lcp

Ô Mai: Đặc điểm, công dụng và cách dùng hiệu quả


Ô mai hay còn được gọi là Xí muội; mơ muối; mơ đen; Hạnh; Khổ hạnh nhân; Abricotier; Má pheng; Mai, thuộc họ Hoa hồng với danh pháp khoa học là Rosaceae. Không chỉ là một món ăn ngon được ưa thích, ô mai còn là vị thuốc quen thuộc. Ô mai vị thuốc có rất nhiều công dụng trong việc điều trị và chăm sóc sức khỏe. Trong y học, Ô mai có tác dụng trị ho, viêm họng, khàn tiếng, cảm lạnh, diệt trừ giun đũa hoặc chữa đau bụng do giun đũa, Tiêu chảy, lỵ lâu ngày; chống ung thư cổ tử cung; ức chế vi khuẩn gây bệnh; hỗ trợ điều trị đái tháo đường.

Mặc dù là một loại thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền, tuy nhiên, việc dùng Ô mai sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của cây Ô mai cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo đọc thêm trong bài viết dưới đây.

Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: Xí muội; mơ muối; mơ đen; Hạnh; Khổ hạnh nhân; Abricotier; Má pheng; Mai
  • Tên khoa học: Prunus armeniaca L. (Armeniaca vulgaris Lam.)
  • Họ: Họ Hoa hồng – Rosaceae.
  • Công dụng: Ô mai có tác dụng trị ho, viêm họng, khàn tiếng, cảm lạnh, diệt trừ giun đũa hoặc chữa đau bụng do giun đũa, Tiêu chảy, lỵ lâu ngày; chống ung thư cổ tử cung; ức chế vi khuẩn gây bệnh; hỗ trợ điều trị đái tháo đường.

Mô tả cây Ô mai

Ô mai là cây gỗ nhỡ rụng lá, thường cao khoảng từ 5 đến 6m, với thân cây có đường kính lên đến 40cm và tán dày. Cây có cành non màu nâu hồng và các lá non cuộn lại.

Lá cây có phần gốc hình tròn hoặc hình tim, có mũi nhọn ngắn ở đầu, mép lá có răng cưa. Lá có hình trứng dài, dài 5 – 9cm (2,0 – 3,5in) và rộng 4 – 8cm (1,6 – 3,1in), ở nách gân lá thường có lông, mặt dưới lá nhẵn.

Những bông hoa có đường kính 2 – 4,5cm (0,8 – 1,8in). Hoa ô mai màu trắng, có cuống ngắn, mọc đơn độc hoặc thành cặp vào đầu mùa xuân trước khi ra lá. Đài hoa hình ống, có 5 thùy. Tràng hoa cũng màu trắng. Nhị hoa nhiều, xếp thành 2 vòng. Bầu hình tròn, chỉ có 1 ô.

Quả ô mai màu lục hoặc màu vàng đến cam, thường nhuốm đỏ ở phía tiếp xúc nhiều nhất với ánh nắng mặt trời, hình cầu tương tự như quả đào nhỏ, đường kính 1,5 – 2,5cm (0,6 – 1,0in) (lớn hơn ở một số giống đào hiện đại), bề mặt của nó có thể nhẵn hoặc mượt như nhung với những sợi lông rất ngắn, đỉnh quả có mũi nhọn. Phần thịt mọng nước và vị của nó có thể từ ngọt đến chua. Hạt nhẵn, hình thấu kính, màu nâu.

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Phân bố: Cây ô mai được trồng ở nhiều nơi ở nước ta (trong đó mơ chùa Hương là một loại mơ quý). Mùa ra hoa từ tháng 2 đến tháng 3, thường ra lá trước khi ra hoa. Mùa quả chín từ tháng 5 đến tháng 6.

Thu hoạch và chế biến: Người dân thường thu hái quả ô mai vào mùa hạ, dùng tươi hoặc muối phơi khô thành ô mai, bạch mai. Sau khi thu hái, đem quả ô mai đi phơi khô cho đến khi héo lại (lưu ý nên phơi trong bóng râm, không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời). Sau đó nấu quả ô mai với một lượng nước vừa đủ và chờ đến khi quả hơi nứt thì vớt ra ngoài. Tiếp tục đem những quả ô mai này đi phơi hoặc có thể sấy cho đến khi khô, vỏ nhăn lại. Cần thực hiện những bước như vậy từ 3 đến 4 lần đến khi ô mai vị thuốc chuyển sang màu tím đen.

Bộ phận sử dụng của Ô mai

Bộ phận dùng của ô mai là hạt – Semen Pruni Armeniacae, thường gọi là khổ hạnh nhân hoặc có thể dùng cả quả.

Thành phần hóa học

Quả chứa các acid hữu cơ, gồm: Citric, tartric, carotenoid, lycopin, α-carotein, các flavonoid quercetin, isoquercetin, các vitamin A, B1, B5. Hạt chứa 35 – 40% dầu béo, dầu ethereal amygdalin, và các men emulsin, amygdalase, prunase.

Tác dụng của Ô mai

Theo y học cổ truyền

Theo đông y, hạt ô mai có vị đắng, tính ôn, có ít độc. Hạt ô mai có tác dụng giáng khí, chỉ khái, bình suyễn, nhuận trường, thông tiện.

Ô mai (vị chua) và Bạch mai (vị chua, mặn) có tính mát; nên có tác dụng chỉ khái, sinh tân dịch. Ngoài ra, quả ô mai có tác dụng kháng khuẩn, nhuận phế. Nhờ tác dụng trên, tại Ấn Độ, người dân lấy quả ô mai dùng để nhuận tràng và hạ sốt.

Theo y học hiện đại

Hạt dùng trị ho khó thở, tức ngực đờm nhiều, huyết hư khô tân dịch, đại tiện khó do bị táo nhiều ngày.

Quả thường dùng làm thuốc thay vị ô mai là quả của cây Mai – Prunus mume.

Quả ô mai dùng chữa ho khó thở, viêm họng, khản tiếng, lỵ, ỉa chảy kéo dài, giun đũa.

Dầu ô mai làm thuốc bổ, nhuận tràng.

Nước quả mơ tươi pha đường hoặc nước mơ ngâm đường pha nước uống giải khát rất tốt, tăng sức bền bỉ, chống mệt mỏi, giảm mất mồ hôi, đỡ mệt mỏi, ăn ngon miệng, ít bị rối loạn tiêu hóa.

Rượu mơ cũng có tác dụng tương tự, giúp ăn ngon, tiêu cơm, thịt, chất béo và tăng thị lực, dùng vào mỗi bữa ăn với 1 chén con 25 - 30 ml. Rượu mơ xanh, tính hàn, vị ấm, chữa kém ăn, bụng có giun. Vang mơ có thể uống gấp đôi.

Liều lượng và cách dùng Ô mai

Điều trị ho khó thở, tức ngực

Liều dùng khoảng 4,5 – 9g hạt ô mai mỗi ngày, dạng thuốc sắc uống.

Điều trị ho khó thở, viêm họng, khản tiếng, lỵ, ỉa chảy kéo dài, giun đũa

Liều dùng 4 – 8g quả ô mai/ngày, ngậm hoặc sắc uống.

Tác dụng thuốc bổ, nhuận tràng

Dùng dầu ô mai dạng thuốc sữa khoảng 5 – 15ml/ngày. Hoặc dùng dầu ô mai làm thuốc bôi tóc.

Bài thuốc chữa bệnh từ Ô mai

Chữa ho lâu ngày: Sắc 20g ô mai, 5g cam thảo, 10g mạch môn, 10g cát cánh, 10 g trần bì, 20g hoàng kỳ với 2 bát nước đến khi còn lại nửa bát, dùng mỗi ngày 1 thang.

Chữa sỏi mật, viêm đau túi mật: Dùng 15g ô mai, 15 g kim tiền thảo, 15g hải kim sa, 15g kê nội kim, 15g diên hồ tố, 15g cam thảo chế, đem các dược liệu sắc uống.

Chữa ra mồ hôi trộm: Dùng 10g đương quy, 10gr ma hoàng căn, 10g ô mai, 10g hoàng kỳ. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Tẩy giun đũa: Dùng 6g xuyên tiêu, 10g ô mai, 3 lát gừng tươi sắc uống.

Ù tai (có tiếng vo ve trong tai): Dùng nhân ô mai ép lấy dầu, sau đó nhỏ vào lỗ tai.

Chữa tiểu tiện không tự chủ, đái tháo đường: Dùng 10g ô mai, 2g nhục quế, 10g thục địa, 10g đan phiến, 10g hoài sơn, 10g ngũ vị tử. Sắc các dược liệu trên uống, ngày 1 thang.

Chữa tiêu chảy dài ngày do tỳ hư: Dùng 10g đẳng sâm, 10g bạch truật, 10g kha tử, 10g ô mai. Đem các dược liệu trên sắc uống, ngày 1 thang.

Lưu ý khi sử dụng Ô mai

Ăn nhiều Ô mai răng sẽ bị tổn thương (Thực Liệu Bản Thảo).

Sốt rét mới phát, kiết lỵ mới bị: không dùng (Đắc Phối Bản Thảo).

Có thực tà: không dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).

Bảo quản Ô mai

Bảo quản ô mai vị thuốc ở nhiệt độ phòng, vị trí thoáng mát, kín gió. Tốt nhất là sử dụng các gói hút ẩm để bảo quản ô mai trong thời gian dài nhất có thể.

Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ cây Ô mai cũng như một số lưu ý cần quan tâm. Tuy nhiên, để bài thuốc mang lại tác dụng điều trị cao và hạn chế tác dụng phụ, người bệnh vẫn nên tham khảo chuyên gia về cách dùng và liều lượng. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp ích cho việc tham khảo của bạn đọc. 

Dược sĩ

Dược sĩ Nguyên Đan

Chuyên ngành: Dược sĩ Đại Học

Tôi là Nguyễn Hoàng Nguyên Đan, hiện đang là dược sĩ nhập liệu, quản lý lưu kho sản phẩm và biên soạn nội dung THUỐC tại ứng dụng MEDIGO. Với kiến thức đã học tại Đại học Y Dược TPHCM và hơn 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y dược, tôi mong muốn mang đến cho cộng đồng những kiến thức về thuốc và sức khỏe hữu ích nhất.

Sản phẩm có thành phần Ô mai

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Cần tư vấn từ dược sĩ

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Cần tư vấn từ dược sĩ

XEM CHI TIẾT

Sản phẩm có thành phần Ô mai

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn