lcp

Trái nhàu: Đặc điểm, tác dụng và cách trị bệnh với Trái nhàu


Trái nhàu có tên khoa học là Fructus Morindae citrifoliae, là một loại dược liệu quý được sử dụng rộng rãi trong y dược bởi khả năng điều trị bệnh và tăng cường sức khỏe. Vậy, quả nhàu chữa bệnh gì? Tác dụng và bài thuốc chữa bệnh từ trái nhàu như thế nào? Cùng Medigo tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Trái nhàu

Tổng quan về cây nhàu

Trước khi đi vào tìm hiểu về đặc điểm của quả nhàu thì chúng ta cùng tìm hiểu sơ qua về cây nhàu đã nhé.

Cây nhàu là một cây cao chừng 6-8m, thân nhẵn, thường mọc hoang ở những nơi ẩm thấp dọc bờ sông bờ suối tại vùng Tây Ấn, Đông Nam Á và Đông Polynesia. Ở nước ta, loài thực vật này phân bố chủ yếu tại các tỉnh thuộc vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ như Quảng Bình, Quảng Trị, An Giang, Bình Dương,… 

Cây có nhiều cành to, lá mọc đối, hình bầu dục, nhọn ở đầu, dài 12-15cm.Hoa nở vào tháng 1-2. Quả hình trứng, xù xì và chín vào tháng 7-8.

Là một loại cây có dược tính mạnh nên toàn bộ cây bao gồm rễ, lá, vỏ cây Nhàu đều được sử dụng để trị bệnh.

cây nhàu

Đặc điểm của quả nhàu

Quả nhàu có hình trứng, xù xì, dài chừng 5-6cm, khi non có màu xanh nhạt, khi chín có màu trắng hoặc hồng, mùi nồng và cay. Ruột trái nhàu có một lớp cơm mềm ăn được, chính giữa có một nhân cứng. nhân dài chừng 6-7mm, ngang chừng 4-5mm, có 2 ngăn chứa 1 hạt nhỏ mềm.

quả nhàu

Bộ phận dùng, thu hái và chế biến

Bộ phận sử dụngQuả già hay quả chín. Có thể dùng tươi hoặc sấy khô.

Thu hái: Quả Nhàu được thu hoạch quanh năm, khi quả già hoặc sắp chín. 

Chế biến: Sau khi đã tiến hành thu hoạch, quả được rửa sạch cắt thành từng khoanh tròn dày khoảng 3mm đến 5mm, phơi trong bóng râm, nơi thoáng gió hoặc sấy nhẹ đến khô.

Thành phần hóa học của Trái nhàu

Thành phần hóa sinh trong trong dịch chiết quả Nhàu gồm có: Cellulose (19,33%), đường khử (5,27%), protein (2,8%) và lipid (8,75%).

Trong quả Nhàu có khoảng 100 hoạt chất hóa học khác nhau như morinda diol, soranjidiol, axit rubichloric, alizarin a-methyl ete và rubiadin 1-methyl ete,..

Hoạt độ của enzyme chống oxy hoá bao gồm: Catalase (C-ase) và Peroxidase (P-ase).

Ngoài ra, quả Nhàu còn có một số chất chống oxy hóa quen thuộc như: Vitamin C khoảng 121 mg/100g, Glutathion dạng khử (GSH) khoảng 2,270 µM/g,...

Tác dụng của Trái nhàu

Quả Nhàu có vị hăng, cay và nồng, tính mát. Quy vào kinh Thận, Đại trường. Có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, lợi tiểu, làm êm dịu thần kinh trên thần kinh giao cảm, hoạt huyết, hóa ứ, chỉ khái. Vì vậy, quả nhàu thường được sử dụng để chữa bệnh táo bón, khó tiểu, điều hòa kinh nguyệt, hạ sốt, chữa ho, hen suyễn, giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể.

Ngoài ra, trái nhàu còn có nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ như giúp tiêu hoá dễ dàng, giảm đau nhức, hỗ trợ điều trị ung thư, ổn định huyết áp, giúp tóc óng mượt, tái tạo làn da trắng sáng, giảm cân, tăng cường hệ miễn dịch và điều trị mụn cóc.

Một số bài thuốc chữa bệnh với Trái nhàu

Nhức mỏi tay chân, đau lưng: Quả nhàu non thái mỏng sao khô, 300g ngâm trong 2 lít rượu 30-40 độ sau 2 tuần, uống ngày 2 lần, lần 1 ly con 30-40ml. 

Chữa rối loạn kinh nguyệt ở người cao huyết áp: Quả nhàu 20g, Ích mẫu 20g, Hương phụ (củ gấu) tẩm giấm sao 12g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Chữa táo bón ở người cao huyết áp: Ăn quả nhàu với chút muối.

Trị mụn cóc: Đắp lát Nhàu được thái lên chỗ bị mụn, phải đảm bảo vùng da đó khô ráo và không phải là vết thương hở. Sau đó băng kín lại, mỗi ngày thay lát Nhàu 2 – 3 lần sẽ có thể làm rụng mụn cóc, mụn thịt.

Giảm ho: Quả Nhàu nướng chín giúp giảm tình trạng ho, hen phế quản, cảm hay kiết lỵ, chúng cũng có tác dụng tốt đối với người bệnh đái tháo đường, huyết áp chưa ổn định.

Điều hoà kinh nguyệt: Ăn trực tiếp trái nhàu chín ngay sau khi rửa sạch có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, điều hòa kinh nguyệt.

Giảm cân: Uống nước cốt quả nhàu sẽ khiến bạn bớt thèm ăn, từ đó giúp giảm cân hiệu quả,

Trị mụn, tiêu viêm, giảm sưngTrái Nhàu non giã nhuyễn, sau đó đắp lên vùng da bị mụn, băng lại vùng da đã đắp. Sau một ngày bạn gỡ băng ra và thay băng mới. Kiên trì sử dụng khoảng 1 tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. 

Dùng trái nhàu để có mái tóc bóng khỏe: Uống trà trái nhàu, nước ép trái nhàu mỗi ngày sẽ giúp tóc óng mượt, giảm gãy rụng và chắc khỏe.

Lưu ý khi sử dụng Trái nhàu

Đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào ghi nhận khi sử dụng quả Nhàu gây ra các tác dụng phụ gây nguy hiểm đến sức khỏe của người dùng. Tuy nhiên, đối với trường hợp bị dị ứng với các thành phần hoạt chất có trong quả Nhàu cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Bên cạnh đó, người bị các vấn đề về chức năng gan thận nên thận trọng khi sử dụng bất cứ các loại thuốc nào, kể cả quả Nhàu. Ngoài ra, không nên lạm dụng sử dụng quá liều lượng để tránh gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

Dược sĩ

Dược sĩ Nguyên Đan

Chuyên ngành: Dược sĩ Đại Học

Tôi là Nguyễn Hoàng Nguyên Đan, hiện đang là dược sĩ nhập liệu, quản lý lưu kho sản phẩm và biên soạn nội dung THUỐC tại ứng dụng MEDIGO. Với kiến thức đã học tại Đại học Y Dược TPHCM và hơn 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y dược, tôi mong muốn mang đến cho cộng đồng những kiến thức về thuốc và sức khỏe hữu ích nhất.

Sản phẩm có thành phần Nhàu

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn