lcp

Cây Quế: Đặc điểm, tác dụng và bài thuốc trị bệnh từ Quế


Quế hay còn được gọi là Quế Đơn, Quế Thanh, Mạy Quẻ, Ngọc Thụ, thuộc họ Long não với danh pháp khoa học là Lauraceae. Trong y học, Quế có tác dụng chữa bệnh đái tháo đường, giảm nguy cơ bệnh tim mạch, kháng viêm mạnh, chứng mất trí nhớ và suy giảm nhận thức, loại bỏ mùi hôi khi thở. Đặc biệt quế có nhiều trong bài thuốc bổ thận tráng dương, chữa vô sinh, hiếm muộn cả ở nam và nữ đều có thể dùng.

Mặc dù là một loại thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền từ hàng trăm năm về trước, tuy nhiên, việc dùng Quế sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của Quế cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo đọc thêm trong bài viết dưới đây.

tác dụng của quế

Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: Quế, Quế Đơn, Quế Thanh, Mạy Quẻ, Ngọc Thụ.
  • Tên khoa học: Cinnamomum cassia (L.) J. Presl.
  • Họ: Long não (Lauraceae).
  • Công dụng: Quế có tác dụng chữa bệnh đái tháo đường, giảm nguy cơ bệnh tim mạch, kháng viêm mạnh, chứng mất trí nhớ và suy giảm nhận thức, loại bỏ mùi hôi khi thở. Đặc biệt quế có nhiều trong bài thuốc bổ thận tráng dương, chữa vô sinh, hiếm muộn cả ở nam và nữ đều có thể dùng.

Mô tả Quế

Cây to, cao 10 – 20m. Cành hình trụ, nhẵn, màu nâu.

Lá mọc so le, dày cứng và dai, hình mác, dài 12 – 25cm, rộng 4-8cm, gốc thuôn, đầu nhọn, mặt trên nhẵn, màu lục sẫm bóng, mặt dưới màu xám tro, hơi có lông lúc còn non; gân 3, hình cung, nổi rõ ở mặt dưới, gân bên kéo dài đến đầu lá, gân phụ nhiều, song song; cuống lá to, dài 1,5-2cm, có rãnh ở mặt trên.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá gần đầu cành thành chùy dài 7-15cm; bao hoa gồm 6 phiến gần bằng nhau, màu trăng, dài 3mm, mặt ngoài có lông nhỏ.

Quả hạch, hình trứng hoặc hình bầu dục, có cạnh dài 1,2 – 1,3cm, nằm trong đài tồn tại nguyên hoặc chia thùy. Vỏ và lá vò ra có mùi thơm.

Mùa hoa: tháng 4-7; mùa quả: tháng 10-12.

cây quế

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Phân bố: Loại Quế này mọc và trồng nhiều tại các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam Trung Quốc, ta cũng có loại quế này thuộc loại Quế tốt thứ hai trên thế giới sau loại quế quan của Sri Lanka.

Ở nước ta Quế có nhiều ở Quảng Ninh, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Hà Tây, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu. Trong đó có 4 vùng trồng quế tập trung là: Yên Bái, Quảng Ninh, Thanh Hóa – Nghệ An và Quảng Nam – Quảng Ngãi.

Thu hoạch: Vào tháng 4 đến tháng 5 và tháng 9 đến tháng 10, chọn những cây quế sống 5 năm trở lên để bóc vỏ (cây sống càng lâu càng tốt). Trước khi bóc, lấy lạt buộc quanh thân và cành to, cách khoảng 40cm đến 50cm buộc một vòng để cắt cho đều. Dùng dao nhọn cắt đứt phân nửa thân hoặc cành, rồi cắt dọc từng đoạn. Mỗi lần lấy vỏ, chỉ lấy một nửa bên, để lại nửa bên cho cây tái sinh. Sau đó lấy que nứa đã vót nhọn và mỏng lách vào khe, tách vỏ quế ra, để riêng từng loại. Chú ý khi bóc vỏ quế không được làm sót lại gỗ vì như vậy quế sẽ giảm giá trị.

Vỏ thân, cành, thu hái vào mùa hạ, mùa thu. ủ hoặc để nguyên cho khô dần ở chỗ râm mát, thoáng gió. Có thể cất lấy tinh dầu.

Chế biến: Vỏ quế to dày phải ủ, ngâm nước một ngày, rửa sạch, để ráo nước. Lấy lá chuối tươi, hơ mềm lót quanh sọt dày độ 5 cm, xếp vỏ quế vào đầy sọt, đậy bằng lá chuối (cũng dày 5 cm). Buộc chặt để 3 ngày (mùa nóng) hoặc 7 ngày (mùa lạnh), hàng ngày đảo trên xuống dưới, dưới lên trên cho nóng đều. Dỡ quế ở sọt ra, đem ngâm nước 1 giờ nữa. Vớt ra đặt lên phên nứa, lấy một phên nứa khác đè lên, ép cho phẳng, để chỗ khô mát đến khi quế se. Lấy từng thanh quế, buộc ép vào ống nứa tròn thẳng (để cho dáng thẳng và đẹp), trong thời gian buộc ép như vậy, hàng ngày mở ra hai lần, lau chùi mặt trong cho bóng, rồi lại buộc vào. Cứ làm như vậy hàng ngày cho đến khi khô là được. Thời gian ủ quế đến khi hoàn tất phải mất 15 ngày đến 16 ngày (mùa nóng) hoặc 1 tháng (mùa mưa) và có khi hơn.

Bộ phận sử dụng của Quế

Lá, vỏ, cành đều có thể được sử dụng làm thuốc.

quế

Thành phần hóa học

Hàm lượng tinh dầu trong vỏ quế khá cao (1,0 – 4,0 %), còn trong lá và cành non thường thấp (0,3 – 0,8 %). Tinh dầu từ vỏ có màu vàng nâu nhạt, sánh, vị cay, thơm, ngọt, nóng, nặng hơn nước; với thành phần chính là (E) – cinnamaldehyde (70 – 95 %); không có eugenol nhưng có một lượng nhỏ acid cinnamic, acetat cinnamyl và o – methoxycinnamaldehyd; còn có cinnzeylanol, cinnzeylanin. Ngoài ra, trong vỏ quế còn chứa tanin, chất nhựa, đường, calci oxalat, coumarin và chất nhầy.

Tác dụng của Quế

Theo y học cổ truyền

Tính vị, quy kinh

Tính vị: Tính nóng, vị cay ngọt.

Quy kinh: Quy vào kinh Thận, Tỳ, Tâm, Can.

Công năng, chủ trị

Vỏ cành, thân Quế thường được dùng làm gia vị. Ví dụ, ở Mỹ, vỏ Cinnamomi được sử dụng như một chất bổ sung thực phẩm, như một nguồn coumarin.

Ở Châu Á, vỏ Quế thường được dùng làm thuốc. Vỏ Quế là một loại thuốc truyền thống phổ biến của Trung Quốc ở Trung Quốc. Kể từ năm 1963, vỏ Quế đã được liệt kê trong Dược điển của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và có hơn 500 công thức chứa vỏ Quế được sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau, chẳng hạn như bệnh tim mạch, bệnh đường tiêu hóa mãn tính, rối loạn phụ khoa và bệnh viêm nhiễm.

Vỏ Quế đã được sử dụng rộng rãi như một loại thuốc thảo dược ở châu Á và châu Âu. Từ lâu, nó đã được sử dụng như một vị thuốc trong y học cổ truyền phương Đông và các bài thuốc dân gian và được sử dụng rộng rãi như một nguyên liệu của rượu, trà, hoặc thuốc thảo mộc.

Theo y học hiện đại

Thực nghiệm trên cơ thể động vật cho thấy, thành phần cinnamaldehyde trong nhục quế có tác dụng an thần, ức chế trung khu thần kinh, giải nhiệt và giảm đau. Ngoài ra, một số thí nghiệm còn cho thấy cinnamaldehyde còn có khả năng làm giảm co giật và tử vong ở động vật khi sử dụng strychnin quá liều.

Tinh dầu quế còn có tác dụng trừ phong, kích thích nhẹ dạ dày, ruột, kích thích tăng tiết nước bọt, tăng cường chức năng tiêu hóa, làm giảm co thắt cơ trơn. Thành phần Cinnamaldehyde trong quế còn có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào viêm loét trên dạ dày chuột.

Nhục quế có tác dụng lưu thông lượng máu đến động mạch vành tim của chuột, nhờ vậy mà nó có khả năng cải thiện chứng thiếu máu cơ tim cấp do pituitrin.

Ngoài ra, nhục quế còn có khả năng kháng khuẩn mạnh đối với một số loại vi khuẩn như Gr (-), (+) hoặc một số loại nấm gây bệnh.

Liều lượng và cách dùng Quế

Vỏ quế nhiều dạng bào chế khác nhau, chẳng hạn như thuốc viên, viên nang, hạt, chất lỏng uống, v.v., Liệu lượng dùng tùy theo từng dạng bào chế khác nhau.

  • Dạng sắc thuốc: 2 – 5g mỗi ngày.
  • Dạng bột: 1 – 2g mỗi lần.
  • Rượu ngâm: 5 – 15g mỗi ngày.
  • Siro Nhục quế 30 – 60g mỗi ngày.

Bài thuốc chữa bệnh từ Quế

Trị đau bụng tiêu chảy kéo dài do thận dương hư, tỳ vị hư hàn hoặc tỳ thận dương hư

Chuẩn bị vỏ quế 3 g, lưu hoàng 3 g, hắc phụ tử 10g, can khương 3g, chu sa 2 g, chế thành viên, uống mỗi lần 3g ngày 2 lần với nước sôi ấm.

3g vỏ quế, 3g mộc hương, 5g can khương, 9g nhục đậu khấu, 9g chế phụ tử đều, 3 g đinh hương, 9g phục linh, chế thành hoàn mỗi lần uống 8g, ngày 2 - 3 lần với nước ấm. Trị đau bụng tiêu chảy do tỳ thận dương hư.

Trị viêm thận mạn, phù thũng do dương khí hư chân tay lạnh, tiểu ít chân phù

Chuẩn bị 15g can địa hoàng, 12g sơn dược, 6g sơn thù, phục linh, đơn bì, trạch tả đều 12g, 4g vỏ quế, 10g phụ tử, 12g xuyên ngưu tất, 15g xa tiền tử, luyện mật làm hoàn. Mỗi lần uống khoảng 15g, ngày uống 2 - 3 lần.

Trị chứng bụng đau, phụ nữ có kinh đau bụng do hư hàn

Vỏ quế tán bột mịn, mỗi lần uống 3 - 4g với nước ấm hoặc rượu càng tốt.

16 g Thục địa, 12 g đương quy, 5g nhục quế, 5g can khương, 4g cam thảo, sắc uống. Trị phụ nữ đau bụng kinh.

Lưu ý khi sử dụng Quế

Vỏ Quế như một hương liệu và dược liệu thông thường, có rất ít độc tính, và có rất ít báo cáo về độc tính và phản ứng có hại trên lâm sàng của vỏ Quế.

Tuy nhiên, tinh dầu Quế có thể gây kích ứng da và chiết xuất của nó có thể có khả năng gây độc cho thận và gan ở liều cao hơn liều an toàn hàng ngày được khuyến nghị.

Bảo quản Quế

Vỏ quế khô được bảo quản ở nơi khô thoáng, tránh nơi có độ ẩm cao.

Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ Cây Quế cũng như một số lưu ý cần quan tâm. Tuy nhiên, để bài thuốc mang lại tác dụng điều trị cao và hạn chế tác dụng phụ, người bệnh vẫn nên tham khảo chuyên gia về cách dùng và liều lượng. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp ích cho việc tham khảo của bạn đọc. 

Dược sĩ

Dược sĩ Nguyên Đan

Chuyên ngành: Dược sĩ Đại Học

Tôi là Nguyễn Hoàng Nguyên Đan, hiện đang là dược sĩ nhập liệu, quản lý lưu kho sản phẩm và biên soạn nội dung THUỐC tại ứng dụng MEDIGO. Với kiến thức đã học tại Đại học Y Dược TPHCM và hơn 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y dược, tôi mong muốn mang đến cho cộng đồng những kiến thức về thuốc và sức khỏe hữu ích nhất.

Sản phẩm có thành phần Quế

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Cần tư vấn từ dược sĩ

XEM CHI TIẾT

Cần tư vấn từ dược sĩ

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Sản phẩm có thành phần Quế

XEM CHI TIẾT

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn