lcp

Râu ngô là gì? Tác dụng và vị thuốc từ Râu ngô


Cây ngô là một loại cây trồng đã không còn xa lạ gì với chúng ta. Nhưng điều mà ít ai biết là râu ngô còn là một vị thuốc dân gian với tên gọi Ngọc mễ tu. Vị thuốc này vừa dễ kiếm, dễ sử dụng, lại chứa các hỗn hợp nhiều vitamin và vi chất cần thiết rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra râu ngô còn đường dùng để làm bài thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh về tiêu hóa, thận, thanh nhiệt giải độc, kiểm soát tình trạng chảy máu... Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về đặc tính của dược liệu này cũng như công dụng và các bài thuốc từ râu bắp trong nội dung bài viết sau.

Tìm hiểu về Râu ngô

Râu ngô, hay râu bắp trong y học cổ truyền có tên là Ngọc mễ tu, tên khoa học là Zea mays L, thuộc họ Lúa (Poaceae). Râu bắp chính là vòi và núm phơi khô của hoa cây bắp đã già và cho bắp.

Bắp là loại cây thực phẩm được trồng phổ biến ở nước ta, từ vùng núi cho đến đồng bằng với nhiều giống cây khác nhau, với mục đích làm thực phẩm và làm thuốc.

râu ngô

Đặc điểm sinh thái

Ngoài là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe với nhiều chất dinh dưỡng, cây ngô còn là một cây thuốc quý. Đặc biệt là phần râu ngô và một số bộ phận khác có tác dụng phòng ngừa và chữa trị nhiều bệnh lý thường gặp.

Cây ngô thuộc cây thân thảo, có chiều cao khoảng 1.5-2.3m,. Thân cây đặc dày, gần giống như thân cây tre, có nhiều đốt, các đốt cách nhau khoảng 20-30cm. Lá cây ngô to và dài, bản rộng, hình dáng méo, bên trên bề mặt có nhiều lông khô ráp, mép lá sắc.

Hoa ngô đực có màu lục, mọc thành một bông dài tụ lại trên ngọn. Hoa cái mọc ở nách lá, tụ thành một bông hoa lớn, hoa được bao bọc bởi nhiều lá bắc dạng màng. Vòi nhụy, hay râu ngô có màu vàng, dạng sợi mảnh, túm lại thành chùm và có thể dài tới 20cm. Đầu nhụy màu nâu hoặc tím sẫm.

Quả ngô có dạng hình trứng, bề mặt chứa nhiều hạt được xếp khít lại với nhau tạo thành từng hàng. Mỗi quả thường có từ 8-10 hàng. Bề mặt hạt nhẵn bóng, cứng và có nhiều màu sắc tùy vào loại giống. Nhưng phổ biến nhất vẫn là màu vàng.

cây ngô

Bộ phận dùng của Râu ngô

Râu ngô, hay còn gọi là vòi nhụy trên cây ngô và phần hạt, là bộ phận đường dùng làm thuốc.

Thu hái, sơ chế và bảo quản

Râu bắp sẽ được thu hái lúc người ta thu hoạch bắp. Sau khi hái bắp, râu bắp được tách ra từ phần quả và mang đi phơi khô. Sau đó sơ chết lấy sạch các sợi râu màu đen, chỉ lấy những sợ màu nâu vàng óng và mượt.

thu hái râu ngô

Thành phần hóa học

Trong râu ngô chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất như: Vitamin A; vitamin K; vitamin nhóm B: B1, B2, B6 (pyridoxine); vitamin C; vitamin PP; các flavonoid: inositol, axit pantothenic; các saponin; các steroid như sitosterol và stigmasterol; dầu béo; các chất đắng; vết tinh dầu và các chất vi lượng khác.

Tác dụng của Râu ngô

Theo y học cổ truyền, râu ngô có tính bình, vị ngọt, lợi đàm, lợi niệu, tiêu thũng, hỗ trợ hiệu quả trong điều trị các bệnh như tiểu bí, tiểu rắt, tiểu ra máu, viêm tiết niệu, sán trong gan, sỏi mật, vàng da…

Theo y học hiện đại, râu bắp có các công dụng như:

Hỗ trợ cải thiện vấn đề về thận: dùng râu bắp làm trà được xem là bài thuốc tại nhà giúp cải thiện các vấn đề về gan như tiểu gắt, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng bàng quang, viêm hệ thống tiết niệu, sỏi thận...

Tăng cường tiêu hóa: do giàu chất xơ nên râu ngô có thể thúc đẩy nhu động ruột, giảm tình trạng táo bón, giảm sự hấp thụ chất béo trong ruột, rất có ích cho việc giảm cân

Ngăn ngừa các bệnh tim mạch và mạch máu não: Râu ngô giàu flavonoid - chất có tác dụng ức chế sự xuất hiện của lipoprotein trọng lượng phân tử thấp có hại. Đồng thời chất xơ trong dược liệu này cũng giúp giảm hàm lượng cholesterol trong cơ thể. Nhờ đó hỗ trợ phòng chống các bệnh lý tim mạch.

Thanh nhiệt giải độc: Râu bắp chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng loại bỏ độc tố trong cơ thể, tăng cường chức năng gan.

Kiểm soát tình trạng chảy máu: Nhờ chứa lượng lớn vitamin K - thành phần có nhiệm vụ kiểm soát tình trạng chảy máu, nên râu ngô rất hữu hiệu trong việc kiểm soát tình trạng chảy máu ở phụ nữ sắp sinh nở.

tác dụng của râu bắp

Một số bài thuốc từ Râu ngô

Bài thuốc điều trị viêm bàng quang và viêm thận: chuẩn bị 100g Râu ngô, 50g Mã đề, 50g Ý dĩ, 50g rau má và 40g Sài đất. Rửa sạch tất cả dược liệu rồi đem sắc với 600ml nước đến kho còn 250ml là được. Chắt nước chia thành 3 lần uống trong ngày, mỗi lần uống cách nhau 3-4 tiếng. Kiên trì sử dụng ngày 1 thang cho đến khi bệnh thuyên giảm

Điều trị viêm thận phù thũng: Râu bắp, Mơ leo, Thóc lép mỗi vị 30g. Tất cả đem rửa sạch rồi cho vào ấm sắc lấy nước uống, dùng mỗi ngày 1 thang khi còn ấm.

Điều trị sỏi mật, viêm gan, viêm túi mật: Đem rửa sạch 30g Râu ngô và 30g Nhân trần bắc, cho thuốc vào nồi sắc cùng 600ml nước cho đến khi còn 200ml thì tắt bếp. Chắt lấy nước chia thành 2 lần uống khi còn ấm, uống ngày 1 thang.

Điều trị bệnh tiểu đường: dùng 40-50g Râu ngô, có thể kết hợp cùng Cỏ ngọt, Tri mẫu, Thiên môn, Mạch môn. Đem rửa sạch tất cả dược liệu rồi sắc với nước, lấy 100ml thuốc uống khi còn ấm, mỗi ngày dùng 1 thang

Điều trị cao huyết áp: dùng Râu bắp sắc lấy nước uống mỗi ngày. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1-2 bát. Dùng kiên trì 2-3 tháng để bệnh thuyên giảm.

Trị vàng da do viêm gan tắc mạch: 40g Râu ngô đem rửa sạch rồi để ráo. Tiến hành hãm thuốc trong 400ml nước sôi trong 20 phút, dùng uống như trà hàng ngày

Điều trị chứng ho ra máu: Cho 50g Râu bắp và 50g đường phèn vào ấm nấu cùng nước vừa đủ. Chia thành 2 lần uống trong ngày, dùng liên tục ngày 1 thang trong 5 ngày.

Điều trị sỏi thận: rửa sạch 10g Râu bắp, cho vào bát cùng 200ml nước và tiến hành hấp cách thủy trong 30 phút. Chắt lấy nước uống ngày 1 lần khi còn ấm.

Lưu ý khi sử dụng Râu ngô

Một vài lưu ý cần biết khi sử dụng Râu bắp chữa bệnh:

  • Không nên uống quá nhiều nước râu ngô vì có thể gặp các tác dụng phụ. Lượng dùng an toàn là 3-5g mỗi ngày
  • Không nên dùng bài thuốc từ râu bắp vào buổi tối do tác dụng lợi tiểu có thể khiến bạn đi tiểu đêm nhiều gây khó ngủ
  • Không nên uống nước râu ngô để lâu hoặc bị thiu
  • Nên chọn râu ngô dạng tươi sẽ chứa nhiều dưỡng chất hơn dạng khô. Sợi râu to, bóng, mượt có màu nâu vàng sẽ tốt nhất

Do tính phổ biến, dễ dùng, dễ kiếm nên Râu ngô đã trở thành một vị thuốc quốc dân. Việc sử dụng dược liệu này rất tốt cho cơ thể và có thể giúp giải độc, thanh nhiệt cũng như điều trị nhiều bệnh lý thường gặp. Tuy nhiên bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi dùng vị thuốc này để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Dược sĩ

Dược sĩ Nguyên Đan

Chuyên ngành: Dược sĩ Đại Học

Tôi là Nguyễn Hoàng Nguyên Đan, hiện đang là dược sĩ nhập liệu, quản lý lưu kho sản phẩm và biên soạn nội dung THUỐC tại ứng dụng MEDIGO. Với kiến thức đã học tại Đại học Y Dược TPHCM và hơn 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y dược, tôi mong muốn mang đến cho cộng đồng những kiến thức về thuốc và sức khỏe hữu ích nhất.

Sản phẩm có thành phần Râu bắp

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn