lcp

Tử uyển


Tử uyển hay còn gọi là thanh uyển, dã ngưu bàng, thuộc họ Cúc với danh pháp khoa học là Asteraceae. Tử là tía, uyển là mềm, đây là một vị thuốc có màu tím lại mềm, có công dụng trị ho hiệu quả. Ngoài ra Tử uyển còn có tác dụng chữa các bệnh như ho gà, ho ra máu, viêm phế quản, lao phổi, có tác dụng tiêu đờm, tiêu viêm, kháng khuẩn, lợi tiểu.

Mặc dù là một loại thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền từ hàng trăm năm về trước. Tuy nhiên, việc dùng Tử uyển sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của cây Tử uyển cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo đọc thêm trong bài viết dưới đây.
tử uyển

Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: Tử uyển, thanh uyển, dã ngưu bàng.
  • Tên khoa học: Aster ageratoides Turcz.
  • Họ: Cúc (Asteraceae).
  • Công dụng: Chữa ho, viêm phế quản, sốt rét, đái ra máu, đầy hơi (cả cây).

Mô tả cây Tử uyển

Tử uyển là loại cỏ thảo sống lâu năm, cao khoảng 1 – 1,5m. Thân và rễ ngắn, mang nhiều rễ con. Thân mọc thẳng đứng, trên có nhiều cành, có nhiều lông ngắn, phía gốc có lá mọc vòng. Khi cây ra hoa thì những lá này héo đi.

Lá hình mác, đầu tù, phía cuống hẹp lại, cuống dài có dìa, mép có răng cưa, 2 mặt lá đều mang lông.

Hoa mọc xung quanh có màu tía tím nhạt, ở giữa có màu vàng. Quả khô, hơi dẹt có lông trắng.

tử uyển

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Phân bố: Chi Aster L. gồm những loài đều là cây thảo, phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới phía bắc bán cầu. Một số loài ở vùng cận nhiệt đới, nhiệt đới châu Á và châu Mỹ. Ở Việt Nam, chi này có 3 – 4 loài, phân bố tập trung ở các tỉnh phía Bắc.

Thu hái: Thu hái những cây đã trưởng thành, thời điểm tốt nhất để thu hoạch là vào mùa thu hoặc mùa xuân hằng năm. Thời điểm ấy cho năng suất cao, chất lượng tốt.

Chế biến: Đem tất cả những phần rễ và thân rễ của cây tử uyển rửa sạch bằng nước để lọc đất, cát, cặn bã, tạp chất, rồi đem phơi 3 – 4 ngày nắng hoặc là đem sấy khô. Sau đó, thái tử uyển thành từng lát mỏng để dùng.

Bộ phận sử dụng của Tử uyển

Người ta thường đào rễ về rửa sạch đất cát, phơi hoặc sấy khô, rồi bào chế dưới các dạng sau:

Phiến: Rễ rửa sạch để ráo nước, thái phiến dài 3 – 5cm, dày 1 – 3mm, phơi hoặc sấy khô. 

Sao: Tử uyển phiến sao nhỏ lửa đến màu vàng đậm hoặc hơi cháy.

Sao cám (Tử uyển phiến 10kg, cám gạo 3kg): đun chảo cho nóng, cho cám vào đảo đều tới khi bốc khói rồi cho Tử uyển phiến vào. Đảo đều cho có màu vàng, mùi thơm, rây bỏ cám.

Chích mật ong (Tử uyển phiến 10kg, mật ong 2kg): đun mật ong trộn đều với Tử uyển phiến, ủ 30 phút cho ngấm đều. Dùng lửa nhỏ sao đến khi có màu vàng. Cũng có thể đem mật hòa loãng, đun sôi rồi cho Tử uyển phiến vào đảo đều, sao đến khi có màu vàng, sờ không dính tay là được.

Chưng: lấy Tử uyển phiến cho vào thùng gỗ chưng cách thủy 30 phút tới 1 giờ, lấy ra phơi khô..

tử uyển

Thành phần hóa học

Trong Tử uyển Aster tataricus, người ta đã chiết xuất ra được chất asterosaponin. Khi thủy phân sẽ cho ra astero sapogenin arabinoza. Ngoài ra còn có chứa xeton là shinon và một chất flavonoid gọi là quexetin.

Tác dụng của Tử uyển

Theo y học cổ truyền

Tính vị

Tử uyển có vị đắng, tính ôn.

Quy kinh

Tử uyển được quy vào kinh Phế.

Công dụng 

Hóa đàm khí chỉ khái, ôn phế, thông điều thủy đạo.

Chủ trị

Trị ho, ho ra máu, khí suyễn

Tiểu tiện ra máu

Phổi ráo

Viêm phế quản cấp và mãn tính

Phàm âm hư

Theo y học hiện đại

ác dụng hóa đàm: Khi thí nghiệm trên loài thỏ, thành phần Saponin có trong tử uyển làm tăng chất tiết phế quản.

Tác dụng giảm ho: Cho mèo uống chiết xuất chất Ceton có trong tử uyển.

Tác dụng ức chế các loại trực khuẩn mủ xanh, thương hàn và đại tràng.

Kháng tế bào ung thư.

Tác dụng tán huyết mạnh.

Liều lượng và cách dùng Tử uyển

Liều lượng: 5 – 10 gram tử uyển mỗi ngày.

Cách dùng: Sắc Tử uyển cùng với các dược liệu khác 5 phần nước, sắc cô đặc còn khoảng 2 phần nước để dùng. Dùng thuốc khi còn nóng, nếu nguội cần hâm nóng lại để dùng. Dùng thuốc lúc bụng no, có thể chia thành các phần nhỏ để sử dụng trong ngày.

Bài thuốc chữa bệnh từ Tử uyển

Trị trẻ nhỏ ho: Xuyên bối mẫu 20g, Khoản đông hoa 10g, Tử uyển 40g. Tán bột mỗi lần dùng 4-6g/ 3 lần (Tử Uyển Tán I4- Thái Bình Thánh Huệ Phương)

Trị ho khan do ngoại cảm phong nhiệt (viêm đường hô hấp trên): Tử uyển 12g, Bách bộ 12g, Bạch tiền 12g, Cát cánh 8g, Kinh giới 8g, Trần bì 6g, Cam thảo 3g. Sắc uống. (Chỉ thấu tán -Y học tâm ngộ)

Trị ho đàm, ho có máu (do Phế âm hư): Tử uyển, Tri mẫu, Đảng sâm, Phục linh, đều 10g, Xuyên bối mẫu, Cát cánh, đều 6g, Trần bì 5g, Cam thảo 3g, A giao. Sắc uống. (Tử Uyển Thang Gia Vị).

Trị ho khan không có đàm (Phế âm hư): Tử uyển 80g, Thục địa 400g, Ý dĩ 240g, Ngưu tất 120g, Địa cốt bì 80g, Khoản đông hoa 80g, Sinh địa 200g, Đan sâm 120g, Mạch môn 160g, Thán khương 24g, Mật ong 240g. Các vị thuốc sắc 2 nước lọc bỏ bã cô thành cao cho thêm bột mịn Phục linh 80g, bột Xuyên Bối mẫu 80g trộn với mật ong luyện thành cao. Mỗi lần uống 1 đến 2 muỗng Canh (10 – 20ml). (Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh).

Chữa Phế hư hỏa, ho suyễn, hoặc đờm có lẫn máu: A giao 60g, Tử uyển 12g, Mã đậu linh 20g, Ngưu bàng tử 10g, Chích thảo 6g, Hạnh nhân 7 hạt, Gạo nếp sao 40g. Tán bột mịn, mỗi lần uống 8g, hoặc sắc nước uống. Tác dụng: Dưỡng âm bổ Phế, chỉ khái huyết.

Lưu ý khi sử dụng Tử uyển

Các đối tượng thuộc một trong những trường hợp dưới đây không được sử các bài thuốc từ cây tử uyển để điều trị bệnh:

Dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong tử uyển hoặc các vị thuốc khác.

Ho khan do âm hư hỏa vượng: không dùng.

Ho ra máu: không dùng.

Ho do thực nhiệt: không dùng.

Bảo quản Tử uyển

Bảo quản thuốc ở nơi nhiệt độ phòng, nơi thoáng mát, bảo quản dược liệu trong bao bì để giữ được lâu, tránh mốc meo, đóng kín bao bì sau những lần sử dụng.

Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ Tử uyển. Tuy nhiên, để bài thuốc mang lại tác dụng điều trị cao và hạn chế tác dụng phụ, người bệnh vẫn nên tham khảo chuyên gia về cách dùng và liều lượng. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu này.

Sản phẩm có thành phần Tử uyển

Cần tư vấn từ dược sĩ

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Sản phẩm có thành phần Tử uyển

Cần tư vấn từ dược sĩ

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn