lcp

Ngũ vị tử là cây gì? Tác dụng và bài thuốc từ Ngũ vị tử


Ngũ vị tử là loại quả có 5 vị: ngọt, mặn, đắng, chua và cay. Đây là dược liệu được sử dụng trong các bài thuốc giúp bổ phế trừ ho, giảm ho suyễn, bổ thận tinh… Cùng Medigo tìm hiểu rõ hơn về Ngũ vị tử, tác dụng và những bài thuốc từ cây Ngũ vị tử ngay trong bài viết này.
 

Ngũ vị tử là cây gì?

Ngũ vị tử hay còn được gọi là Ngũ mai tử, Huyền cập, tên khoa học là Fructus Schisandrae chinensis, thuộc họ Ngũ vị (Schisandraccae). Cây thường mọc trùm lên các cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ ở ven rừng ẩm, bờ nương rẫy hoặc mọc lẫn vào các kiểu rừng non đang tái sinh. 

Ở Việt Nam, cây Ngũ vị tử mọc ở vùng Xà Xén (xã Sa Pa, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai) và cho ra hoa quả nhiều hàng năm; đến cuối mùa thu quả chín, rụng xung quanh gốc cây mẹ. Quả ngũ vị tử chín còn được một số loài chim, sóc ăn và phát tán hạt giống đi khắp nơi.

Đặc điểm Ngũ vị tử

Ngũ vị tử là cây dây leo sống lâu năm, dài 5 – 7m hoặc đôi khi có thể hơn. Thân cành màu xám nâu, có nốt sẩn. Lá cây mọc so le, hình trứng, dài 5 – 11cm, rộng 3 – 7cm, gốc thuôn hẹp, đầu có mũi nhọn, mép lá có khía răng nhỏ, mặt trên nhẵn và có màu lục sẫm, mặt dưới gân của những lá non có lông ngắn; cuống lá dài 1,5 – 3cm.

Cây nở hoa vào tháng 5-7 và cho ra quả vào tháng 8-9. Hoa đơn tính, khác gốc, tràng có 6 – 9 cánh, màu vàng trắng, có mùi thơm. Quả mọng, hình cầu, đường kính 5 – 7mm, khi chín màu đỏ sẫm.

cây ngũ vị tử

Bộ phận dùng

Quả của Ngũ vị tử được dùng làm thuốc.

Quả hình cầu không đều hoặc hình cầu dẹt, có đường kính 5mm - 8mm. Mặt ngoài có màu đỏ, đỏ tía hoặc đỏ thẫm, nhăn nheo, có dầu, thịt quả mềm. Bên cạnh đó có trường hợp mặt ngoài quả màu đỏ đen hoặc phủ lớp phấn trắng.

Quả có 1 - 2 hạt hình thận, mặt ngoài màu vàng nâu, sáng bóng. Vỏ hạt mỏng, giòn. Thịt quả có mùi nhẹ, vị chua. Sau khi đập vỡ, nhân hạt màu trắng, có mùi thơm, vị cay, hơi đắng.

Thu hái và chế biến

Dược liệu được thu hái vào mùa thu, lấy quả chín, phơi khô hoặc sau khi đồ chín, phơi khô, loại bỏ cuống và tạp chất.

Dùng tươi: Loại bỏ tạp chất, giã vụn khi dùng.

Chế dấm: Lấy Ngũ vị tử trộn với một lượng dấm vừa đủ, cho vào nồi kín, đồ đến có màu đen, lấy ra, phơi hay sấy khô, khi dùng giã dập. Cứ 100 kg Ngũ vị tử thì cân 20 lít dấm, nếu cần thì pha loãng thêm. Sau khi chế biến, mặt ngoài ngũ vị tử có màu đen, có tinh dầu, hơi sáng bóng, thịt quả mềm, dính. Mặt ngoài của vỏ quả trong có màu nâu đỏ, sáng bóng. Hạt màu đỏ nâu, sáng bóng.

quả ngũ vị tử

Thành phần hoá học

Dựa theo nghiên cứu, Ngũ vị tử chứa 0,89% dầu dễ bay hơi, chúng bao gồm sesquicarene, 2-bisabolene-chamigrene và a-ylangene, chứa khoảng 5% lignans và 9,11% axit hữu cơ. Hạt chứa 33% dầu béo.

Các hợp chất khác có trong Ngũ vị tử bao gồm citral, diệp lục, sterol, vitamin C, E, nhựa, tanin và một lượng đường nhỏ.

Tác dụng của Ngũ vị tử

  • Cao từ quả và hạt ngũ vị tử có tác dụng trợ tim, điều hòa tuần hoàn máu, kích thích hô hấp, giãn mạch ngoại biên, tăng tính kích thích phản xạ và tăng hoạt động phản xạ có điều kiện với liều thấp.
  • Bảo vệ gan: Ngũ vị tử có tác dụng bảo vệ gan hiệu quả. Đối với bệnh nhân viêm gan virus mạn tính, hoạt chất lignan chứa trong quả có tác dụng kháng khuẩn, phục hồi chức năng gan, làm giảm nồng độ ALT huyết thanh nhanh và kích thích cytochrom P450 thúc đẩy chức năng giải độc của cơ thể. Ngoài ra, ngũ vị tử còn làm tăng hoạt động các tiểu thể gan để giải độc và tổng hợp protein trong gan. Đặc biệt có hiệu quả trong bệnh viêm gan mạn tính có nồng độ transaminase trong huyết thanh cao, tổn thương gan, mệt nhọc, đổ mồ hôi trộm, mất ngủ.
  • Huyết áp: Ngũ vị tử có tác dụng điều chỉnh huyết áp về mức ổn định.
  • Hô hấp: Ngũ vị tử giúp điều chỉnh hệ hô hấp, long đờm, giảm ho.
  • Hệ thần kinh: Ngũ vị tử có tác dụng an thần, giảm đau, điều trị chứng mất ngủ, ngủ không ngon giấc, kích thích trí não thực hiện phản xạ có điều kiện.
  • Hệ miễn dịch: Ngũ vị tử có chức năng củng cố hệ miễn dịch, chống lại hoạt động của một số vi khuẩn như trực khuẩn thương hàn, kiết lị, phẩy khuẩn tả, tụ cầu vàng, phó thương hàn, cầu khuẩn viêm phổi và trực khuẩn mủ xanh, kháng virus và ức chế sự tạo thành của các tế bào ung thư.

Công dụng của Ngũ vị tử

Ngũ vị tử được dùng để điều trị phế hư, bổ phế trừ ho, giảm ho suyễn, bổ thận tinh, giảm tiêu chảy.

Chủ trị: Ho lâu ngày và ho suyễn, mộng tinh, di tinh, hoạt tinh, đái dầm, tiêu chảy kéo dài, tự ra mồ hôi, ra mồ hôi trộm, hay khát, nóng trong người, đánh trống ngực và mất ngủ.

công dụng ngũ vị tử

Bài thuốc từ Ngũ vị tử

Chữa tỳ thận dương hư đi tả

Ngũ vị tử 6g; phá cố chỉ 12g; nhục đậu khấu, ngô thù du, mỗi vị 4g. Các vị tán nhỏ, luyện viên vói đại táo và sinh khương. Mỗi lần uống lOg, ngày một lần hòa với ít nước muối làm thang.

Chữa suy nhược cơ thể do phế khí hư

Ngũ vị tử lOg; thục địa, tử uyển, tang bạch bì, mỗi vị 12g; đảng sâm, hoàng kỳ, mỗi vị 10g. sắc uống ngày một thang.

Chữa suy nhược cơ thể do mất máu, thiếu máu

Ngũ vị tử 6g; đảng sâm 16g; huyền sâm, địa hoàng, mỗi vị 12g; thiên môn, mạch môn, mỗi vị 10g; đan sâm, phục linh, viễn chí, đương quy, bá tử nhân, toan táo nhân, mỗi vị 8g; cát cánh 6g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa hen suyễn ở người già

Ngũ vị tử 6g; mạch môn 16g; sa sâm bắc, ngưu tất, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa hen phế quản: Ngũ vị tử 8g; tế tân, tử uyển, khoản đông hoa, đại táo, mỗi vị 12g; ma hoàng10g; bán hạ chế 8g; xạ can 6g; gừng sống 4g. sắc uống ngày một thang.

Điều trị hỗ trợ nhồi máu cơ tim (kết hợp với cấp cứu của y học hiện đại)

Ngũ vị tử, nhân sâm, mạch môn, mỗi vị 8g; cam thảo 6g. Sắc uống.

Chữa suy tim

Ngũ vị tử 12g; đan sâm, long cốt, mỗi vị 16g; hoàng kỳ, phụ tử chế, mạch môn, đương quy, trạch tả, mã đẩ, mỗi vị 12g; nhân sâm, hổng hoa, mỗi vị 8g; đào nhân 6g. sắc uống ngày một thang.

Chữa thiểu máu

Ngũ vị tử 10g; đảng sâm 16 g; phục linh, hoàng kỳ, thục địa, bạch thược, đại táo, mỗi vị 12g; đương quy. viễn chí, mỗi vị 10g; bạch truật 8g; quế tâm, cam thảo, trần bì, mỗi vị 6g; gừng 2g. sắc uống ngày một thang.

Điều trị hỗ trợ tai biển mạch máu não (kết hợp vơi cấp cứu cùa y học hiện đại) 

Ngũ vị tử 8g; mạch môn, long cốt, mẫu lệ, môi vị 12g; nhân sâm, phụ tử chế, mỗi vị 8g. sắc uống ngày một thang. 

Chữa chóng mặt, ù tai, mất ngủ, hay quên 

Ngũ vị tử 8g; toan táo nhân, hoài sơn, long nhãn, mỗi vị 12g; đương quy 8g. sắc uống ngày một thang.

Chữa bế kinh

Ngũ vị tử 40g; bạch thược 120g; cam thảo, hoàng kỳ, a giao, bán hạ chế, phục linh, dương quy, sa sâm, thục địa, mỗi vị 40g. Tán nhỏ, ngày uống 12 – 20g.

Lưu ý khi sử dụng Ngũ vị tử

Khi sử dụng Ngũ vị tử cần lưu ý những đối tượng không nên dùng:

  • Phụ nữ đang mang thai: dược liệu làm tăng co bóp tử cung có thể dẫn đến sảy thai.
  • Người bị động kinh: dược liệu này kích thích thần kinh trung ương và có thể làm bùng phát các cơn động kinh.
  • Người bị viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản: bài thuốc này có thể làm tăng tiết acid dạ dày và làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.
  • Người đang sử dụng các loại thuốc: Tacrolimus, thuốc chuyển hóa qua trung gian Cytochrom P450 2C9, Cytochrom P450 3A4, Wafarin.
  • Bệnh nhân mới mắc viêm phế quản: sử dụng ngũ vị tử có thể gây sốt và ho.
  • Bệnh nhân đang trong thời gian điều trị bằng các phương thức chữa bệnh khác bằng Đông y hoặc Tây y.

Một số tác dụng phụ không quá phổ biến khi sử dụng vị thuốc từ Ngũ vị tử như dị ứng, phát ban, mẩn ngứa, ợ hơi, ợ chua... ở một số người dễ mẫn cảm.

Ngũ vị tử là dược liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên. Tuy nhiên, để có thể phát huy hết công dụng của vị thuốc đối với sức khỏe, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để kiểm soát rủi ro và tránh được những tác dụng không mong muốn.

Dược sĩ

Dược sĩ Nguyên Đan

Chuyên ngành: Dược sĩ Đại Học

Tôi là Nguyễn Hoàng Nguyên Đan, hiện đang là dược sĩ nhập liệu, quản lý lưu kho sản phẩm và biên soạn nội dung THUỐC tại ứng dụng MEDIGO. Với kiến thức đã học tại Đại học Y Dược TPHCM và hơn 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y dược, tôi mong muốn mang đến cho cộng đồng những kiến thức về thuốc và sức khỏe hữu ích nhất.

Sản phẩm có thành phần Ngũ vị tử

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn