, đương quy, mỗi vị 9g, giáng hương 4,5g, điền tam thất, hổ phách mồi vị 3g, tam thất, hổ phách nghiền thành bột, chia làm 2 phần uống với nước sắc các vị thuốc trên.
  • Chữa kinh nguyệt không đều: Nghệ trắng 6g, sinh địa 6g, hầm với xương lợn ăn.

Lưu ý khi sử dụng Nghệ trắng

Người có thể chất âm hư thiếu máu, không bị trì trệ huyết ứ thì không nên dùng nghệ trắng;

Nghệ trắng cũng được cảnh báo là gây sảy thai ở phụ nữ đang mang thai;

Không dùng nghệ trắng trước, sau khi phẫu thuật vì nguy cơ làm chậm quá trình đông máu gây chảy máu nhiều.

Bảo quản Nghệ trắng

Bảo quản vị thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi có độ ẩm cao.

Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ Nghệ trắng. Tóm lại, nghệ trắng vừa là gia vị, vừa là vị thuốc quý trong điều trị các bệnh lý về tim mạch, sỏi túi mật, kinh nguyệt không đều ở phụ nữ... Tuy vậy người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để đảm bảo an toàn, hiệu quả trong quá trình sử dụng. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu này.

Sản phẩm có thành phần Nghệ rừng

XEM CHI TIẾT

Sản phẩm có thành phần Nghệ rừng

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn