lcp

Trà dây là gì? Công dụng và một số bài thuốc hay từ trà dây


Trà dây (hoặc chè dây) ngày càng được nhiều người ưa chuộng nhờ những tác dụng của tuyệt vời của loài cây này với sức khỏe. Trong cây chè dây chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như Tanin, Flavonoid, Myricetin… Vậy cây chè dây có những công dụng gì và cách sử dụng ra sao? Cùng tìm hiểu lời giải đáp trong bài viết sau đây nhé.

Giới thiệu chung về trà dây

Cây trà dây là gì?

Trà dây còn có nhiều tên gọi khác như bạch liễm, thau rả, chè dây… Loài cây này có danh pháp khoa học là thuộc Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn.) Planch, họ Nho (Vitaceae). Cây xuất hiện nhiều ở các quốc gia châu Á như Indonesia, Trung Quốc, Ấn Độ và cả Việt Nam. Ở nước ta, cây chè dây thường mọc hoang ở các tỉnh thành như Nghệ An, Quảng Ninh, Hòa Bình, Lào Cai…

Trà dây

Trà dây leo còn có nhiều tên gọi khác như bạch liễm, thau rả, chè dây…

Một số đặc điểm của trà dây

Cây chè dây là loài cây dây leo cứng cáp, với thân và cành dạng hình trụ. Chính vì vậy mà nó thường bị nhầm lẫn với cây Dây chè (Vernonia andersonii C.B.Clarke) họ Cúc. Chè dây ưa những nơi ẩm ướt và nhiều ánh sáng, cây mọc leo trên thân của những loài cây gỗ nhỏ hoặc cây bụi ở ven rừng, bờ nương rẫy hay các vùng đồi.

Chè dây thường ra hoa vào giai đoạn tháng 6 và tháng 7, đến tháng 9 và tháng 10 thì đậu quả. Hoa chè dây có màu trắng và mọc thành từng cụm, còn quả có màu đỏ sau đó khi chín sẽ dần chuyển thành màu đen.

Cây được thu hoạch quanh năm, tuy nhiên thời điểm tốt nhất là lúc cây chưa ra hoa, từ tháng 4 đến tháng 10. Người ta thu hoạch toàn cây, cả cành, lá và rễ của cây chè dây để sử dụng.

Các thành phần hóa học của cây trà dây

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện trong cây chè dây có chứa những thành phần hóa học sau đây:

  • Flavonoid: chiếm tỷ lệ 18,15%, tồn tại ở 2 dạng là glycosid và aglycon.
  • Tanin
  • Hai loại đường tự nhiên là Glucose và Rhamnose

Ngoài ra, rễ cây chè dây cũng chứa myricetin và ampelopsin. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng không tìm thấy bất cứ hoạt chất độc hại nào trong chè dây.

Trà dây

Chè dây có chứa nhiều thành phần hóa học tốt cho sức khỏe

Chè dây có tác dụng gì? Tác dụng của trà dây trong y học cổ truyền và hiện đại

Nhiều người băn khoăn trà dây có tác dụng gì? Những công dụng của chè dây đã được chứng minh bởi cả y học cổ truyền và hiện đại.

Tác dụng chè dây trong y học cổ truyền

Chè dây được đánh giá là loại dược liệu quý đối với y học cổ truyền. Loài cây này có tính mát, vị ngọt, nhạt, có công dụng giảm viêm, giảm đau, giải độc và thanh nhiệt cho cơ thể. Chính vì vậy, người ta thường sử dụng chè dây để điều trị các chứng bệnh sau:

  • Viêm kết mạc cấp;
  • Đau dạ dày;
  • Viêm gan;
  • Cảm mạo;
  • Viêm họng;
  • Mụn nhọt.

Công dụng chè dây trong y học hiện đại

Những tác dụng trà dây trong y học hiện đại cũng rất dạng. Nó vừa có tác dụng phòng bệnh, vừa được dùng để chữa nhiều loại bệnh như:

  • Đẩy lùi tình trạng oxy hóa, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào xấu và các gốc tự do.
  • Hỗ trợ điều trị viêm hang vị dạ dày, viêm loét tá tràng, viêm loét dạ dày, đau dạ dày.
  • Hỗ trợ khôi phục chức năng của dạ dày, dập tắt sự sinh sôi của vi khuẩn HP, giúp vết loét dạ dày mau lành lại, kháng viêm.
  • Giúp cải thiện các triệu chứng như đau bụng, đau thượng vị, ợ chua, ợ hơi.
  • Có công dụng an thần, giúp cho giấc ngủ sâu và ngon hơn, hỗ trợ điều trị mất ngủ.
  • Góp phần kiểm soát huyết áp, mang lại lợi ích cho người bị huyết áp cao.
  • Giải độc gan, hỗ trợ điều trị những bệnh về gan như viêm gan.
  • Điều trị đau họng, cảm lạnh, nổi rôm nóng, mẩn ngứa, mụn nhọt.
  • Khi bị vết thương ngoài da có thể dùng lá chè dây để cầm máu.
  • Khắc phục chứng viêm răng lợi bằng cách dùng nước sắc của cây chè dây để súc miệng hàng ngày.
Trà dây

Một trong những công dụng của trà dây là hỗ trợ điều trị đau dạ dày

Những bài thuốc chữa bệnh trong dân gian từ cây trà dây

Trong dân gian và y học cổ truyền, cây chè dây được sử dụng khá phổ biến để chữa nhiều bệnh lý khác nhau:

Chữa đau dạ dày

Để chữa đau dạ dày với cây chè dây rất đơn giản. Bạn chỉ việc đun chè dây với nước rồi uống thay trà hàng ngày.

Chữa tê thấp đau nhức

Giã nát lá chè dây tươi và hơ nóng, sau đó gói vào một miếng vải sạch và đắp trực tiếp lên vị trí bị đau nhức sẽ giúp giảm đau hiệu quả.

Phòng chống sốt rét

Bước 1: Chuẩn bị các dược liệu gồm: Rễ xoan rừng, lá vối, lá tía tô, lá đại bi, rễ cỏ xước, lá hồng bì và cây chè dây.

Bước 2: Sắc các vị thuốc trên với nước uống mỗi thang cách nhau  3 ngày. Bài thuốc này có tác dụng phòng chống bệnh sốt rét.

Một số lưu ý khi uống trà dây mà bạn cần biết

Để phát huy tốt nhất tác dụng của chè dây bạn cần lưu ý một số điểm như sau:

Liều lượng và cách sử dụng chè dây

Chè dây có thể được sử dụng làm thuốc, mỗi ngày nên dùng khoảng 10 - 50g. Loại dược liệu này có thể dùng ở dạng khô hoặc dạng tươi để nấu nước uống như lá chè thông thường. Bạn có thể uống riêng chè dây hoặc kết hợp với một số vị thuốc khác tùy nhu cầu sử dụng. Bạn nên sao khô chè dây nếu muốn bảo quản và sử dụng trong thời gian dài.

Đối tượng nên sử dụng chè dây

Chè dây là loại dược liệu bồi bổ và cải thiện sức khỏe khá tốt với những đối tượng sau đây:

  • Người bị trào ngược dạ dày
  • Người thường xuyên bị ợ hơi, ợ chua
  • Người mắc các bệnh lý như viêm loét dạ dày, hành tá tràng
  • Người bị nhiễm khuẩn HP
Trà dây

Chè dây chỉ phù hợp để điều trị bệnh với một số đối tượng nhất định

Lưu ý khi điều trị bệnh bằng trà dây

  • Nên sử dụng đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh uống quá 70g chè dây/ngày
  • Nước sắc chè dây đã để qua đêm thì không nên sử dụng để tránh bị tiêu chảy, đầy bụng
  • Chè dây không phù hợp để sử dụng cho người huyết áp thấp, nhất là khi bụng rỗng
  • Khi mua chè dây cần lựa chọn sản phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
  • Không nên sử dụng theo các bài thuốc dân gian khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.

Một số câu hỏi thường gặp về trà dây

Chè dây Cao Bằng có tác dụng gì?

Chè dây Cao Bằng được tìm thấy nhiều ở vùng núi Cao Bằng. Loại thảo dược này thường được sử dụng để điều trị đau dạ dày.

Uống trà dây hàng ngày có tốt không?

Việc uống chè dây hàng ngày sẽ giúp hỗ trợ điều trị các chứng bệnh như ợ hơi, ợ chua, đau dạ dày, viêm loét dạ dày… Nhìn chung loại dược liệu này được đánh giá là khá lành tính và an toàn. Mặc dù vậy, mỗi ngày bạn không nên sử dụng quá 70g chè dây.

Uống chè dây vào lúc nào là tốt nhất?

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thời điểm thích hợp nhất để sử dụng chè dây là vào sáng sớm bởi nó sẽ giúp bổ sung năng lượng và duy trì một tinh thần tỉnh táo, minh mẫn. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyến khích uống chè dây vào buổi tối trước khi đi ngủ để điều hòa huyết áp, từ đó có được giấc ngủ ngon hơn.

Nhìn chung trà dây là mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe và rất được ưa chuộng sử dụng. Tuy nhiên cũng giống như nhiều loại dược liệu khác, công dụng của chè dây chỉ thực sự phát huy tối đa nếu được sử dụng đúng cách, đúng liều lượng. Vì vậy nếu dùng chè dây để điều trị bệnh thì bạn đừng quên tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ nhé.

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn