lcp

Rau đắng đất là gì? Tác dụng và vị thuốc từ rau đắng đất


Rau đắng đất là món ăn đã không còn xa lạ đối với người dân vùng Nam Trung Bộ. Đặc biệt loại rau này còn được sử dụng làm dược liệu điều trị các căn bệnh về gan vô cùng hữu hiệu. Sau đây Medigo sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về rau đắng đất.

Tìm hiểu về rau đắng đất

Rau đắng đất (danh pháp khoa học: Glinus oppositifolius (L.) A. DC. Syn, Mollugo oppositifolia L) còn được gọi với nhiều cái tên khác như mễ toái thảo, thốc hoa túc mễ thảo, rau đắng lá vòng… Cây thuộc họ Rau đắng đất (Aizoaceae).

Dược liệu này phân bố chủ yếu ở các khu vực khí hậu nhiệt đới của châu Á. Đặc biệt là các quốc gia như Campuchia, Malaysia, Ấn Độ, Việt Nam và đảo Hải Nam của Trung Quốc. Ở nước ta, rau đắng đất xuất hiện dọc từ Nam Định đến vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Cây sinh trưởng và phát triển tốt, dễ mọc, được tìm thấy ở nhiều nơi như bờ ao, gần ảng nước, sau hè nhà… Nhìn chung nơi nào lúp xúp, nhiều bụi rậm thì thường có loại rau này. Cây ưa đất cát pha nước, ưa sáng, mọc thành mảng và có xu hướng lấn át những loại cây cỏ xung quanh.

rau đắng đất

Rau đắng đất phân bố chủ yếu ở các khu vực khí hậu nhiệt đới của châu Á

Đặc điểm sinh thái

Rau đắng đất thuộc loài cây thân thảo, tuổi thọ lâu năm. Thân và cành cây thanh mảnh, nhẵn, mọc lan và tỏa sát nền đất. Lá cây mọc vòng, thường gồm từ 2 – 5 lá, có thể lên đến 6 lá, kích thước lá không đều nhau. Lá cây thuôn dài hình mác, chiều dài từ 2 – 3cm, ở giữa có một gân chính dài, các lá kèm rất nhỏ và hay rụng sớm.

Hoa rau đắng đất màu lục nhạt, có phần cuống dài, mọc ra từ nách lá thành chùm từ 2 – 5 hoa, hoa không có cánh nhưng có 5 lá đài nhỏ màu xanh lục, hơi tía hoặc hồng. Nhị hoa 5, nhụy gồm 3 vòi nhụy. Quả là loại quả nang, bên trong có hạt hình thận. Mùa hoa có thể kéo dài từ tháng 3 – 11 tuy nhiên trung bình là từ tháng 6 – 10.

Bộ phận dùng của rau đắng đất

Rau đắng đất có thể được sử dụng toàn cây, bao gồm cả thân, rễ và lá hoa. Người ta dùng loại rau này để chế biến thức ăn hoặc dùng làm dược liệu trong các bài thuốc dân gian.

Thu hái, sơ chế và bảo quản

Cây được thu hái quanh năm, thường là trước khi cây nở hoa. Sau khi thu hoạch, rau được rửa sạch loại bỏ đất cát, sau đó dùng tươi hay mang đi phơi khô dùng dần. Nếu dùng ở dạng tươi thì thời hạn sử dụng chỉ trong khoảng vài ngày, nếu bảo quản trong tủ lạnh có thể tươi lâu hơn. Đối với dược liệu khô, cần bảo quản ở nơi thoáng mát khô ráo, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và tránh ẩm mốc.

rau đắng đất

Thu hái, sơ chế và bảo quản rau đắng đất

Thành phần hóa học

  • Trong rau đắng đất, người ta chủ yếu tìm thấy các thành phần gồm Saponin, Flavonoid, Triterpenoid.
  • Trong lá cây có acid spergulagenic, một chất sapogenine, triterpenoid bão hòa, spergulagenin A, và một tri-hydroxy cetone.
  • Rễ cây chứa các thành phần như spergulagenin A, spergulagenol, spergulatriol, glucoside…
  • Bên cạnh đó trong dược liệu còn tồn tại các nguyên tố khoáng như chlorures nitrates, sulfates, sắt Fe và calcium Ca.
  • Ngoài ra còn có một số thành phần khác như axit hữu cơ (axit galic, axit oxalic, axit axetic...), alkaloid, carotin, đường, tinh dầu, chất nhầy…

Tác dụng của rau đắng đất

Theo y học cổ truyền

Đông y cho rằng, rau đắng đất có vị đắng và tính mát với các công dụng sau đây:

  • Thải độc cơ thể, hạ nhiệt
  • Nâng cao sức đề kháng, chống mụn nhọt, viêm nhiễm
  • Điều trị tiểu buốt, sỏi thận, tiểu đường
  • Lợi tiểu, giải độc gan
  • Trị thấp nhiệt
  • Điều trị chứng chán ăn, ăn uống kém
  • Điều trị đau nhức xương khớp, thoát vị đĩa đệm
  • Thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, sát khuẩn
  • Trị mẩn ngứa, dị ứng
cây rau đắng đất

Rau đắng đất trị mẩn ngứa, dị ứng

Theo y học hiện đại

  • Bệnh về thận: Giúp làm tăng lượng nước và muối của cơ thể, kích thích đi tiểu, tống xuất các chất lỏng khỏi cơ thể và hỗ trợ duy trì chức năng thận.
  • Bệnh đường hô hấp: Rau đắng giúp làm loãng chất nhầy ở phế quản, làm sạch nhầy đường thở, chống ho, long đờm. Dược liệu này cũng hạn chế tình trạng cơ thắt cơ ở đường hô hấp, từ đó làm thông thoáng đường thở của người bệnh.
  • Chữa bệnh trĩ: Vị thuốc này có khả năng chống viêm, có công dụng của chất gây tê giúp thu hẹp mạch máu ở vùng bị tổn thương để ngăn ngừa các cơn đau. Đồng thời nó cũng giúp giảm sưng để hạn chế cơn đau.
  • Làm lành vết thương: Rau đắng đất có vai trò của một chất kháng sinh, khử trùng góp phần làm giảm thiểu tình trạng nhiễm trùng và nhiễm trùng huyết. Sử dụng rau đắng cũng làm vết thương mau khỏi hơn.
  • Điều trị rối loạn da: Dược liệu có công dụng nâng cao hệ miễn dịch, từ đó điều chỉnh quá trình cơ thể trao đổi chất. Nó cũng có khả năng thải độc, làm sạch da khô, tái tạo dầu từ da, kích thích sản xuất elastin và collagen để tăng độ đàn hồi cho làn da.
  • Trị bệnh kiết lỵ: Rau đắng có thành phần kháng sinh, diệt khuẩn, làm giảm nhu động ruột. Từ đó góp phần cải thiện các triệu chứng của bệnh kiết lỵ như mệt mỏi, suy nhược, đau bụng…
  • Tẩy giun: Thảo mộc này cũng có tác dụng tẩy giun sán, ức chế sự tái phát và sinh trưởng của giun dẹp, giun đũa.
  • Trị đau họng, chảy máu cam: Dược liệu rau đắng cũng hoạt động như một chất gây co thắt mạch máu, phòng chống chảy máu cam. Công dụng chống viêm, kháng virus cũng giúp rau đắng trị đau họng hiệu quả.

Một số vị thuốc từ rau đắng đất

Giải độc gan

  • Bài thuốc 1: 3g cam thảo, 6g sài đất, 6g rễ tranh, 6g muồng trâu, 6g dây khổ qua, 6g ké đầu ngựa, 8g cỏ mực, 6g rau má, 6g cỏ xước, 5g bồ bồ, 5g dành dành, 6g rau đắng. Sắc lấy nước hoặc nghiền bột và hoàn thành viên. Dùng trước khi ăn.
  • Bài thuốc 2: 2g bìm bìm biếc: 15g lá atiso, 12g rau đắng đất sắc lấy nước uống

Trị mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng

Rau đắng rửa sạch, bỏ lá vàng và giã nát, đắp trực tiếp lên vùng da bị mụn nhọt, mẩn ngứa để giảm sưng, kháng viêm.

Trị đau nhức xương khớp, thoát vị đĩa đệm

20g rau đắng đất phơi khô, 3,5 – 5,5 lít rượu gạo 40 độ. Cho vào hũ ngâm khoảng 1 tháng thì dùng được. Dùng 1 ly nhỏ/lần, uống 2 lần/ngày sau khi ăn.

Trị tiểu đường

Thục địa, hoài sơn, bạch linh mỗi loại 20g, rau đắng đất khô 100g. Sắc cùng 1,5 lít nước đến khi cạn còn một nửa thì dừng lại. Chia thành 2 bát uống vào buổi sáng và chiều.

Lưu ý khi sử dụng rau đắng đất

  • Mặc dù là thảo dược nhưng vẫn cần tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ để điều trị bệnh đạt kết quả tốt nhất.
  • Thận trọng khi dùng cho người dị ứng, mẫn cảm với các thành phần hoạt chất có trong dược liệu.
  • Thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.
  • Không nên dùng quá liều lượng, đặc biệt là với người có bệnh lý về gan thận.

Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm về vị thuốc rau đắng đất và cách sử dụng. Đừng quên tham khảo thêm nhiều loại dược liệu trị bệnh hiệu quả khác trên Medigo nhé.

Dược sĩ

Dược sĩ Nguyên Đan

Chuyên ngành: Dược sĩ Đại Học

Tôi là Nguyễn Hoàng Nguyên Đan, hiện đang là dược sĩ nhập liệu, quản lý lưu kho sản phẩm và biên soạn nội dung THUỐC tại ứng dụng MEDIGO. Với kiến thức đã học tại Đại học Y Dược TPHCM và hơn 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y dược, tôi mong muốn mang đến cho cộng đồng những kiến thức về thuốc và sức khỏe hữu ích nhất.

Sản phẩm có thành phần Rau đắng đất

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn