lcp

Sáp ong để làm gì? Những bài thuốc chữa bệnh từ sáp ong


Sáp ong từ lâu đã được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, trong đó phổ biến nhất là chế biến các món ăn và dùng làm thuốc chữa bệnh. Loại nguyên liệu này có sẵn trong tự nhiên, cung cấp hàm lượng các chất dinh dưỡng vô cùng phong phú và cũng khá dễ kiếm. Hãy cùng tìm hiểu sáp ong có tác dụng gì cũng như một số bài thuốc hay có chứa thành phần này nhé.

Những điều cần biết về sáp ong

Sáp ong là gì?

Sáp ong chính là phần còn lại của tổ ong sau khi đã loại bỏ lớp màng bên ngoài. Nói cách khác, sáp ong chính là nơi mà loài ong sinh sống, nó có dạng một khối lớn với bề mặt gồm nhiều lỗ nhỏ. Loại sáp này được ong tạo nên từ nhiều loài thực vật khác nhau mà ong thợ thu thập được.

Sáp ong có vai trò vô cùng quan trọng bởi đó là hàng rào ngăn chặn các loài sinh vật khác xâm nhập vào tổ của loài ong. Để tạo ra 1kg sáp, ong mật phải dùng đến 3kg phấn hoa và mật ong. Do đó hàm lượng dinh dưỡng của sáp ong có thể nói là cao ngang ngửa mật ong. Ban đầu, sáp của loài ong hoàn toàn trong suốt, tuy nhiên nó sẽ chuyển thành màu nâu hoặc vàng khi trộn lẫn với keo ong và phấn hoa.

Sáp ong

Sáp ong chính là phần còn lại của tổ ong sau khi đã loại bỏ lớp màng bên ngoài

Thành phần dinh dưỡng của sáp ong

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sáp của loài ong chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng đa dạng có lợi cho sức khỏe:

  • Các este và acid béo
  • Có 20 - 30 loại flavonoid, chiếm tỷ lệ cao nhất là chrysin, galangin và pinocembrin
  • Nhiều loại acid amin
  • Vitamin B1, B2, A, E và D
  • Các khoáng chất phong phú như mangan, sắt, kẽm, đồng, magie, canxi
  • Acid folic, acid Nicotinic
  • Cellulose, monosaccharide

Sáp ong có tác dụng gì? Một số công dụng của sáp ong theo Đông Y và Tây Y

Đối với Tây Y

Dưới đây là một số tác dụng của sáp ong theo các nghiên cứu Tây Y:

  • Giảm thiểu lượng cholesterol trong máu
  • Giảm đau hiệu quả
  • Chống tiêu chảy và viêm loét dạ dày
  • Điều trị bỏng rát
  • Trong sáp ong chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào với nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu. Do đó, việc sử dụng sáp ong sẽ giúp cải thiện hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh.
  • Đối với làn da, sáp ong giúp dưỡng và làm mềm da, bảo vệ da trước các tổn thương từ môi trường bên ngoài
  • Cùng với đặc tính dưỡng da, sáp ong còn có khả năng chống thấm nước nên thường được sử dụng làm nguyên liệu cho kem chống nắng
Sáp ong

Sáp ong mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Đối với Đông Y

Theo Đông Y, sáp của loài ong (hay phong lạp) có tính ấm, vị ngọt và không độc. Do đó các tác dụng chính của sáp ong là kích thích hệ tiêu hóa, bồi bổ sức khỏe. Nguyên liệu này cũng được dùng để điều trị các bệnh như:

  • Trĩ ra máu
  • Mụn nhọt (làm viên phèn phi nấu cùng sáp loài ong để uống)
  • Chữa bỏng (làm thuốc dán)
  • Chữa bí tiểu tiện, viêm họng
  • Chữa băng huyết

Một số bài thuốc cổ truyền hay từ sáp ong

  • Chữa viêm họng: Chuẩn bị khoảng 4g sáp ong khô, nghiền thành bột rồi hòa tan trong nước sẽ giúp điều trị viêm họng cực kỳ hiệu quả.
  • Chữa bỏng ngoài da: Nếu là vết bỏng nhỏ, chỉ cần lấy sáp ong thoa lên vùng da bị bỏng sẽ giúp vết bỏng dịu đi và mau lành.
  • Chữa hăm tã ở trẻ nhỏ: Lấy sáp ong bôi trực tiếp lên vùng da đang bị hăm tã ở trẻ nhỏ. Như vậy vừa giúp vết thương mau lành vừa có công dụng giảm đau hiệu quả.
  • Trị chứng viêm xoang: Chuẩn bị 500g sáp loài ong ngâm với 2 lít rượu nếp trong vòng 3 tháng. Mỗi ngày uống từ 10 - 20ml để chữa chứng viêm xoang.
  • Cải thiện chứng đau nhức xương khớp: Sáp ong ngâm với rượu dùng để xoa bóp ngoài da hoặc uống trực tiếp nhằm cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp, đặc biệt hiệu quả đối với người cao tuổi.
  • Chữa băng huyết: Phụ nữ bị băng huyết sau sinh có thể pha khoảng 2 - 3 thìa nhỏ sáp ong cùng rượu hâm nóng để uống.
  • Hỗ trợ điều trị viêm đại tràng, đau dạ dày: 20g bạch truật, 15g sơn dược, 15g sáp ong nấu chung với 100ml nước. Uống hàng ngày thay nước lọc để hỗ trợ điều trị chứng viêm đại tràng và đau dạ dày.
  • Điều trị mụn nhọt: Pha trộn phèn phi và sáp ong để uống, đồng thời thoa quế trộn mật ong lên vùng da bị mụn nhọt.
  • Làm đẹp da: Sáp ong kết hợp với các nguyên liệu khác như tinh dầu hạt jojoba, dầu oliu, dầu dừa là công thức kem dưỡng da ban đêm vô cùng hiệu quả.
  • Điều trị viêm tai: Lấy 2 quả bồ kết nướng giòn, 20g rễ cây đằng sao vàng và 10g sáp ong rồi đốt để xông qua tai.
Sáp ong

Những bài thuốc chữa bệnh hay từ sáp ong

Một số câu hỏi thường gặp về sáp ong

Sáp ong làm gì?

Nhiều người băn khoăn sáp ong để làm gì? Sáp ong có nhiều ứng dụng trong cuộc sống như: dùng làm nến, kem dưỡng da, kem chống nắng, son môi, ngâm rượu, kết hợp với các nguyên liệu khác làm thuốc chữa bệnh…

Sáp ong có ăn được không?

Sáp ong có thể được dùng để ăn trực tiếp hoặc pha chế thành các loại nước uống giải khát, chế biến món ăn…

Cách làm sáp ong ngâm rượu như thế nào?

Có thể ngâm rượu với sáp nhộng, sáp chứa phấn hoa hoặc sáp chứa mật ong. Cách thực hiện như sau:

Bước 1: Lựa chọn bình ngâm rượu (ưu tiên lựa chọn bình sành, miệng không quá rộng).

Bước 2: Rượu ngâm có thể là rượu tẻ hoặc rượu nếp đều được. Tuy nhiên nên sử dụng rượu lên men tự nhiên từ 38 - 45 độ.

Bước 3: Ngâm với sáp ong từ 6 tháng trở lên, bảo quản nơi thoáng mát và khô ráo.

Rượu sáp ong có tác dụng gì? Ăn sáp ong có tác dụng gì?

Rượu sáp ong nói riêng và ăn sáp ong nói chung có nhiều công dụng tuyệt vời như:

  • Làm ấm cơ thể, trị phong
  • Kiểm soát lượng cholesterol có hại trong máu
  • Là chất kháng sinh tự nhiên, giúp cải thiện hệ miễn dịch
  • Trị đau nhức xương khớp
  • Thanh lọc, giải độc cơ thể
  • Phòng ngừa, hỗ trợ điều trị tiêu chảy, viêm loét dạ dày

Có thể thấy sáp ong là nguyên liệu lành tính nhưng lại có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Mong rằng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về cách sử dụng sáp ong hiệu quả. Đừng quên theo dõi website thường xuyên để tìm hiểu thêm về những loại dược liệu khác nhé.

Dược sĩ

Dược sĩ Nguyên Đan

Chuyên ngành: Dược sĩ Đại Học

Tôi là Nguyễn Hoàng Nguyên Đan, hiện đang là dược sĩ nhập liệu, quản lý lưu kho sản phẩm và biên soạn nội dung THUỐC tại ứng dụng MEDIGO. Với kiến thức đã học tại Đại học Y Dược TPHCM và hơn 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y dược, tôi mong muốn mang đến cho cộng đồng những kiến thức về thuốc và sức khỏe hữu ích nhất.

Sản phẩm có thành phần Sáp ong

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn