lcp

Phục thần


Phục thần hay còn gọi là Bạch phục linh, Bạch linh, Phục linh, thuộc họ Nấm lỗ với danh pháp khoa học là Polyporaceae. Phục thần là một loại nấm được sử dụng từ xa xưa (khoảng 2000 năm trong y học cổ truyền Trung Quốc). Phục thần có công dụng sinh học gồm chống khối u, điều hòa miễn dịch, chống viêm, chống oxy hóa, chống lão hóa, chống viêm gan, chống tiểu đường và chống sốt xuất huyết.

Mặc dù là một loại thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền từ hàng trăm năm về trước. Tuy nhiên, việc dùng Phục thần sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của cây Phục thần cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo đọc thêm trong bài viết dưới đây.

Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: Bạch phục linh, Bạch linh, Phục thần, Phục linh.
  • Tên khoa học: Poria cocos Wolf (Pachyma hoelen Rumph)
  • Họ: Nấm lỗ Polyporaceae.
  • Công dụng: Vị thuốc bổ, thuốc lợi tiểu, dùng trong bệnh thuỷ thũng. Còn dùng làm thuốc trấn tĩnh, chữa các trường hợp mất ngủ, hay sợ hãi, di tinh.

Mô tả nấm Phục thần

Nấm này mọc ký sinh trên rễ cây thông. Vì người ta cho phục linh là linh khí của cây thông nấp ở dưới đất, do đó mà đặt tên. Nếu nấm mọc xung quanh rễ khi đào lên có rễ thông ỡ giữa nấm thì gọi là phục thần. người ta cho loại này có tác dụng yên thần phách, chữa sợ hãi, mất ngủ. Nấm hình khối to, có thể nặng tới 5kg, nhỏ có thể bằng nắm tay. Mặt ngoài màu xám đen, nhăn heo có khi thành bướu. cắt ngang sẽ thấy mặt lổn nhổn hoặc trắng (bạch phục linh) hoặc hồng xám (xích phục linh). Bột phục linh có màu trắng xám, chủ yếu gồm các khuẩn ty, bào tử, cuống đám tử. Dùng glycerin để soi sẽ thấy các khuẩn ty không mầu, thỉnh thoảng có các khuẩn ty màu nâu đường kính 3-4 µm. cuống đám tử có đường kính 9-18 µm, trên đầu có nhiều đám bào tử đường kính 11-26 µm. Ngoài ra đôi khi có các đám chất keo.

Phục thần

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Phục thần là nấm có thể quả lớn, thường phân bố ở Trung Quốc, Nhật Bản, Liên bang Nga. Tại Việt Nam, phục linh được tìm thấy ở khu vực rừng Hà Giang, Thanh Hóa, Lâm Đồng, Gia Lai.

Phục thần phát triển tốt ở khu vực khí hậu ôn đới ấm hoặc cận nhiệt đới.

Phục thần có lớp vỏ ngoài sần sùi màu nâu hoặc nâu đen, mặt cắt có chứa chất bột màu trắng đục hoặc vàng ngà, phần giữa có rễ thông xuyên qua.

Phục thần

Bộ phận sử dụng của Phục thần

Bộ phận dùng là củ phục linh ôm rễ thông bên trong.

Phục thần

Thành phần hóa học

Phục linh có thành phần hóa học là beta pachyman, acid pachymic, acid dehydropachymic, pachymaran, acid poricoic…

Tác dụng của Phục thần

Theo y học cổ truyền

Tính vị: Tính bình, vị ngọt. Quy vào các kênh tâm, phế, thận, tỳ, vị.

Công năng: Lợi thủy, thẩm thấp, kiện tỳ, định tâm, an thần.

Phục linh có tác dụng chữa đau khi hành kinh, vô sinh, đa kinh ở phụ nữ.

Theo tài liệu Trung Quốc, phục linh còn có tác dụng tăng cường miễn dịch, an thần, chống loét dạ dày, hạ đường huyết, bảo vệ gan.

Theo y học hiện đại

Tác dụng chống nôn

Hợp chất triterpen phân lập từ phục linh có tác dụng chống nôn ở ếch. Acid pachymic là chất chiếm hàm lượng cao trong phục linh, là hợp chất triterpen thuộc nhóm lanosta-8-en, có tác dụng chống nôn hiệu quả.

Tác dụng kháng khuẩn

Nước sắc phục linh có tác dụng ức chế vi khuẩn Staphylococcus aureus, Enterococcus, Bacillus subtilis. Ngoài ra còn ức chế xoắn khuẩn Spirochaeta.

Tác dụng hướng sinh dục nữ

Dùng bài thuốc có chứa phục linh, bạch thược, mẫu đơn bì, đào nhân, nhục quế ở chuột cống trắng thấy có sự đối kháng hormon LH và FSH, kháng estrogen yếu ở phụ nữ.

Chữa phù

Thử nghiệm lâm sàng cho thấy uống chế phẩm phục linh giúp giảm phù, đặc biệt ở bệnh tim và thận.

Bệnh Alzheimer

Nghiên cứu ban đầu cho thấy phục thần có lợi ích trong việc điều trị các bệnh như bệnh Alzheimer.

Một nghiên cứu năm 2021 trên chuột cho thấy phuc thần giúp não loại bỏ beta-amyloid khỏi não. Beta-amyloid là thứ hình thành các mảng gây ra các triệu chứng Alzheimer. Nó cũng cải thiện sức khỏe đường ruột, điều quan trọng trong bệnh Alzheimer do trục não-ruột. Kết quả cuối cùng là phục thần đã cải thiện chức năng nhận thức.

Tính kháng ung thư

Pachyman trong phục linh có tính kháng ung thư mạnh. Nó có thể giúp chống lại hoặc ngăn ngừa một số dạng ung thư, bao gồm: Ung thư tuyến tụy, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư dạ dày, bệnh bạch cầu cấp tính nguyên bào nuôi (APL), ung thư di căn.

Một nghiên cứu năm 2018 đã báo cáo một chiết xuất từ phục thần cho thấy khả năng tiêu diệt tế bào trong bốn dòng tế bào ung thư phổi của người.

Liều lượng và cách dùng Phục thần

Dùng làm thuốc bổ, chữa suy nhược, chóng mặt, di mộng tinh, chữa phù thũng, lợi tiểu, chữa đầy bụng, tiêu chảy, tỳ hư, an thần, chữa mất ngủ: Ngày dùng 4 đến 20g dạng thuốc sắc, thuốc bột hoặc thuốc viên. Có thể dùng riêng hoặc phối hợp.

Phục thần có tác dụng an thần, chữa sợ hãi, hồi hộp, mất ngủ, u uất, mất trí, tinh thần bạc nhược: Mỗi ngày dùng 12g, thường phối hợp viễn chí, xương bồ.

Bài thuốc chữa bệnh từ Phục thần

Chữa mất ngủ, hồi hộp, sợ hãi, tim yếu, hay quên, suy giảm trí nhớ

Bài 1

Chuẩn bị: Phục thần, đảng sâm, liên nhục, long nhãn, đại táo, mỗi vị 16g, táo nhân sao, viễn chí, xương bồ mỗi vị 8g.

Thực hiện: Sắc uống, có thể tán thành bột mịn, viên với mật ong, mỗi ngày uống 10 đến 20g.

Bài 2

Chuẩn bị: Phục linh, phục thần, đảng sâm, xương bồ, viễn chí, long nhãn, mỗi vị lượng bằng nhau.

Thực hiện: Tán các vị trên thành bột mịn, luyện với mật thành hoàn, dùng chu sa áo viên, mỗi lần uống 10 đến 20g, ngày 2 lần chiều và tối trước khi ngủ.

Chữa tâm hư, hồi hộp, hoảng sợ, khó ngủ, hay quên, sầu uất (Quy tỳ thang)

Chuẩn bị: Phục thần, bạch truật, hoàng kỳ đều 12g, đảng sâm, đương quy, long nhãn đều 8g, táo nhân sao, viễn chí, cam thảo nướng đều 4g, mộc hương 2g.

Thực hiện: Tán các vị trên thành bột mịn, luyện với mật ong thành viên. Mỗi lần 20g, ngày 2 lần hoặc sắc uống.

Lưu ý khi sử dụng Phục thần

Vì công dụng đặc biệt của phục thần mà gần đây nó được quảng cáo quá mức. Cần thận trọng khi mua và sử dụng phục thần.

Bảo quản Phục thần

Bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ẩm mốc, tốt nhất nên bảo quản trong bọc kín để sử dụng lâu dài.

Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ Phục thần. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu này.

Sản phẩm có thành phần Phục thần

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn