lcp

Cây trứng cá


Cây trứng cá, hay còn có tên gọi khác là cây Mật Sâm học Côm, có tên khoa học là Muntingia calabura L. Đây là một loài cây làm bóng mát quen thuộc với mọi người, không chỉ là một loại cây ăn trái gắn liền với tuổi thơ, cây trứng cá còn có rất nhiều giá trị dinh dưỡng và tác dụng dược lý quý báu đối với sức khỏe con người. Loại cây này được nhiều người dùng làm bài thuốc dân gian chữa bệnh gan và điều trị đau dạ dày hiệu quả. Trong y học hiện đại, các bộ phận của cây trứng cá được sử dụng làm thuốc kháng khuẩn, điều trị các bệnh như ung thư, tim mạch, tăng huyết áp, gout, tiểu đường… Để hiểu rõ hơn về cây trứng cá cũng như những công dụng thần kỳ của loại cây này, cùng medigo tìm hiểu chi tiết về cây trứng cá trong nội dung bài viết sau.

Thông tin chung

Tên Tiếng Việt: Cây trứng cá

Tên gọi khác: Cây mật sâm.

Tên khoa học: Muntingia calabura

Họ: Côm (Elaeocarpaceae).

Mô tả cây Trứng cá

Cây Trứng cá có kích thước nhỏ hoặc cây nhỡ. Cây có cành phân nhánh nằm ngang, rũ xuống.

Lá cây Trứng cá có hình trái xoan, chiều dài lá 7 – 12 cm, phiến lá rộng 2 – 4cm, mép lá răng cưa. Hai mặt lá đều có lông. Mặt trên lá màu xanh đậm hơn, mặt dưới lá màu trắng nhạt.

Hoa Trứng cá có màu trắng, nhỏ, mọc đơn độc và mọc thành tụ 2 – 3 cái ở kẽ lá. Quả nạc, bên trong mọng nước và có nhiều hạt nhỏ li ti. Quả hình cầu với đường kính khoảng 1 cm.

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Cây Trứng cá có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới như ở miền nam Mexico, Caribe, Trung Mỹ và miền tây Nam Mỹ, sau đó phát triển phân bố rộng rãi khắp nơi trên thế giới như châu Phi, châu Á… với nhiều mục đích sử dụng khác nhau.

Cây Trứng cá ở Việt Nam, cây trứng cá gần như là loài duy nhất của chi Muntingia, phân bố khắp cả nước. Cây Trứng cá là loài cây ưa sáng, thân gỗ nhỏ, chịu hạn tốt và phát triển khá nhanh. Cây có thể thích nghi trên nhiều loại hình khác nhau như ven biển, đất cát thô. Cây trứng cá mọc nhiều ở ven đường, vườn nhà,… tạo bóng mát, lấy gỗ, làm thực phẩm, trở thành một loại trái cây tuổi thơ.

Cây trứng cá tái sinh bằng hạt mạnh mẽ. Sau 2 năm phát triển đã bắt đầu ra hoa và phần quả có thể ăn được. 

Bộ phận sử dụng của cây Trứng cá

Trái cây Trứng cá thường được dùng tươi, còn rễ và lá thì thường được phơi khô (cũng có thể dùng tươi để ép dịch).

Thành phần hóa học

Thành phần hóa học của cây Trứng cá:

  • Kaempferol, quercetin, 3–0–galactoside, acid cafeic, luid ellagic.
  • Chrysin, 2’, 4’-dihydrochalcone, galangin 3, 7–dimethylether, 5,7 – dihydroxy–8–methoxyllavonol, tiliroside và buddlenoid.

Tác dụng của cây Trứng cá

Theo y học cổ truyền

Điều kinh, chữa bệnh về gan: Theo kinh nghiệm dân gian ở một số nơi như Campuchia, nước sắc từ lá cây Trứng cá dùng để làm thuốc điều kinh và chữa các bệnh về gan.

Trị nhức đầu, cảm lạnh: Trong y học cổ truyền Ấn Độ và Philippin, nước sắc từ hoa Trứng cá trị nhức đầu và cảm lạnh.

Phá thai: Người dân bản xứ ở Brazil dùng nước hãm lá Trứng cá theo kinh nghiệm cổ truyền để làm cho thai dễ ra.

Điều trị sởi, mụn mủ ở miệng, đau dạ dày: Mật sâm được dùng trong y học dân gian Mexico để trị bệnh sởi, mụn mủ ở miệng và đau dạ dày.

Theo y học hiện đại

Điều trị ung thư

Theo tạp chí Journal of Natural products, rễ cây Trứng cá đang là hướng nghiên cứu để phát triển thuốc điều trị ung thư mới. Các chất phân lập từ cây Trứng cá cho thấy tác dụng gây độc tế bào P388 trong môi trường nuôi cấy. Thành phần flavonoid còn thể hiện tác dụng có phần đặc hiệu đối với u hắc sắc tố và tế bào KB, dòng tế bào ung thư ruột kết người.

Theo tạp chí The American Journal of Chinese Medicine, chiết xuất nước và cồn từ lá Trứng cá có tác dụng:

  • Chống oxy hóa
  • Chống ung thư: Tế bào ung thư vú dòng MCF – 7, ung thư cổ tử cung HeLa, ung thư bạch cầu HL – 60, ung thư đại trực tràng HT29 và tế bào ung thư dòng K562.

Các chiết xuất này được xem là an toàn vì chúng chỉ gây độc trên tế bào ung thư mà không làm tổn hại đến các tế bào bình thường.

Hoạt tính kháng khuẩn yếu

Flavonoid phân lập từ lá cây Trứng cá có tác dụng cảm ứng hoạt tính của enzyme quinone reductase.

Cây Trứng cá có hoạt tính kháng khuẩn yếu. Nghiên cứu cho thấy nồng độ ức chế thấp nhất (MIC) trên Escherichia coli C600 của cao chiết methanol quả Trứng cá tươi là 1,024 ng/ml, và trên Staphylococcus aureus 209P là 256 ug/ml.

Quả Trứng cá điều trị nhiễm trùng tụ cầu khuẩn, S. epidermidis, P. vulgaris, K. Rhizophila, C. diphtheriae và các vi khuẩn khác.

Phòng ngừa bệnh tim mạch

Trà từ lá cây Trứng cá có chứa chất chống oxy hóa nên giúp tim khỏe hơn, hạn chế các cơn đau tim, ngăn ngừa viêm động mạch dẫn đến nhồi máu cơ tim.

Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp

Trứng cá chứa một lượng lớn oxid nitric. Oxid nitric là một chất tự nhiên làm giãn mạch máu, giúp máu lưu thông tốt hơn và làm hạ huyết áp.

Kháng khuẩn

Trà hoa Trứng cá giúp sát trùng vết thương trên da và hỗ trợ điều trị đau bụng.

Tốt cho người bị bệnh Gout

Theo kinh nghiệm dân gian, quả Trứng cá được sử dụng rộng rãi để ngăn chặn cơn đau do gout.

Lợi ích trên bệnh nhân đái tháo đường

Trái Trứng cá cũng làm giảm lượng đường huyết do đó có lợi ích trên những người bị bệnh đái tháo đường.

Bổ sung vitamin C, bảo vệ tim mạch

Trái Trứng cá và lá Trứng cá có chứa hàm lượng vitamin C khá cao, đây là một chất chống oxy hóa mạnh giúp chống lại cảm lạnh, ngăn ngừa bệnh tim mạch.

Giảm đau, giảm viêm và hạ sốt

Theo tạp chí Journal of Natural medicines, nghiên cứu trên động vật thí nghiệm kết luận rằng chiết xuất nước từ lá Trứng cá khô có tác dụng làm giảm cảm giác đau, kháng viêm và hạ sốt.

Liều lượng và cách dùng cây Trứng cá

Chưa có thông tin.

Bài thuốc chữa bệnh từ cây Trứng cá

Giảm đau do gout

Chuẩn bị: Quả Trứng cá tươi.

Thực hiện: Ăn 9 - 12 quả Trứng cá, ba lần một ngày có tác dụng tốt cho điều trị cơn đau gout.

Uống trà chống viêm, thanh lọc cơ thể

Lấy một nắm lá cây, đem rửa sạch rồi hãm thành trà uống.

Lưu ý khi sử dụng cây Trứng cá

Cây Trứng cá có nhiều lợi ích trong đời sống, tuy nhiên trái Trứng cá chín có mùi vị thơm ngọt nên hay bị dòi (đặc biệt vào mùa mưa), do đó cần lưu ý khi ăn để tránh bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra, ăn quá nhiều Trái trứng cá sẽ sinh nhiệt trong người, gây mụn nhọt nên cần ăn vừa đủ để không bị nhiệt nóng người.

Trẻ con đang bị ho cũng không nên ăn.

Bảo quản cây Trứng cá

Sau khi hái từ trên cây, từng bộ phận nên được làm sạch, loại bỏ chất bẩn, để trong bọc kín, giữ nơi thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp. 

Cây Trứng cá không chỉ gắn liền với tuổi thơ và đời sống của mọi người, mà còn là một loại cây quý nhờ sở hữu nhiều giá trị dinh dưỡng và tác dụng dược liệu, được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc y học cổ truyền và thuốc chữa bệnh y học hiện đại. Tuy nhiên để tránh những tình huống không mong muốn và sử dụng loại cây này một cách hợp lý, bạn nên tham khảo ý kiến của người có chuyên môn hoặc bác sĩ khi có ý định sử dụng các bài thuốc chữa bệnh từ cây Trứng cá.

Dược sĩ

Dược sĩ Nguyên Đan

Chuyên ngành: Dược sĩ Đại Học

Tôi là Nguyễn Hoàng Nguyên Đan, hiện đang là dược sĩ nhập liệu, quản lý lưu kho sản phẩm và biên soạn nội dung THUỐC tại ứng dụng MEDIGO. Với kiến thức đã học tại Đại học Y Dược TPHCM và hơn 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y dược, tôi mong muốn mang đến cho cộng đồng những kiến thức về thuốc và sức khỏe hữu ích nhất.

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn