lcp

Thục địa là gì? Tác dụng và bài thuốc chữa bệnh từ Thục địa


Thục địa là một vị thuốc Đông Y phổ biến có nguồn gốc từ Sinh địa. Do được bào chế kỹ từ củ Sinh địa nên Thục địa có những dược tính quan trọng khác với Sinh địa. Đây là một vị thuốc bổ thận, dưỡng huyết và ích tinh. Vì vậy nó được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa vô sinh cho cả nam và nữ giới. Cụ thể những công dụng của Thục địa cũng như cách sử dụng sẽ được chia sẻ trong bài viết sau.

Đặc điểm của Thục địa

Thục địa có tên khoa học là Radix Rehmanniae glutinosae praeparata. Là rễ củ đã chế biến của cây Sinh địa – tên khoa học là Rehmannia glutinosa (Gaertn.) Libosch. Cây này thuộc họ Hoa mõm sói (Scrophulariaceae). Sinh địa là phần thân rễ của cây Địa hoàng phơi hay sấy khô. Còn Thục địa được chế biến từ Sinh địa theo dạng đồ, nấu chín. 

Thục địa được bào chế đúng là loại có phiến dày hoặc khối không đều. Bề mặt không đều, mặt ngoài bóng. Chất của nó mềm, dai, khó bẻ gãy. Mặt cắt ngang có màu đen nhánh, mịn bóng, không có mùi và có vị ngọt.

Quy trình chế biến Thục địa như thế nào?

Thục địa được chế biến theo 2 cách như sau:

Cách 1: 

Trước tiên rửa sạch củ Sinh địa, cho vào thùng, củ to xếp ở dưới, củ nhỏ ở trên. Cứ 90 kilogram Sinh địa thì thêm 10 lít rượu. Bắc lên bếp đun đến khi sôi. Tiếp tục đun nhỏ lửa từ 6 - 8 giờ cho đến khi cạn. Trong khi đun, cứ khoảng 1 giờ lại lấy nước ở đáy nồi tưới lên các củ cho thấm đều.

Sau khi đun xong, lấy củ ra phơi 3 ngày, rồi lại đem nấu lần thứ 2 với nước gừng. Cho 2 kilogram gừng tươi giã nhỏ vào nước, khuấy đều, lọc lấy nước rồi nấu với Sinh địa. Lặp đi lặp lại công đoạn vớt ra phơi, rồi lại nấu. Làm như vậy 5 đến 7 lần, đến khi thu được dược liệu có màu đen nhánh.

Cách 2:

Lấy 10kg sinh địa, rửa sạch, để ráo nước. Lấy 10kg gừng tươi, rửa sạch, thái nhỏ hoặc xay ướt. Lấy 1.5kg sa nhân, loại bỏ tạp chất, rửa sạch, đập, giã hoặc xay nhỏ. Cho gừng tươi và sa nhân vào nồi nấu hai vỏ. Sau đó thêm nước rồi đun sôi, điều chỉnh nhiệt độ để nồi sôi lâm râm trong 1 giờ, rút dịch chiết sa nhân + gừng để được khoảng 50 lít.

Cho Sinh địa đã ráo nước vào nồi nấu hai vỏ. Tẩm Sinh địa với 1.2 lượng rượu (22.5 lít) cùng với dịch chiết sa nhân + gừng, ngâm ủ trong 2 giờ. Nếu lượng dịch sa nhân + gừng, rượu chưa đủ ngập Sinh địa thì cho thêm nước sạch (yêu cầu cao hơn mặt Sinh địa 2cm đến 3 cm). Tiến hành nấu trong 3 ngày, mỗi ngày đun âm ỉ trong 6 giờ. Đêm ngừng nấu. Cứ sau mỗi ngày lại bổ sung thêm nước sôi cho đủ độ ngập.

Đến ngày thứ 4 thì rút dịch nấu, gộp cùng 1/2 lượng rượu còn lại. Trộn đều để Sinh địa ngấm đều rượu. Đổ dịch nấu vào chung với phần rượu ở trên và ngâm ủ trong 2h. Thêm nước cho ngập rồi đun lâm râm trong 6 giờ. Đêm ngừng nấu. 

Ngày thứ 5 tiếp tục nấu và điều chỉnh lượng nước sao cho lượng dịch nấu rút ra ngày hôm sau chỉ còn khoảng 9 đến 10 lít. Sinh địa sau khi được nấu trở nên đen nhánh, có mùi thơm, vị ngọt. Để nguyên hoặc thái lát dày 3 đến 4 mm rồi đem sấy. Trong quá trình sấy, tẩm với phần dịch còn lại.

Quá trình tẩm – sấy (hoặc phơi nắng) được làm liên tục cho tới khi hết dịch và thục địa thu được trở nên đen, láng bóng, khô, dẻo, thớ dai chắc, sờ không dính tay là được.

Thành phần hóa học trong Thục<a href="https://youmed.vn/tin-tuc/thuc-dia/#Thuc_dia_la_gi:"> địa</a>

Hàm lượng các hợp chất trong Thục địa sẽ khác nhau và thay đổi tùy thuộc vào số lần hấp, sấy và phương pháp làm khô.

Trong Thục địa, người ta tìm thấy các chất sau: Catalpol, Galactose, Glucose và Fructose, Maltose và Sucrose. Ngoài ra còn có các loại chất béo thô và protein thô.

Tác dụng của Thục địa

Theo y học cổ truyền

Thục địa được xem là một vị thuốc chủ yếu để bổ thận, bổ máu, tráng tinh. Vì vậy Thục địa thường xuất hiện trong các bài thuốc gian dân Đông Y điều trị bệnh cao huyết áp, suy nhược cơ thể, hạ đường huyết, chống viêm. 


 

Ngoài ra Thục địa cũng đặc biệt tốt cho cả nam và nữ giới: Giúp nam bổ thận tráng tinh và bổ máu cho phụ nữ vào thời kỳ kinh nguyệt hoặc sau sinh con.

Theo y học hiện đại 

Thục địa được sử dụng phổ biến trong Đông Y trước khi được sử dụng trong y học hiện đại. Theo một số nghiên cứu, Thục địa có những công dụng như:

  • Ngăn ngừa loãng xương, đặc biệt hữu hiệu với phụ nữ mãn kinh và người già mắc bệnh loãng xương.
  • Thục địa kháng viêm rất tốt
  • Thực địa cũng được đánh giá cao về hiệu quả tăng cường miễn dịch, đặc biệt là khả năng ức chế miễn dịch mà không gây tổn thương thận như corticoid
  • Ổn định đường huyết và giúp hạ đường huyết từ từ.

Cách dùng và liều dùng Thục địa

Thục địa được khuyên dùng với liều lượng từ 9g đến 15g một ngày. Có thể dùng dưới dạng thuốc sắc lấy nước uống hoặc làm thành viên uống. Người ta thường dùng Thục địa kết hợp với các vị thuốc khác trong 1 bài thuốc.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ Thục địa

Với rất nhiều công dụng cả trong Y học cổ truyền và Y học hiện đại, có rất nhiều bài thuốc quý từ Thục địa được mọi người sử dụng. Dưới đây là những bệnh lý có thể sử dụng bài thuốc từ Thục địa để điều trị:

  • Cao huyết áp: Cho Thục địa vào nồi với 1 lít nước và sắc, khi sôi 15 phút thì tắt bếp và lấy nước uống. Uống liên tục khoảng 2-3 tuần sẽ thấy hiệu quả
  • Bổ máu: Hầm 50g Thục địa với 1 lạng tiết heo và 10 chân gà đã làm sạch rồi ăn. Một tuần ăn 1 lần sẽ giúp bổ máu.
  • Táo bón: Hầm thịt heo với 100g Thục địa rồi ăn sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón
  • Đau đầu: Sử dụng 200g Thục địa, 100g sơn thù du, 30g hoài sơn, 30g bạch phục và 30g mẫu đơn bì linh sắc lấy nước uống.
  • Đau nhức xương khớp: 10g nhung dung sấy khô đã tán thành bột sau đó trộn với mật ong và 20g Thục địa rồi vo thành viên. Mỗi ngày uống 2-3 viên trong vòng 1 tháng.

Lưu ý khi sử dụng Thục địa

Tuy có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe, nhưng khi sử dụng Thục địa cũng cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Không dùng Thục địa cho người hay bị đau bụng, tiêu hóa kém, bị bệnh tiêu chảy
  • Không dùng chung Thục địa với bối mẫu, vô di, tam bạch, la bặc, thông bạch, cửu bạch...
  • bảo quản Thục địa trong bình kín vệ sinh để tránh ẩm mốc, sâu mọt
  • Nên tìm mua Thục địa ở những địa điểm uy tín. Vì quy trình sản xuất khá phức tạp nên dễ gặp những nơi bán không đảm bảo chất lượng thì sẽ không đạt được hiệu quả chữa bệnh như mong muốn.

Bài viết trên đã trình bày chi tiết về Thục địa cũng như công dụng và các bài thuốc quan trọng từ vị thuốc này. Có thể thấy Thục địa là một vị thuốc sản xuất công phu, tốn thời gian và mang lại rất nhiều công dụng trong việc điều trị nhiều bệnh lý thường gặp. Tuy nhiên trước khi sử dụng Thục địa để chữa bệnh, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo bạn không uống các loại thuốc có thể có tác dụng phụ với Thục địa.

Dược sĩ

Dược sĩ Nguyên Đan

Chuyên ngành: Dược sĩ Đại Học

Tôi là Nguyễn Hoàng Nguyên Đan, hiện đang là dược sĩ nhập liệu, quản lý lưu kho sản phẩm và biên soạn nội dung THUỐC tại ứng dụng MEDIGO. Với kiến thức đã học tại Đại học Y Dược TPHCM và hơn 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y dược, tôi mong muốn mang đến cho cộng đồng những kiến thức về thuốc và sức khỏe hữu ích nhất.

Sản phẩm có thành phần Thục địa

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Cần tư vấn từ dược sĩ

XEM CHI TIẾT

Cần tư vấn từ dược sĩ

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn