lcp

Tơm trơng


Tơm trơng  là một loại thảo dược quý hiếm của núi rừng Tây Nguyên không những tăng cường sinh lý nam mà còn có tác dụng tuyệt vời đối với các bệnh lý xương khớp, gout.…để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của Tơm trơng  cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo đọc thêm trong bài viết dưới đây.

cây tơm trơng

Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: Tom Trong Nenso, Tơm Trơng
  • Tên khoa hoc: Atao Nenso
  • Họ: Họ Trúc Đào (Apocynaceae)
  • Công dụng: Tăng cường thể trạng, giúp bổ thận tráng dương,giảm đau xương khớp, điều trị bệnh gout hiệu quả, giảm mỡ máu, giảm cholesterol.

Mô tả Tơm trơng

Tơm trơng là dạng cây bụi, có thể cao tới 1,5m, mọc thành từng bụi nhỏ, thân cây có mủ, khi phơi khô bẻ vỏ thân cây có màng tơ trắng. Lá thuôn nhọn, có lông tơ mỏng, mọc đối hình xoắn hay xoắn bầu dục thon. Mặt trên và mặt dưới của lá nhẵn bóng, được bao phủ bởi lớp lông tơ mềm trắng.

cây tơm trơng

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Phân bố

Tơm trơng chủ yếu mọc ở vùng núi cao Tây Nguyên, là một trong vi chủ dược của bài thuốc Amakong – giúp bồi bổ chức năng thận, cường dương, giảm mệt mỏi, đau nhức từ già làng Amakong, người được mệnh danh là Vua voi. Hiện ở các khu vực khác tại Việt Nam chưa tìm thấy nguồn dược liệu này.

Thu hoạch:

Thu hoạch phần thân và rễ của cây vào cuối mùa xuân hằng năm vì đây là lúc hai bộ phận này chứa nhiều dưỡng chất nhất.

Chế biến: 

Cây sau khi thu hái sẽ được cắt thành từng khúc ngắn khoảng 10-20cm đem phơi khô làm thuốc.

Bộ phận sử dụng Tơm trơng: 

Thân và rễ

Thành phần hóa học

 Khi chiết xuất rễ, thân của cây tơm trơng được các thành phần hóa học như: tinh dầu, alkaloid, phytosterol giúp bổ thận tráng dương và phân giải acid uric hiệu quả.

Ngoài các hoạt chất trên còn có nhiều khoáng chất như: Li, Mg, Al, K, Ca, Mn, Fe, Co, Ni, Cu, Zn, As, Ce, No… Trong đó, magie cần thiết cho quá trình đường phân, kẽm, giúp tăng sinh lực, selen bảo vệ tế bào, liti cân bằng tâm lý v.v…

Tác dụng của Tơm trơng

Từ lâu cây Tơm trơng đã trở nên nổi tiếng gắn liền với bài thuốc bổ thận tráng dương của vua voi Amakong, sau đó được các nhà khoa học của 2 trường Đại học Y Dược Huế và Đại Học Y Dược Tp HCM nghiên cứu chuyên sâu và đưa ra nhiều kết quả bất ngờ về tính chất dược lý của loại dược liệu này. Cây tơm trơng có các tác dụng sau:

  • Giúp hạ acid uric trong máu, hỗ trợ điều trị bệnh gout: Hoạt chất Phytosterol trong cây tơm trơng giúp tăng cường đào thải acid uric – qua đó giúp điều trị bệnh gout rất hiệu quả.
  • Hạ cholesterol: Ngoài tác dụng đào thải acid uric, hoạt chất phytosterol còn làm giảm hấp thu cholesterol , rất tốt cho bệnh nhân có tiền sử bị xơ vữa động mạch hay bị suy tim mạch…
  • Giúp bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực ở nam giới: Nổi tiếng là một trong những thành phần chính trong bài thuốc của vua Amakong giúp bổ thận, tăng cường sức khỏe và sinh lý.
  • Giúp giảm đau nhức xương khớp, đau lưng: Hoạt chất flavovoid và alkaloid có trong cây tơm trơng khi kết hợp với các dược liệu khác như dâm dương hoắc và khúc khắc giúp giảm đau, chống tình trạng sưng viêm tại các khớp rất hiệu quả.
  • Giúp người cao tuổi ăn ngon hơn, ngủ sâu giấc hơn: Cây tơm trơng giúp người già có cảm giác ăn ngon miệng hơn và tạo giấc ngủ sâu hơn.

Liều lượng và cách dùng Tơm trơng

Sắc lấy nước uống hoặc ngâm rượu uống

Bài thuốc chữa bệnh từ Tơm trơng

1. Cách sắc nước tơm trơng để uống

Dùng khoảng 40g thân cây tơm trơng khô, mang đi rửa sạch rồi để ráo nước. Tiếp đến cho vào nồi sắc cùng với 1,5 lít nước lọc, sắc trên lửa nhỏ trong vòng khoảng 15 – 20 phút rồi tắt bếp.

Dùng nước này để uống thay nước lọc trong ngày. Tuy nước thuốc có vị hơi chát do tinh dầu của cây tiết ra nhưng không quá khó uống. Nước thuốc sắc từ tơm trơng có công dụng giúp hạ acid uric trong cơ thể và cải thiện, tăng cường chức năng của thận. Rất tốt cho hệ tim mạch và giảm đau nhức xương khớp.

2. Cách ngâm rượu tơm trơng

Chuẩn bị: 1 kg thân rễ cây tơm trơng cùng với 5 lít rượu trắng 40 độ và bình ngâm rượu thủy tinh. Đem dược liệu đi rửa sạch để loại bỏ đất cát và bụi bẩn, sau đó đem đi cắt khúc cho đẹp mắt rồi để ráo nước rồi mới đem ngâm.

Cách ngâm: Cho 1kg dược liệu đã sơ chế xếp vào bình ngâm rượu cho đẹp mắt rồi đổ 5 lít rượu trắng vào cho ngập dược liệu, sau đó đậy kín nắp lại. Đặt đáy bình rượu tiếp giáp với mặt đất, ngâm trong vòng 1 – 2 tháng là có thể sử dụng.

Nếu muốn rượu ngâm nhanh hơn thì chúng ta có thể chẻ nhỏ tơm trơng ra để ngâm.

Cách dùng: Mỗi ngày chỉ nên sử dụng 1 – 2 ly rượu thuốc nhỏ trong mỗi bữa ăn, không nên quá lạm dụng để tránh các tác dụng phụ. Rượu thuốc này có công dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, giúp giảm đau cơ xương và bổ tim.

3. Bài thuốc chữa bệnh gout từ tơm trơng

Chuẩn bị: tơm trơng 20g, thổ phục linh 16g, dâm dương hoắc 10g, nhân trần 10g, cây cối xay 12g, bông mã đề 10g, bạch truật 12g, ý dĩ nhân 20g, cam thảo 8g

Thực hiện: Sắc các nguyên liệu trên với 5 bát nước và vài lát gừng tươi đến khi còn hai bát. Chia nhỏ, uống làm 2 ngày trong lần

Lưu ý khi sử dụng Tơm trơng

  • Tuyệt đối không sử dụng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú, trẻ nhỏ
  • Không nên lạm dụng tác dụng của tơm trơng mà sử dụng quá liều, có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn
  • Người dị ứng với các thành phần của tơm trơng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng
  • Nên sử dụng đúng đối tượng, đúng phương pháp, dùng sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
  • Tơm trơng là một trong những vị thuốc ít có trên thị trường, vì vậy người mua cũng khó phân biệt được thật giả. Để biết chính xác cây tơm trơng thật, bạn chỉ cần bẻ phần vỏ cây, nếu thấy những sợi tơ mỏng màu trắng là mủ keo của vỏ. Nếu vị thuốc giả sẽ không có sợi tơ màu trắng này.
  • Người bệnh gout nên sử dụng thuốc sắc, hạn chế sử dụng rượu tơm trơng, nếu sử dụng nên có chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn.

Bảo quản Tơm trơng:

Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp

Sản phẩm có thành phần Tơm trơng

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn