lcp

Ô đầu là gì? Tác dụng và vị thuốc từ cây Ô đầu


Cây ô đầu còn có tên gọi khác là củ ấu tàu, cố y, phụ tử, xuyên ô. Cây có tên khoa học là Aconitum fortunei Hemsl, họ Mao Lương - Ranunculaceae. Đây là một loại dược liệu có công dụng trị tình trạng chân tay nhức mỏi, lạnh chân tay, co giật. Để bạn đọc hiểu rõ hơn về cây ô đầu và các tác dụng của loại dược liệu này, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây. 

Mô tả dược liệu Ô đầu

Ô Đầu hay còn gọi là Xuyên ô, Thảo ô, thuộc Họ Ranunculaceae (Mao lương) với  Tên khoa học là Aconitum sinense Paxt. Ở nước ta, ô đầu mọc hoang và ngày nay được trồng ở các vùng núi cao như: Lào Cai (Sapa), Hà Giang.

Đặc điểm sinh thái

Cây ô đầu là một loại cây thuốc quý. Đây là một loại cây thân thảo, sống nhiều năm. Cây ô dầu này cao từ 0.6-1m. Thân cây đứng, có hình trụ nhẵn. Lá của cây con có hình tim tròn, mép lá có răng cưa to. Đối với lá già có xẻ 3 thùy không đều. Trên bề mặt lá có lông ngắn, mép lá có khía răng nhọn. 

Hoa của ô dầu mọc theo chùm. Hoa mọc không đều, có màu xanh lam. Hoa ô đầu có lá bắc nhỏ, lá đài phía sau có hình mũ nông. Rễ củ của cây ô đầu có hình nón, chúng mọc thành chuỗi. Trong chùm rễ củ có củ cái, củ con. Quả ô đầu có 5 đại mỏng. Hạt có vảy ở trên bề mặt. Ở Việt Nam, mới phát hiện cây ô đầu được trồng ở Lào Cai.

cây ô đầu

Hoa cây ô đầu có màu xanh làm

Bộ phận sử dụng

Bộ phận dùng để làm thuốc của cây ô đầu là rễ củ. Trong đó sẽ bao gồm củ mẹ hay còn gọi là ô dầu và củ con hay còn gọi là phụ tử.

Thu hái, sơ chế, bảo quản

Thu hái

Rễ củ của cây ô đầu được thu hái vào mùa thu. Đây là thời điểm cây chưa ra hoa. Củ mẹ tốt nhất sẽ được thu hái vào giữa hay cuối mùa xuân. Nếu qua mùa này thì củ mẹ sẽ bị teo và xốp.

ô đầu

Củ ô đầu là bộ phận được dùng để làm dược liệu

Cách bào chế:

Sau khi thu hoạch, đem rửa sạch củ ô dầu. Sau đó, tách riêng củ con hay còn gọi là phụ tử, củ mẹ hay còn được gọi là ô dầu. Cuối cùng, phơi hay sấy khô ở nhiệt độ 50-60 độ C với độ ẩm không quá 13% và tạp chất không quá 1%.

Theo Trung y thì có thể dùng củ ô dầu sống hoặc đã nướng chín hoặc có thể nấu với đậu đen để giảm bớt độc tính.

Theo kinh nghiệm tại Việt Nam thì đem tán nhỏ rồi ngâm rượu 5-7 ngày để xoa bóp. Hoặc có thể tán thành bột để trộn với các loại bột thuốc khác để dùng ngoài, rất ít khi dùng trong.

Bảo quản

Các sản phẩm làm từ ô đầu thường là các dược liệu có tính độc cao. Do đó, nên bảo quản loại dược liệu này ở trong lọ kín. Để chúng ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh xa tầm tay trẻ em. Nên thường xuyên đem củ ô dầu ra phơi nắng để tránh bị mọt ăn.

Thành phần hóa học

Các thành phần hoạt chất hóa học có trong ô dầu bao gồm:

  • Aconitin - chất gây tê đầu lưỡi
  • Các loại alcaloid
  • Tinh bột
  • Đường
  • Manit
  • Chất nhựa
  • Các axit hữu cơ

Tác dụng của Ô đầu

Dược liệu ô dầu được dùng để:

  • Có tác dụng giảm đau: Chất alkaloid có trong ô dầu có tác dụng làm giảm đau. Chất này tác dụng lên trung ương thần kinh. Ngoài ra, aconitin còn có tác dụng ức chế dẫn truyền các xung thần kinh làm cho dây thần kinh tê liệt mất khả năng dẫn truyền.
  • Tác dụng với hệ thần kinh: Aconitin có tác dụng kích thích gây ngứa và nóng bỏng, sau đó mất cảm giác tê dại. Chất này còn có tác dụng ức chế khu hô hấp, tăng cường tiết nước bọt và làm hạ thân nhiệt. 
  • Tác dụng chống viêm: Alcaloid trong ô đầu có tác dụng ức chế hiện tượng tăng thẩm thấu của thành mạch. Nước sắc phụ tử giúp chống viêm khớp cổ chân.
  • Độc tính: cây ô đầu rất độc. Mức độ độc hại sẽ phụ thuộc vào khu vực sinh trưởng, thời gian thu hoạch và cách bào chế dược liệu.
tác dụng của ô đầu

Củ ô dầu có nhiều tác dụng trong điều trị bệnh

Một số vị thuốc từ Ô đầu

Chữa bệnh khớp

Tình trạng khớp bị sưng to, cảm giác đau kéo dài, co duỗi khó, tại khớp không đỏ nhưng đau nhiều. Hoặc khớp bị dị dạng kèm theo cảm giác tê dại, da bị tím sạm đen, co duỗi khó khăn, xuất hiện nốt u cục quanh khớp, lâu ngày gây tổn thương thận. 

Để chữa trị các bệnh khớp có triệu chứng trên thì cần sử dụng Ô Đầu Tế Tân Thang:

Sắc trước 6g ô đầu, 5g tế tân, đương quy, xích thược và tỳ giải mỗi loại 12g, uy linh tiên và mộc thông mỗi loại 10g, 16g ổ phục, 20g ý dĩ và 4-6g quế chi.

Chữa đau xương sai khớp

Đem các loại vị thuốc như ô đầu, nghệ rừng, nhân hạt gấc, mật gấu, mật trăn, huyết lình ngâm với rượu. Lấy rượu thuốc này để xoa bóp mỗi ngày hai lần.

Lưu ý khi sử dụng ô đầu

Cây ô dầu là loại dược liệu có độc tính cực mạnh. Chính vì thế, nếu không sử dụng đúng cách thì sẽ có những tác dụng phụ không mong muốn như:

Chân tay yếu ớt, ngứa ran, bồn chồn, đổ mồ hôi, chóng mặt và hôn mê.

  • Bị hạ huyết áp, nhịp tim đậm chậm.
  • Bị mờ mắt.
  • Bị tiêu chảy, nôn mửa và chán ăn.
  • Bị hạ kali trong máu.
  • Dị cảm.
  • Bị rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
  • Bị tình trạng co thắt họng.
  • Thậm chí bị tử vong.

Do đó, khi sử dụng loại dược liệu ô đầu chúng ta cần lưu ý những điều sau:

  • Tuyệt đối không sử dụng ô dầu nếu như chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Không đưa tay chạm trực tiếp vào cây ô đầu vì chất độc của cây có thể thẩm thấu qua da.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú tuyệt đối không được thoa thuốc làm từ cây ô đầu.
  • Cây ô đầu chỉ nên dùng để bôi ngoài da, tuyệt đối không nên dùng làm thuốc để uống.
  • Là trẻ em tuyệt đối không nên sử dụng loại dược liệu này để trị bệnh.

Trên đây là một số thông tin cần biết về ô đầu. Đây là một loại dược liệu có độc tính rất cao cho nên bạn không được tùy tiện sử dụng khi chưa có chỉ định của chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn cho tính mạng của người bệnh. 

Dược sĩ

Dược sĩ Võ Văn Việt

Chuyên ngành: Dược sĩ Đại Học

Dược sĩ Võ Văn Việt đã có hơn 1 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược, chuyên môn tư vấn sử dụng thuốc hiệu quả, cung cấp thông tin về dược phẩm, sức khỏe cho bệnh nhân và chịu trách nhiệm đảm bảo việc cung ứng thuốc đạt chất lượng đến tay người bệnh.

Sản phẩm có thành phần Ô đầu

XEM CHI TIẾT

Cần tư vấn từ dược sĩ

XEM CHI TIẾT

Sản phẩm có thành phần Ô đầu

Cần tư vấn từ dược sĩ

XEM CHI TIẾT

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn