lcp

Thần khúc


Thần khúc hay còn gọi là Lục thần khúc, Lục đình khúc, Kiến thần khúc, là chế phẩm từ bột mì và các vị thuốc khác (khoảng 40 – 50 vị) được ép thành khuôn, lên men tự nhiên. Dược liệu được dùng chủ yếu trong điều trị chứng bụng đầy, thực tích, ăn kém, sôi bụng tiết tả.

Tuy nhiên, việc dùng Thần khúc sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của cây Thần khúc cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo đọc thêm trong bài viết dưới đây.

thần khúc

Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: Thần khúc, Lục thần khúc, Lục đình khúc, Kiến thần khúc.
  • Tên khoa học: Massa medicata fermentata.
  • Công dụng: Chữa các bệnh cảm mạo trong bốn mùa, cảm lạnh, cảm nắng, ăn uống không tiêu, miệng nôn, đi ỉa lỏng, lỵ, làm lợi sữa.

Mô tả dược liệu Thần khúc

Thần khúc lúc đầu có số vị thuốc chỉ khoảng 4 - 6 vị, sau đó tăng lên dần khoảng 30 - 50 vị thuốc, đa số những vị thuốc này đều có tinh dầu. Các vị thuốc này thường được kết hợp với các loại bột khác nhau như bột mì, bột lúa mạch hoặc cám, sau đó ủ cho lên mốc, rồi đem phơi khô. Ban đầu thần khúc được lên men để chế rượu, sau này người ta phát hiện thêm nhiều công dụng chữa bệnh khác của lục thần nên nó mới được dùng làm thuốc.

thần khúc

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Thần khúc được ghi trong các sách cổ đến nay trải qua tầm 400 - 500 năm lịch sử đã có nhiều sự thay đổi trong công thức và cách chế biến. Vì vậy, hiện nay chúng ta cần thay đổi công thức và cách chế biến sao cho phù hợp, mặc dù tại Trung Quốc vẫn chưa có sự thống nhất trong đơn thuốc.

Mỗi cách chế biến khác nhau lại đưa đến hiệu quả điều trị khác nhau. Thời gian thích hợp để chế thuốc tốt nhất là vào mùa nóng trong năm, theo khí hậu ở Trung Quốc là khoảng từ ngày 5 tháng 5 đến ngày 20 tháng 7 âm lịch.

Công thức đầu tiên về thần khúc (ghi trong Tề dân yếu thuật): Lúa mạch 100 lít. 60 lít sao lên, 30 lít nấu chín, 10 lít để sống. Sau đó đem tán thành bột.

Đơn thuốc thần khúc sau đây bao gồm: Cây ké đầu ngựa 1 phần; Cây ngải cứu 1 phần; Lá dâu 5 phần; Ngô thù du hoặc cây nghể 1 phần. Các vị thuốc này đem nấu thật đặc, sau đó vắt lọc lấy nước rồi trộn cùng bột lúa mạch, cuối cùng đem đóng thành bánh hay ép thành khuôn.

Thời gian thực hiện khoảng từ đầu tháng 7 đến 20 tháng 7 âm lịch kết thúc là muộn nhất. Trong “bản thảo cương mục” (cân lạng được tính lại theo cân lạng mới) đơn thuốc bao gồm: Nước ép thanh cao, nước ép cây thương nhĩ và cây nghể, mỗi thứ 3 lít, bột mì 60kg, bột xích tiểu đậu, hạnh nhân giã nát, mỗi vị 3 lít. Hỗn hợp này cho bột mì vào đem trộn cho thật đều rồi ủ kín đến khi lên mốc vàng mới đem ra phơi khô.

Tuy nhiên, hiện nay các công thức thần khúc càng ngày càng phức tạp hơn, cụ thể như sau:

Tại các quốc doanh dược liệu Việt Nam, thần khúc gồm 22 vị thuốc đem tán thành bột, sau đó trộn chung cùng hồ nếp rồi được đóng thành bánh một khoảng 40g, cuối cùng lập tức đem phơi khô ngay để tránh bị mốc.

Các vị thuốc được cân lượng như sau gồm: Sơn tra 1.000g, ô dược 1.000g, thiên niên kiện 800g, quế 800g, hậu phác 800g, trần bì 800g, thanh hao 1.000g, hương nhu 1.000g, hương phụ 1.000g, thương nhĩ thảo 1.000g, bán hạ chế 700g, mạch nha, địa liên mỗi vị 200g, bạc hà, sa nhân, bạch đàn hương, tô diệp, kinh giới, thảo đậu khấu mỗi vị 600g.

Tại quốc doanh tỉnh Phúc Kiến – Trung Quốc, thần khúc có tới 52 vị thuốc khác nhau được chế theo đơn gia truyền của một gia đình ẩn danh nào đó từ năm 1741. Các vị thuốc này được tán thành bột, sau đó đóng thành bánh một khoảng 40g. Khác với vị thuốc thần khúc chế tại Việt Nam, tại đây thần khúc phải được đem đi ủ cho lên mốc rồi mới đem đi phơi khô.

thần khúc

Tác dụng của Thần khúc

Theo y học cổ truyền

Thần khúc là một vị thuốc nhân dân. Sách cổ có ghi chép về thần khúc như sau: Vị cay, ngọt, tính ôn, quy vào hai kinh tỳ và vị. Có tác dụng tiêu thực, hành khí, kiện tỳ, dưỡng vị, dùng chữa các bệnh cảm mạo trong bốn mùa, cảm lạnh, cảm nắng, ăn uống không tiêu, miệng nôn, đi ỉa lỏng, lỵ, làm lợi sữa.

Liều lượng và cách dùng Thần khúc

Mỗi ngày, lấy từ 9 – 18 g, sắc lấy nước uống hoặc tán bột uống (trong một vài trường hợp, nếu tán bột để làm thuốc hoàn tán thì nên sao đen trước khi dùng theo hướng dẫn của thầy thuốc)

Bài thuốc chữa bệnh từ Thần khúc

Tiêu thực hóa tích

Bài thuốc 1:

Chuẩn bị: 1/2 – 1 miếng thần khúc.

Thực hiện: Đem hãm nguyên liệu trên với nước sôi. Bài thuốc có tác dụng chữa chứng ăn không ngon, tích trệ, bụng trướng.

Bài thuốc 2 (kiện tỳ tiêu thực): 

Chuẩn bị: 12 gam thần khúc, 16 gam mầm lúa mạch, 4 gam gừng khô, 8 gam ô mai nhục.

Thực hiện: Đem sắc với nước. Bài thuốc có công dụng trị chứng ăn không ngon, ngực bụng đầy trướng, miệng nhạt.

Bài thuốc 3:

Chuẩn bị: 12 gam mỗi vị thần khúc, hậu phác, thương truật, mạch nha.

Thực hiện: Đem tán tất cả nguyên liệu trên thành bột, chia uống 2  -3 lần/ ngày, mỗi lần dùng từ 3 – 6 gam thuốc.

Kiện tỳ, trị chứng tiêu chảy do tỳ hư (bài Khúc mạch chỉ truật hoàn)

Chuẩn bị: 16 gam bạch truật, 12 gam thần khúc, 8 gam chỉ thực, 12 gam mầm mạch.

Thực hiện: Đem sắc uống các nguyên liệu trên. Bài thuốc có tác dụng kiện tỳ, tiêu cốc thực, trị tiêu chảy, tỳ hư, thức ăn tích trệ.

Trị cam tích (bài Tiêu cam lý tỳ thang)

Chuẩn bị: 2 gam tam lăng, 6 gam thần khúc, 4 gam thanh bì, 0.2 gam lô hội, 4 gam sử quân tử, 4 gam hoàng liên, 4 gam nga truật, 4 gam trần bì, 2 gam binh lang, 4 gam cam thảo sống, 6 gam mạch nha.

Thực hiện: Sắc các nguyên liêu trên 3 làn, hợp các nước thuốc lại rồi chia thành 3 phần, dùng trong ngày. Nên dùng nước đại táo và đăng tâm thảo làm thang.

Trị chứng nôn ói, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy ở trẻ

Chuẩn bị: 10 gam trần bì, 10 gam thần khúc, 5 gam cam thảo.

Thực hiện: Tán các nguyên liệu trên thành bột mịn, hòa với nước hồ (hoặc nước cháo, nước gạo rang) khi uống.

Trị đau quặn bụng, tiêu chảy

Chuẩn bị: 15 gam thục địa. 30 gam thần khúc, 15 gam bạch truật.

Thực hiện: Đem tất cả các nguyên liệu trên tán thành bột mịn. Dùng 3 lần/ ngày, mỗi lần 4 gam, uống với nước gạo rang hoặc nước sôi.

Trị hư hàn phúc thống (đau do viêm loét dạ dày – tá tràng thể hàn), đau do lạnh bụng

Chuẩn bị: 10 gam thần khúc, 5 gam tiểu hồi, 10 gam nhục quế.

Thực hiện: Tán tất cả các nguyên liệu trên thành bột mịn. Mỗi lần dùng 2 gam, ngày dùng từ 2 – 3 lần.

Trị đau bụng, xuất huyết rỉ rả & trường hợp kinh kỳ ít

Chuẩn bị: 150 ml giấm ăn, 10 gam thần khúc.

Thực hiện: Sắc kĩ, gạn với nước uống cho nóng. Dùng 10 ml/ lần, ngày dùng 1 – 2 lần.

Trị chứng tỳ vị hư nhược, ăn kém, hôi miệng, khó tiêu, suy nhược, gầy yếu, hay bị nôn khi ăn

Chuẩn bị: 150 gam bột mì, 60 gam thần khúc tán mịn, 90 gam nước gừng, 60 gam thịt dê.

Thực hiện: Nước gừng, bột thần khúc, bột mì đem nhào chung rồi cán thành sợi thô. Thịt dê đem thái lát, nấu thành súp. Khi dê chín, cho thêm mì, mắm, muối, gia vị vào. Món ăn nên dùng khi đói, 1 lần mỗi tuần.

Lưu ý khi sử dụng Thần khúc

Không dùng vị thuốc thần khúc cho người bị chứng viêm dạ dày đa toan.

Bảo quản Thần khúc

Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ Thần khúc. Tuy nhiên, để bài thuốc mang lại tác dụng điều trị cao và hạn chế tác dụng phụ, người bệnh vẫn nên tham khảo chuyên gia về cách dùng và liều lượng. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu này.

Dược sĩ

Dược sĩ Nguyên Đan

Chuyên ngành: Dược sĩ Đại Học

Tôi là Nguyễn Hoàng Nguyên Đan, hiện đang là dược sĩ nhập liệu, quản lý lưu kho sản phẩm và biên soạn nội dung THUỐC tại ứng dụng MEDIGO. Với kiến thức đã học tại Đại học Y Dược TPHCM và hơn 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y dược, tôi mong muốn mang đến cho cộng đồng những kiến thức về thuốc và sức khỏe hữu ích nhất.

Sản phẩm có thành phần Thần khúc

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Sản phẩm có thành phần Thần khúc

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn