lcp

Táo mèo


Táo mèo hay còn được gọi là Sơn tra, Hồng Quả, Sơn Lý Hồng, Yên Chi, Dã Táo mèo, Nam Táo mèo, Bắc Táo mèo, Mao Tra, Xích Qua Tử, thuộc họ Hoa hồng với danh pháp khoa học là Rosaceae. Táo mèo là quả của cây Bắc Táo mèo hoặc Nam Táo mèo đã qua chế biến. Trong y học, Táo mèo có vị chua ngọt, tính hơi ôn, được quy vào kinh Tỳ, Vị , Can có tác dụng trị các bệnh lý ở đường tiêu hóa như ăn không tiêu, đầy bụng, ợ chua, tiêu chảy, các bệnh lý sau sinh ở phụ nữ, trị máu trong mỡ.

Mặc dù là một loại thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền từ hàng trăm năm về trước, tuy nhiên, việc dùng Táo mèo sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của Táo mèo cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo đọc thêm trong bài viết dưới đây.

táo mèo

Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: Táo mèo, Táo Mèo, Hồng Quả, Sơn Lý Hồng, Yên Chi, Dã Táo mèo, Nam Táo mèo, Bắc Táo mèo, Mao Tra, Xích Qua Tử.
  • Tên khoa học:  Docynia indica (Wall.) Decne.
  • Họ: Hoa hồng (Rosaceae).
  • Công dụng: Táo mèo có vị chua ngọt, tính hơi ôn, được quy vào kinh Tỳ, Vị , Can có tác dụng trị các bệnh lý ở đường tiêu hóa như ăn không tiêu, đầy bụng, ợ chua, tiêu chảy, các bệnh lý sau sinh ở phụ nữ, trị máu trong mỡ.

Mô tả Táo mèo

Cây nhỡ cao 5m, nhánh và thân non có gai và lá có phiến có thùy.

Lá ở nhánh già không có thùy, thon, dài 7-10cm, đầy lông lúc non, mép có răng nhỏ, gân phụ 6-10 cặp; lá kèm mau rụng.

Tán 1-3 hoa, cuống ngắn; đài đầy lông trắng, mịn, phiến nhọn; cánh hoa to 10x5mm, mỏng, không lông; nhị ngắn; vòi nhụy 5, dính nhau, bầu nhiều noãn.

Quả thịt, tròn hay hình trứng, vàng vàng to 5cm, vỏ quả trong cứng.

Ra hoa tháng 2-4, quả tháng 7 trở đi.

Tránh nhầm với vị sơn tra của Trung Quốc có tên khoa học là Crataegus cuneata Sieb. et Zucc. (nam sơn tra hay dã sơn tra).

Sơn tra Trung Quốc khác với sơn tra Việt Nam (táo mèo) ở chỗ: lá non và lá già xẻ 3-5 thùy, mép có răng cưa, quả hình cầu nhỏ, đường kính 1-1,2cm, khi chín màu vàng hay màu đỏ (nam sơn tra), 1-1,5cm khi chín màu đỏ sẫm (bắc sơn tra).

táo mèo

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Phân bố: Táo mèo thường mọc hoang ở các vùng núi phía Bắc nước ta như Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, vùng núi Hoàng Liên Sơn,…

Thu hoạch và chế biến: Dược liệu thường được thu hái vào mùa thu. Sau khi hái về sẽ dùng dao thái mỏng rồi phơi hoặc sấy khô để bảo quản dùng dần.

Bộ phận sử dụng của Táo mèo

Quả Táo mèo được dùng làm dược liệu điều trị bệnh.

táo mèo

Thành phần hóa học

Theo nhiều tài liệu, thành phần hóa học của hoa trà rất đa dạng và phong phú:

Chứa nhiều vitamin C, axit xitric, protein, cacbohydrat, axit hữu cơ 2,7%, tanin 2,76%, đường 16,4%...

Axit oleanolic, tro 2,25%, độ hòa tan trong nước 31%, choline, sắt, phytosteroid, acetylcholine, phốt pho...

Hoa: Quexetin, quextrin, tinh dầu…

Vỏ cây: Oxanthin, Hawthorn...

Tác dụng của Táo mèo

Theo y học cổ truyền

Tính vị:

Theo Tân tu bản thảo: Dược liệu có vị chua, tính hàn và không độc.


 

Theo Nhật dụng bản thảo: Dược liệu có vị chua, ngọt và không độc.

Theo Bản thảo cương mục: Dược liệu có vị chua, ngọt và tính hơi ôn.

Quy kinh:

Theo Dược phẩm hóa nghĩa: Quy vào các kinh Tỳ, Can.

Theo Bản thảo kinh sơ: Quy vào các kinh Thái âm, Túc dương minh.

Theo Lôi công bào chế dược tính giải: Quy vào kinh Tỳ.

Công dụng: thanh nhiệt, tán huyết ứ, kích thích tiêu hóa…

Chủ trị: Đầy hơi, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa, bệnh gan do lạm dụng rượu…

Theo y học hiện đại

  • Nước chiết từ táo mèo có tác dụng làm tăng enzyme trong dạ dày để hỗ trợ tiêu hóa. Đồng thời còn giúp ngăn ngừa và làm giảm thiếu máu cơ tim.
  • Dược liệu đã được nhiều nghiên cứu chứng minh là có tác dụng cường tim, hạ áp, tăng cường lưu lượng mạch vành, chống giãn mạch máu và loạn nhịp tim.
  • Các hoạt chất trong dược liệu còn có tác dụng ức chế một số vi khuẩn gây bệnh như tụ cầu vàng, lỵ, bạch hầu, trực khuẩn thương hàn, liên cầu beta…
  • Dược liệu hoạt động với cơ chế thúc đẩy quá trình bài tiết cholesterol thay vì giảm hấp thu thành phần này. Có tác dụng hạ lipid trong máu, đồng thời giảm xơ vữa động mạch.
  • Ngoài những tác dụng chính kể trên, táo mèo còn là dược liệu giúp an thần, làm tăng tính thẩm thấu của mao mạch và làm co cơ tử cung.

Liều lượng và cách dùng Táo mèo

Có thể được sử dụng theo nhiều cách và liều lượng khác nhau, tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Táo mèo có dạng thuốc sắc, dạng bôi, dạng bột hoặc dạng tươi...

Liều lượng:

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và từng bài thuốc mà có thể sử dụng táo mèo theo nhiều cách. Thông dụng nhất là sắc lấy nước uống, tán bột làm hoàn, ngâm rượu, nấu thành cao lỏng…

Dược liệu có thể dùng tươi, khô hay kết hợp đa dạng với các loại vị thuốc khác. Liều khuyến cáo là khoảng từ 5 – 10g ở dạng nước sắc, có thể điều chỉnh tùy theo từng trường hợp.

Bài thuốc chữa bệnh từ Táo mèo

1. Chữa trị chứng đầy bụng bằng táo mèo:

Lấy 30g táo mèo khô, sắc lấy nước uống thay trà trong ngày, cần uống 2-3 ngày.

2.Táo mèo giúp chữa rối loạn mỡ máu:

Lấy 50g táo mèo thái phiến đem nấu với 50g gạo tẻ thành cháo. Sau đó, cho đường phèn vừa ngọt, chia vài lần ăn trong ngày.

3. Trị huyết áp cao, phòng biến chứng bằng táo mèo:

Cách 1: Sao đen 12g táo mèo, 12g thảo huyết minh, 9g hoa cúc trắng.

Sau đó, tán nhỏ hãm với nước sôi trong bình kín khoảng 20 phút, có thể uống thay trà trong ngày

Cách 2: Táo mèo 12g, hoàng kì 45g, cát căn 20g, tang kí sinh 20g, đan sâm 3g. Sắc lấy hai nước trộn vào và cô đặc lại còn chừng 300ml, chí vài lần uống trong ngày. Mỗi liệu trình 15 ngày, nghỉ 20 ngày rồi uống tiếp.

4. Thuốc tiêu thực:

Táo mèo 25g, củ sả 25g, chỉ xác 25g, vỏ vối 25g, củ gấu 40g, gừng tươi 20g, phèn phi 10g, tất cả phơi khô sao giòn tán bột mịn. Người lớn uống 2 thìa cafe chiêu với nước ấm, trẻ nhỏ từ nửa thìa cafe đến 1 thìa cafe tùy theo tuổi.

5. Táo mèo giúp tăng cường khả năng tiêu hóa:

Dùng 200g táo mèo, rửa sạch, bỏ hạt ngâm với 300ml rượu trắng (chú ý ngày lắc bình 1 lần). Sau một tuần đem ra uống. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10-15 ml. Sau khi uống hết rượu, trái táo mèo còn lại trộn với đường kính ăn dần.

6. Táo mèo chữa cao huyết áp, mỡ máu cao:

Táo mèo 15gr, lá sen 15gr sắc nước uống thay trà trong ngày.

Lưu ý khi sử dụng Táo mèo

Mẫn cảm và dị ứng với bất kỳ dược liệu nào có trong bài thuốc.

Tiền sử bị bệnh lý dạ dày nặng, loét, xuất huyết dạ dày không nên dùng vị thuốc này.

Tỳ vị hư yếu, không có thực tích thì không nên dùng.

Bảo quản dược liệu Táo mèo

Bảo quản Táo mèo sau khi chế biến ở nhiệt độ phòng, thoáng mát, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nơi có độ ẩm cao. Tốt nhất nên bảo quản Táo mèo trong bao, túi hoặc hộp kín để dùng lâu dài.

Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ Táo mèo cũng như một số lưu ý cần quan tâm. Tuy nhiên, để bài thuốc mang lại tác dụng điều trị cao và hạn chế tác dụng phụ, người bệnh vẫn nên tham khảo chuyên gia về cách dùng và liều lượng. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp ích cho việc tham khảo của bạn đọc. 

Dược sĩ

Dược sĩ Nguyên Đan

Chuyên ngành: Dược sĩ Đại Học

Tôi là Nguyễn Hoàng Nguyên Đan, hiện đang là dược sĩ nhập liệu, quản lý lưu kho sản phẩm và biên soạn nội dung THUỐC tại ứng dụng MEDIGO. Với kiến thức đã học tại Đại học Y Dược TPHCM và hơn 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y dược, tôi mong muốn mang đến cho cộng đồng những kiến thức về thuốc và sức khỏe hữu ích nhất.

Sản phẩm có thành phần Táo mèo

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn