lcp

Trà xanh là gì? Tác dụng và vị thuốc từ trà xanh


Trà xanh là loại thảo mộc dùng làm thức uống vô cùng quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Không dừng lại ở đó, người ta còn khám phá ra vô vàn công dụng chữa bệnh của lá chè xanh như ngăn ngừa ung thư, điều trị loãng xương, rối loạn dạ dày… Sau đây Medigo sẽ giới thiệu đến bạn một số đặc điểm của trà xanh và các bài thuốc hữu ích từ loại dược liệu này.

Tìm hiểu về trà xanh

Trà xanh còn gọi là trà, chè xanh, có danh pháp khoa học là Camellia sinensis, thuộc họ Chè (Theaceae). Cây bắt nguồn từ Trung Quốc, được người dân nơi đây sử dụng từ 2.500 năm TCN. Sau đó cây trà bắt đầu du nhập sang Nhật Bản và nhiều quốc gia châu Á khác và hiện đang được trồng ở nhiều nước trên thế giới. Mô hình trồng chè cũng phát triển mạnh ở Liên Xô cũ.

Tại Việt Nam, cây chè được nuôi trồng rộng rãi và đạt chất lượng cao nhất ở Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Giang. Ngoài ra một số tỉnh phía Nam như Đà Nẵng, Quảng Nam, Lâm Đồng, Đắk Lắk cũng có nhiều vùng trồng chè. Cây chè sinh trưởng tốt ở vùng đất chua, khí hậu ẩm và che bóng ở mức nhất định để có hương thơm.

trà xanh

Trà xanh còn gọi là trà, chè xanh, có danh pháp khoa học là Camellia sinensis

Đặc điểm sinh thái

Trà xanh là loài cây sinh trưởng nhanh, khỏe, mọc hoang khắp nơi, có thể mọc cao đến 10m hoặc hơn nếu không được cắt xén. Thân cây có thể phát triển to đến mức một người ôm không hết. Đôi khi chè mọc trên các khu vực núi đá cao tạo thành rừng. Các cây chè cỡ nhỡ thường mọc thành từng bụi, thân cành màu nâu, phân nhiều nhánh, cành non màu xanh lục.

Lá chè không rụng, mọc so le, mặt lá nhẵn, phiến hình trứng, mép lá có khía răng cưa nhẹ hoặc không, hình dáng nhọn dần về đuôi và đầu. Lá chè non màu xanh lục nhạt, được dùng để làm trà. Trong thời kỳ này, mặt dưới của lá phủ lông tơ trắng và ngắn. Lá chè già có màu lục sẫm.

cây trà xanh

Hoa cây trà xanh màu trắng, to bản, gồm 7 – 8 cánh hoa với đường kính từ 2,5 – 4cm, mọc ra từ kẽ lá và tỏa hương rất thơm, bên trong có nhiều nhị vàng. Quả có đường kính 2 – 3cm, mỗi nang thường gồm 3 ngăn, các hạt khác bị teo đi và chỉ còn 1 hạt duy nhất. Quả chín chuyển màu nâu sẫm, vỏ ngoài hóa gỗ cứng. Hạt chứa dầu, có lá mầm lớn và không phôi nhũ.

Bộ phận dùng của trà xanh

Bộ phận sử dụng của cây chè là lá chè (Folium Camelliae). Có thể dùng lá tươi hoặc đã phơi khô và chế biến thành trà xanh dùng dần.

Thu hái, sơ chế và bảo quản

Người ta thu hoạch lá chè dùng làm thuốc vào mùa xuân. Có thể bẻ cả cành lá và đun nước uống. Một phương pháp khác là thu hái búp và lá chè non, sau đó vò và sao khô, tương tự như cách thức chế chè hương phá nước uống của người dân. Vì vậy có thể dùng chè (hương hoặc tàu chè) để làm dược liệu chữa bệnh. Không dùng làm thuốc loại chè đã qua quá trình lên men rồi mới phơi sấy khô (gọi là chè mạn hay chè đen).

Dược liệu đã qua chế biến cần được cất trữ trong bọc kín và để ở nhiệt độ phòng, nơi thoáng mát khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.

tác dụng của trà xanh

Người ta thu hoạch lá chè dùng làm thuốc vào mùa xuân

Thành phần hóa học

Các thành phần hóa học trong lá trà xanh vô cùng đa dạng, gồm có:

  • 20% tanin, 1,5 – 5% caffein, tinh dầu
  • Hàm lượng dồi dào các chất chống oxy hóa gồm caroten, riboflavin, acid ascorbic, acid nicotinic, acid malic và acid oxalic, theophyllin, xanthin, kaempferol, quercetrin
  • Triterpen, saponin
  • Các flavonoid như gallate esters, epigallocatechin, epicatechin
  • Các alkaloid, chủ yếu là theophylline và theobromine

Tác dụng của trà xanh

Theo y học cổ truyền

  • Tính vị: Dược liệu có vị đắng chát, tính mát
  • Quy kinh: Can và Tâm
  • Công dụng: Cầm tả lỵ, giảm mụn nhọt, thư giãn, định thần, lợi tiểu, giải khát, thanh nhiệt

Theo y học hiện đại

  • Cầm tiêu chảy: Trong lá chè có tannin, chất này khi được đưa vào niêm mạc ruột có tác dụng giảm thiểu hấp thụ chất sắt và canxi, nhờ vậy giúp cầm tiêu chảy.
  • Giảm thiểu nguy cơ ung thư: Chè xanh cung cấp hàm lượng lớn các chất chống oxy hóa, có khả năng nâng cao sức đề kháng, loại bỏ gốc tự do, bảo vệ tế bào trước các tác nhân gây hại.
  • Nâng cao sức khỏe tim mạch: Uống nước chè thường xuyên giúp giảm thiểu cholesterol, phòng tránh các bệnh lý tim mạch, từ đó duy trì sức khỏe cơ thể.
  • Thư giãn tinh thần: Các chất chống oxy hóa cùng catechin giúp kích thích não bộ, ức chế các gốc tự do, giảm thiểu tỷ lệ mắc Alzheimer, Parkinson và các căn bệnh thoái hóa thần kinh khác.
  • Ổn định huyết áp: Lá chè có khả năng kiểm soát hormone engiotensin – một loại hormone gây tăng huyết áp và co mạch máu.
tác dụng của trà xanh

Trà xanh có nhiều công dụng tuyệt vời như giảm nguy cơ ung thư, ổn định huyết áp…

Một số vị thuốc từ trà xanh

Hỗ trợ cải thiện chứng ăn không tiêu, đầy bụng

10g đường đỏ, 10g bột sơn trà (sao), 10g lá chè. Hãm với nước sôi trong 10 phút và uống. Dùng liên tục 3 – 5 ngày.

Cầm kiết lỵ, tiêu chảy

Búp ổi, búp chè mỗi loại 1 nắm rồi sao vàng, sắc lấy nước uống.

Các bài thuốc dùng ngoài

  • Bài thuốc 1: Súc miệng bằng nước chè thường xuyên để điều trị chứng nhiệt miệng.
  • Bài thuốc 2: 1 nắm lá trà đun lấy nước, dùng hàng ngày để vệ sinh vùng kín nhằm giảm viêm nhiễm. Nước lá chè cũng dùng để rửa mặt nhằm ngăn ngừa mụn, làm sạch bụi bẩn.
  • Bài thuốc 3: 1 nắm lá chè sắc lấy nước đặc, để nguội và ngâm vết bỏng. Hoặc có thể nhúng vải mỏng vào nước chè nguội và đắp trực tiếp lên vết bỏng, thực hiện 2 – 3 lần/ngày, 10 – 15 phút/ lần để thúc đẩy lên da non nhanh, tránh phồng da.

Trị cảm, ho

  • Bài thuốc 1: 1g muối ăn, 3g lá chè, hãm với nước sôi và uống mỗi ngày 4 – 6 lần. Dùng cho người bị đau họng, ho có đờm vàng, cảm sốt.
  • Bài thuốc 2: 3 miếng gừng, 3g lá chè hãm với nước sôi để uống. Dùng cho người ho có đờm trắng, cảm sợ lạnh.

Lưu ý khi sử dụng trà xanh

  • Không dùng lúc đói, bởi có thể dẫn đến hoa mắt, cồn cào, chóng mặt do hàm lượng lớn caffeine
  • Gây táo bón bởi tanin trong lá chè làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và sắt
  • Trà gây kích thích thần kinh, vì vậy không uống trước lúc đi ngủ
  • Thận trọng khi dùng cho người bị thiếu máu, phụ nữ có thai
  • Dùng lâu dài với liều lượng trên 200g mỗi ngày có thể dẫn đến nhiễm độc mãn tính gây ra do mất ngủ, rối loạn thần kinh, mất cảm giác thèm ăn

Mặc dù là loại thảo mộc sẵn có và dễ kiếm nhưng trà xanh lại mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Ngoài ra Medigo cũng thường xuyên cập nhật các vị thuốc quý trong và ngoài nước. Bạn hãy tham khảo thêm trên website để nâng cao kiến thức về dược liệu cho mình nhé.

Dược sĩ

Dược sĩ Nguyên Đan

Chuyên ngành: Dược sĩ Đại Học

Tôi là Nguyễn Hoàng Nguyên Đan, hiện đang là dược sĩ nhập liệu, quản lý lưu kho sản phẩm và biên soạn nội dung THUỐC tại ứng dụng MEDIGO. Với kiến thức đã học tại Đại học Y Dược TPHCM và hơn 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y dược, tôi mong muốn mang đến cho cộng đồng những kiến thức về thuốc và sức khỏe hữu ích nhất.

Sản phẩm có thành phần Trà xanh

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn