lcp

Thường Xuân là cây gì? Cách trồng và công dụng của Thường Xuân


Cây thường xuân là một loại cây leo làm cảnh trang trí sân vườn đẹp mắt được rất nhiều người yêu thích. Không những thế, đây còn là một loại dược liệu thường được sử dụng trong các sản phẩm trị ho và có nhiều công dụng khác như kháng viêm, chống oxy hóa, giải độc, hỗ trợ chăm sóc da. Để hiểu rõ hơn về loại cây này cũng như tác dụng của thường xuân trong đời sống và y dược, cùng chúng tôi tìm hiểu nội dung bài viết sau.

thường xuân

Tìm hiểu về cây thường xuân

Cây Thường xuân có tên khoa học là Hedera helix, thuộc họ Ngũ gia bì Araliaceae. Cây còn có nhiều tên gọi khác như dây Nguyệt quế, dây lá Nho, cây Vạn Niên và có tên tiếng Anh được gọi là Ivy.

Đặc điểm sinh thái

Cây thường xuân thuộc loại cây leo với chiều dài có thể lên tới 20-30m khi phát triển ở những khu vực, bề mặt thích hợp như trên cây cối, vách đá, bờ tường. Cây đặc biệt ưa những nơi ẩm ướt, râm mát và không chịu được ánh nắng quá gay gắt. Cây có hệ thống rễ nhiều, các rễ con leo lên nhờ bám chắc vào các vật thể. Cây có khả năng sinh trưởng tốt, có thể tái sinh sau khi bị chặt.

Lá thường xuân là lá đơn dài khoảng 50-100mm, mọc so le, phiến lá phân thùy, gân hình chân vịt. Cuống lá dài từ 15-20mm. Lá Thường xuân có hai loại: lá lúc non khá nhỏ, có lông và thường có chia thùy. Lá ở giai đoạn trưởng thành sẽ có hình bầu dục, to hơn và mọc thành chùm.

Cây thường xuân ra hoa vào khoảng tháng 5 - tháng 8, hoa có đường kính từ 3 – 5cm, màu lục trắng hoặc trắng vàng. Mật của hoa được xem như một nguồn thực phẩm quan trọng vào cuối mùa thu cho ong và các loại côn trùng khác.

Quả là dạng quả hạch tròn, khi chín có màu tím đen. Quả thường chín vào cuối mùa đông (tháng 9 -11) và là nguồn thức ăn quan trọng cho nhiều loài chim.

Cây thường xuân có nguồn gốc từ Châu Âu, đến nay có thể tìm thấy loại cây này trên khắp thế giới. Ở Việt Nam, thường xuân vừa được trồng làm lớp phủ bề mặt trang trí cho các khu vườn, bức tường nhà, vừa được dùng làm bài thuốc chữa bệnh ho và nhiều bệnh khác.

cây thường xuân

Ý nghĩa phong thủy của thường xuân

Theo phong thủy, cây thường xuân tượng trưng cho sự tài lộc, sinh sôi nảy nở và may mắn. Ngoài ra, thường xuân còn được trồng để xua đuổi tà ma, chướng khí hay những vận xui, từ đó mang đến bình an, may mắn, thịnh vượng cho gia chủ.

Với sự phát triển mạnh mẽ và lâu dài, cây thường xuân còn là món quà ý nghĩa tặng người thân với hàm ý gắn kết lâu dài, thể hiện sự chân thành.

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc

Cây thường xuân thường được trồng theo phương pháp giâm cành

Cách trồng: chuẩn bị 1 chậu đất hoặc mảnh đất có độ tơi xốp và cắm 1 đoạn cành non cây thường xuân dài khoảng 10cm xuống đất. Sau đó đặt chậu ở nơi râm mát, ẩm ướt. Duy trì môi trường lý tưởng này thì khoảng 2-3 tuần cây sẽ ra rễ và bắt đầu phát triển

Cách chăm sóc

Ánh sáng: cây có thể phát triển tốt ở môi trường trong nhà và ngoài trời, nhưng không nên để cây thường xuân ở nơi có ánh nắng quá gắt.

Đất: cây sẽ phát triển tốt trên đất màu mỡ, tới xốp và dễ thoát nước. Có thể dùng hỗn hợp gồm: đất mùn và đất vườn hoặc đất mùn, than bùn, đất cát hạt nhỏ có bổ sung thêm phân bón lót để trồng.

Tưới nước: là cây ưa ẩm nhưng thường xuân cũng không chịu được ngập úng nước. Vì vậy bạn cần đảm bảo tưới nước thường xuyên, đủ độ ẩm để cây không rụng lá nhưng không được tưới quá nhiều khiến cây bị úng nước và thối rễ.

Tác dụng của cây thường xuân

Cây thường xuân giúp thanh lọc không khí

Ngoài tốt cho phong thủy, trồng cây thường xuân còn giúp thanh lọc không khí. Cụ thể, cây hấp thụ những chất có hại cho sức khỏe con người như aldehyde formic, benzen, phenol, từ đó ngăn chặn hiệu quả các chất gây ung thư và các vấn đề sức khỏe khác.

cây cảnh thường xuân

Cây thường xuân làm cây cảnh và quà tặng

Nhờ sự phát triển mạnh mẽ tạo các mảng tường hay hàng rào thu hút với lớp lá màu xanh đẹp mắt, cây thường xuân giúp trang trí cho ngôi nhà và tạo bóng mát xung quanh. 

Ngoài ra, cây thường xuân có thể trồng trong nhà giúp lọc không khí và mang đến tài lộc, sự may mắn nên đây cũng là một món quà rất ý nghĩa tặng cho bạn bè, người thân.

Lá thường xuân giúp chữa bệnh hiệu quả

Bộ phận được dùng làm thuốc chữa bệnh của cây thường xuân là rễ, thân, lá và quả, có thể dùng tươi hay phơi khô để dùng lâu dài.

Một số thành phần hóa học trong cây Thường xuân mang lại tác dụng chữa bệnh như: Saponin (chiếm khoảng 4 – 5%): Hedera Saponin B, Hedera Saponin C, Hederasaponin D là 3 saponin chính và một lượng nhỏ α-hederin (có vai trò quan trọng trong hiệu quả long đờm, làm dịu cơn ho). Chất Hederasaponin C khi vào cơ thể được chuyển hóa thành α-hederin và tạo tác dụng tương tự. Ngoài ra còn có các thành phần khác như Flavonoid, alkaloid, chất béo, dẫn xuất của acid phenolic.

Với những thành phần trên, cây thường xuân được đánh giá cao về các tác dụng như sau:

  • Giảm ho: lá thường xuân được biết đến với công dụng điều trị hiệu quả bệnh hen suyễn, viêm phế quản, đặc biệt là tình trạng ho ở trẻ em. Bên cạnh đó, dịch chiết từ lá dược liệu này có tác dụng long đờm tốt tương tự như acetylcysteine.
  • Chống viêm và chống oxy hóa: dịch chiết từ lá thường xuân chứa các chất chống oxy hóa có khả năng giảm lượng đường trong máu do. Các nghiên cứu cũng chỉ ra tác dụng chống viêm ở tế bào phổi người và ức chế giải phóng chất gây viêm interleukin-6. Nhờ đó, ngăn chặn quá trình viêm.
  • Hỗ trợ chăm sóc da: lá thường xuân có thể giảm đau và nhiễm trùng của các vết bỏng trên da . Cũng nhờ tính kháng khuẩn, dược liệu này giúp giảm bớt sự đau đớn khó chịu do các bệnh vẩy nến, mụn trứng cá, chàm da...
  • Giúp giải độc: dùng chiết xuất lá thường xuân thường xuyên giúp các cơ quan hoạt động tốt hơn, thanh lọc cơ thể và đào thải độc tốt cho cơ thể.

Tuy nhiên, các nghiên cứu về hiệu quả chữa bệnh của cây thường xuyên vẫn cần thêm thời gian thực nghiệm để trở thành chỉ định phổ biến.

thường xuân trị bệnh

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng cây thường xuân, bạn cũng cần lưu ý một vài điểm sau:

  • Cây thường xuân có thể gây ra tình trạng viêm da tiếp xúc, phát ban dị ứng trên da. Đã có một số trường hợp bị những phản ứng này khi cắt tỉa cây thường xuân trong vườn.
  • Một số người có thể gặp các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy khi dùng lá thường xuân. Tuy nhiên các nghiên cứu về vấn đề này còn rất ít và chưa được đào sâu.
  • Bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thường xuân để trị bệnh, đặc biệt là nếu bạn đang có thai hoặc đang cho con bú.

Có thể thấy, cây thường xuân là một loại cây hữu ích mang lại nhiều công dụng cả trong đời sống lẫn sức khỏe. Ngoài việc trang trí làm đẹp cho ngôi nhà và mang lại may mắn, cây thường xuân được nhiều người biết đến với công dụng trị ho. Tuy nhiên khi sử dụng loại dược liệu này làm thuốc, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn để tránh những tác dụng phụ hay rủi ro không mong muốn.

Dược sĩ

Dược sĩ Nguyên Đan

Chuyên ngành: Dược sĩ Đại Học

Tôi là Nguyễn Hoàng Nguyên Đan, hiện đang là dược sĩ nhập liệu, quản lý lưu kho sản phẩm và biên soạn nội dung THUỐC tại ứng dụng MEDIGO. Với kiến thức đã học tại Đại học Y Dược TPHCM và hơn 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y dược, tôi mong muốn mang đến cho cộng đồng những kiến thức về thuốc và sức khỏe hữu ích nhất.

Sản phẩm có thành phần Thường xuân

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Sản phẩm có thành phần Thường xuân

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn