lcp

Thông đất

Thông đất hay còn gọi là Thạch tùng răng cưa, thông dùi khô, tùng thân gập, cây râu rồng, cây teo não, thuộc họ Thông đất với danh pháp khoa học là  Lycopodiaceae. Trong những năm gần đây, Thông đất ngày càng trở nên quen thuộc trên thị trường thực phẩm nước ta. Cây thông đất chữa bệnh teo não, công dụng này biết đến để điều trị các bệnh như: teo não, suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ do mạch máu não. Ngoài ra, đây còn là vị thuốc quý có nhiều công dụng và mang lại lợi ích tuyệt vời mà ít người biết tới. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của cây Thông đất cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo đọc thêm trong bài viết dưới đây.

thông đất

Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: Thông đất, Thạch tùng răng cưa, thông dùi khô, tùng thân gập, cây râu rồng, cây teo não.
  • Tên khoa học: Lycopodiella cernua (L.) Pic.
  • Họ:  Lycopodiaceae (Thông đất).
  • Công dụng: Chữa bệnh sa sút trí tuệ, Tê thấp, ho, lợi tiểu, sót rau (cả cây sắc uống).

Mô tả cây Thông đất

Cây thảo, sống lâu năm, mọc ở đất, cao 30-50cm. Thân hóa gỗ hình trụ, hơi có rãnh, lúc đầu mọc bò ngang, bén rễ ở những mấu, sau mọc đứng và phân cành.

Lá nhỏ, hình dải, hướng lên, xếp theo đường xoắn ốc, chỉ có 1 gân.

Bông hình trụ, màu nâu nhạt, mọc thõng xuống ở đầu cành, mang nhiều lá bao tử hình tam giác, đầu nhọn; túi bào tử nằm ở kẽ lá bào tử, gần hình cầu, mở thành hai mảnh không bằng nhau; bào tử rất nhỏ.

Mùa sinh sản: tháng 3-7.

thông đất

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Chi Lycopodium L. gồm các loài là thân thảo, phân bố rải rác từ vùng ôn đới ấm đến vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới. Ở Việt Nam gồm 10 loài.

Trên thế giới, thông đất chỉ thấy ở 1 số nước châu Á như Trung Quốc, Mianma, Lào, Ấn Độ, Việt Nam,…

Ở Việt Nam, thông đất phân bố ở các tỉnh miền núi và trung du, cây thường mọc lẫn với các loại cây bụi và cỏ thấp trong các quần hệ thực vật ở đồi, ven rừng, bờ nương rẫy, ven đường đi.

Thông đất là cây chịu hạn tốt, có thể mọc được trên nhiều loại đất, kể cả đất chua, khô cằn sỏi đá. Với khả năng mọc chồi khỏe mạnh từ thân rễ, cây dễ dàng tạo thành đám lớn, có tác dụng chống xói mòn.

Thông đất sinh sản bằng bào tử, bào tử phát tán nhờ gió và nước.

Dược liệu được thu hái vào mùa hè thu. Sau khi hái về rửa sạch đất cát, rồi đem phơi khô dùng dần. Cất giữ thuốc nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, tránh những nơi ẩm thấp, mối mọt, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào làm hư hại thuốc.

Bộ phận sử dụng của Thông đất

Người ta sử dụng toàn bộ cây Thông đất để làm thuốc.

thông đất

Thành phần hóa học

Theo nghiên cứu khoa học hiện đại, các thành phần được phân lập từ cây Thông đất rất đa dạng, chủ yếu thuộc các nhóm alkaloid, triterpenoid, flavonoid, glycoside, tannin.

Trong các nhóm trên, nhóm alkaloid chiếm ưu thế nhất. Và hoạt chất quan trọng nhất trong nhóm này của cây Thông đất là Huperzine A. Chất này được các nhà khoa học Trung Quốc cô lập lần đầu tiên vào năm 1948. Nó có thể dễ dàng xuyên qua hàng rào máu não và tác động trực tiếp lên các tế bào thần kinh não bộ.

Huperzine A có tác dụng tăng cường dẫn truyền thần kinh, ngăn chặn hình thành các mảng bám, đám rối trong não, nuôi dưỡng tế bào não từ đó có đáp ứng rất tốt với các bệnh Alzheimer, teo não và sa sút trí tuệ và các bệnh có liên quan đến tổn thương tế bào thần kinh não bộ.

Theo báo cáo của viện quốc gia Hoa Kì (NIH, USD), hiệu lực ức chế men phân hủy chất dẫn truyền thần kinh AchE của Huperzine A tương tự hoặc cao hơn chất ức chế AchE đang dùng trong tây Y điều trị Alzheimer, sa sút trí tuệ như: Physostigmine, Galantamine,… Cụ thể là khả năng thâm nhập qua hàng rào máu não tốt hơn, sinh khả dụng đường uống cao hơn và thời gian tác dụng kéo dài hơn.

Tác dụng của Thông đất

Theo y học cổ truyền

Thông đất vị ngọt, hơi đắng, tính bình vào các kinh can, tỳ, thận, có tác dụng khu phong thấp, thư kinh lạc, hoạt huyết, chỉ huyết, thanh can, minh mục, tiêu viêm. Trong y học cổ truyền, thông đất được dùng chữa phong thấp, tê đau, viêm gan cấp tính, kiết lỵ, mắt đỏ, nôn ra máu, đại tiện ra máu, chảy máu mũi, vết bỏng.

Theo y học hiện đại

Thông đất có tác dụng ức chế một số vi khuẩn, còn có tác dụng lợi tiểu, chống co thắt và giảm đau.

Liều lượng và cách dùng Thông đất

Ngày 6-15g cây khô hoặc 30-60g cây tươi, sắc nước uống. Dùng ngoài, rửa vết thương bằng nước sắc hoặc dùng bột rắc.

Bài thuốc chữa bệnh từ Thông đất

Bài thuốc điều trị suy giảm trí nhớ, bệnh teo não, Alzheimer

Thông đất khô 15g, nấu với 800ml nước, đun cạn còn 400ml chia 3 lần để uống trong ngày.

Bài thuốc điều trị bệnh gan

Thông đất khô 10g, Cà gai leo khô 30g. Đem nấu với 1 lít nước, đun cạn còn 700ml chia ra uống trong ngày.

Lưu ý khi sử dụng Thông đất

Phụ nữ mang thai không được dùng.

Bảo quản Thông đất

Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ Thông đất. Tuy nhiên, để bài thuốc mang lại tác dụng điều trị cao và hạn chế tác dụng phụ, người bệnh vẫn nên tham khảo chuyên gia về cách dùng và liều lượng. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu này.

Dược sĩ

Dược sĩ Nguyên Đan

Chuyên ngành: Dược sĩ Đại Học

Tôi là Nguyễn Hoàng Nguyên Đan, hiện đang là dược sĩ nhập liệu, quản lý lưu kho sản phẩm và biên soạn nội dung THUỐC tại ứng dụng MEDIGO. Với kiến thức đã học tại Đại học Y Dược TPHCM và hơn 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y dược, tôi mong muốn mang đến cho cộng đồng những kiến thức về thuốc và sức khỏe hữu ích nhất.

Sản phẩm có thành phần Thông đất

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn