lcp

Nhục Đậu Khấu: Đặc điểm, công dụng và cách dùng hiệu quả


Nhục đậu khấu hay còn được gọi là Nhục quả, Ngọc quả, thuộc họ Nhục đậu khấu, với danh pháp khoa học là Myristicaceae. Nhục đậu khấu là một vị thuốc có mùi thơm, có công dụng làm ấm đại tràng. Nhục đậu khấu thường được dùng trong việc nấu ăn như một loại gia vị, đặc biệt là nấu các món hầm. Trong y học, Nhục đầu khấu có công dụng chữa lỵ, tiêu chảy, đau dạ dày, đầy hơi, buồn nôn, suy mòn, sốt rét, thấp khớp, đau thần kinh tọa, bệnh phong giai đoạn đầu. Tuy nhiên cần lưu ý nhục đầu khấu dùng liều cao dễ bị ngộ độc.

Mặc dù là một loại thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền từ hàng trăm năm về trước, tuy nhiên, việc dùng Nhục đậu khấu sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của Nhục đậu khấu cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo đọc thêm trong bài viết dưới đây.

Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: Nhục đậu khấu, Nhục quả, Ngọc quả.
  • Tên khoa học: Myristica fragrans Houtt.
  • Họ: Myristicaceae (Nhục đậu khấu).
  • Công dụng: Nhục đầu khấu có công dụng chữa lỵ, tiêu chảy, đau dạ dày, đầy hơi, buồn nôn, suy mòn, sốt rét, thấp khớp, đau thần kinh tọa, bệnh phong giai đoạn đầu.

Mô tả Nhục đậu khấu

Cây Nhục đậu khấu thân gỗ, độ cao khoảng 8 – 10 mét, cây nhỏ, cành mảnh, toàn thân cây nhẵn. Lá cây mọc so le, phiến lá mác, hình elip, đỉnh lá ngắn, gốc lá rộng, mép lá nguyên, có 8 – 10 gân lá đối xứng 2 bên. Cuống lá dài khoảng 7 – 10 mm.

Hoa thường có màu vàng trắng, mọc thành xim ở các kẽ lá. Cụm hoa dài 1 – 3 cm, nhẵn. Các thùy hoa có hình bầu dục hoặc hình tam giác, bên ngoài màu nâu.

Quả hạch, hình cầu hoặc hình quả lê, đường kính khoảng 5 – 8 cm. Quả thường mọc đơn, có cuống ngắn hoặc cuống dài quả buông thõng xuống. Khi chín, đáy quả sẽ nở ra theo chiều dọc thành 2 mảnh lộ ra phần hạt bên trong. Hạt Nhục đậu khấu có vỏ dày và được bao bọc bởi một lớp áo màu hồng.

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Phân bố: Nhục đậu khấu có nguồn gốc ở vùng đảo Molucca ở Thái Bình Dương, được nhập trồng vào đất liền ở khắp vùng nhiệt đới Nam Á và Đông – Nam Á. Ở Việt Nam cây chủ yếu được trồng ở các tỉnh phía nam.

Nhục đậu khấu là cây nhiệt đới, thích nghi cao với điều kiện khí hậu nóng và ẩm, lượng mưa hàng năm tư 1500 – 3000mm. Cây sinh trưởng tốt ở vùng thấp, không thích hợp với vùng núi trên 750m, rụng lá mua khô, thụ phấn nhờ gió hoặc côn trùng. Khi quả chín lấy hạt tươi gieo ngay, đạt tỷ lệ nảy mầm từ 92 – 98%. Sau 2 tháng tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 7%. Cây con ở vườn ươm sau một năm mới đem trồng. Trong gieo trồng ngẫu nhiên từ hạt, bao giờ số cây mang hoa đực cũng nhiều gấp bội cây hoa cái. Nhục đậu khấu cho thời gian thu hoạch kéo dài đến 70 – 80 năm (The Wealth of India, vol. VI: 473 – 475. 1962).

Thu hoạch và chế biến: Cây Nhục đậu khấu sau khi trồng được 7 năm thì có thể thu hoạch liên tục trong 60 – 70 năm. Vào năm 25 tuổi, cây cho thu hoạch ổn định và phong phú nhất. Mỗi năm có thể thu hoạch 2 lần vào tháng 4 – 6 và tháng 11 – 12.

Sau khi thu hái, mang về tách riêng phần vỏ quả giữ lại phần áo quả (Đông y gọi là Nhục y quả hoặc Ngọc quả hoa). Sau đó ngâm phần dược liệu với muối rồi sấy hoặc phơi khô. Ngoài ra, có thể hong dược liệu với lửa nhỏ cho đến khi lắc nghe có tiếng lóc cóc là được. Việc sấy và làm khô hạt thường kéo dài đến 2 tháng. Sau đó có thể tách phần vỏ quả để lấy phần nhân Nhục đậu khấu, phân loại theo kích thước hạt, ngâm qua nước vôi để ngăn ngừa côn trùng và nấm mốc.

Bộ phận sử dụng của Nhục đậu khấu

Nhục đậu khấu: Là phần nhân phơi hoặc sấy khô.

Nhục ngọc quả: Là phần áo (vỏ giả màu hồng của hạt) của hạt Nhục đậu khấu đã được phơi hoặc sấy khô.

Thành phần hóa học

Nhục đầu khấu y hay Ngọc quả hoa (vỏ giả của hạt): Chứa 8% tinh dầu, các axit béo tương tự như nhân hạt, chất nhựa, Pectic. Tinh dầu không màu hay đỏ nhạt, rất lỏng, quay phải, mùi vị nồng giống như nhục đầu khấu, cất theo ở nhiệt độ 155 đến 183 độ C.

Tác dụng của Nhục đậu khấu

Theo y học cổ truyền

Nhục đậu khấu có vị cay, đắng, hơi chát, mùi thơm, tính ấm, có độc, vào 3 kinh tì, vị và đại tràng, có tác dụng ôn tì, thu sáp, chỉ nôn, chỉ tả, lỵ, tiêu thực. Nhục đầu khấu có tác dụng kích thích tiêu hóa, dùng làm thuốc trong các trường hợp kén ăn, sốt rét.

Theo y học hiện đại

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Nhục ngọc quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất có thể bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do và tăng sức đề kháng.

Hỗ trợ hoạt động của hệ thống tiêu hóa

Tăng cường bài tiết dịch dạ dày giúp quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, lượng chất xơ trong nhục ngọc quả cũng hỗ trợ ngăn ngừa táo bón hiệu quả.

Hỗ trợ quá trình đào thải độc tố

Hàm lượng Magie và chống chống oxy hóa cao giúp Nhục ngọc quả hạn chế sự phát triển của các gốc tự do và kích hoạt các enzyme hỗ trợ đào thải độc tố trong cơ thể.

Liều lượng và cách dùng Nhục đậu khấu

Dùng dưới dạng bột hay dạng thuốc viên. Ngày uống 0,25 đến 0,5g. Có khi dùng 2 đến 4g nếu bị tiêu chảy nặng. Nhưng dùng liều quá cao có thể gây độc. Áo hạt là thuốc bổ máu với liều dùng gấp đôi.

Bài thuốc chữa bệnh từ Nhục đậu khấu

Chữa kém ăn, ăn không tiêu

Nhục đậu khấu 0,50g, nhục quế 0,50g, đinh hương 0,20g. Tất cả tán thành bột, trộn đều với lactose, chia làm 3 gói, ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 gói.

Chữa tỳ vị hư hàn, đau bụng, đầy hơi, nôn mửa, tiêu chảy kéo dài

Nhục đậu khấu nướng qua 0,5g, nhục quế 0,5g, mài với nước hay rượu uống. Ngày 2-3 lần.

Có thể dùng dạng thuốc bột gồm nhục đậu khấu 80g, quế 100g, đinh hương 40g, sa nhân 30g. Mỗi vị tán thành bột, trộn tất cả với 250g calci carbonat và 500g đường. Ngày uống 1 – 4g.

Hoặc dùng bài thuốc gồm nhục đậu khấu 40g, vỏ lựu 40g. Lấy cám gạo làm thành bánh, bao bọc nhục đậu khấu ở giữa, rồi đem nướng đến khi cám cháy xém. Lấy hạt nhục đậu khấu gói vào giấy bản, đập cho dầu chảy ra thấm vào giấy bản, vỏ quả lựu thái nhỏ sao vàng. Hai thứ tán nhỏ, rây thành bột mịn, luyện với hồ làm viên bằng hạt đỗ đen. Ngày uống 3 lần vào lúc đói, mỗi lần 0,5 – l,0g với nước ấm hoặc cháo loãng.

Thuốc giảm đau và chữa kiết lỵ, tiêu chảy cấp và mạn tính (Ấn Độ)

Nhục đậu khấu, quả chà là và nhựa thuốc phiện lượng bằng nhau, trộn với dịch ép của lá trầu không làm thành viên tròn, nặng 0,33g. Mỗi lần uống 1 viên, ngày 3 lần.

Chữa hen, đau bụng, đau dây thần kinh, rong kinh, đau kinh, ho do co thắt, đau lưng (Ấn Độ)

Bột kép chế từ nhục đậu khấu, ngọn cây gai mèo, long não, bạch đậu khấu, đinh hương, bạch hoa xà lượng bằng nhau. Liều dùng mỗi lần 0,75 – 1 50g ngày 2 lần, uống với mật ong.

Lưu ý khi sử dụng Nhục đậu khấu

Dùng nhiều hơn 7.5 g bột Đậu khấu mỗi ngày có thể gây chóng mặt, mất tiếng hoặc thay đổi giọng nói, thần trí không rõ ràng và có nguy cơ tử vong cao.

Không dùng nhục đậu khấu cho người bệnh lỵ và tiêu chảy do thấp nhiệt.

Bảo quản Nhục đậu khấu

Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ Nhục đậu khấu cũng như một số lưu ý cần quan tâm. Tuy nhiên, để bài thuốc mang lại tác dụng điều trị cao và hạn chế tác dụng phụ, người bệnh vẫn nên tham khảo chuyên gia về cách dùng và liều lượng. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp ích cho việc tham khảo của bạn đọc. 

Dược sĩ

Dược sĩ Võ Văn Việt

Chuyên ngành: Dược sĩ Đại Học

Dược sĩ Võ Văn Việt đã có hơn 1 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược, chuyên môn tư vấn sử dụng thuốc hiệu quả, cung cấp thông tin về dược phẩm, sức khỏe cho bệnh nhân và chịu trách nhiệm đảm bảo việc cung ứng thuốc đạt chất lượng đến tay người bệnh.

Sản phẩm có thành phần Nhục đậu khấu

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn