lcp

Yến mạch


Yến mạch hay còn gọi là cỏ yến mạch, thuộc họ Lúa với danh pháp khoa học là Poaceae. Trong những năm gần đây, Yến mạch ngày càng trở nên quen thuộc trên thị trường thực phẩm nước ta. Loại thực phẩm này không chỉ là nguyên liệu dùng để chế nên các món ăn ngon và hấp dẫn mà còn là một vị thuốc Đông y khá độc đáo. Yến mạch rất giàu vitamin A, B, C, sắt, canxi, kali, magie, omega 3. Thực phẩm này giúp cải thiện hệ miễn dịch, ngăn ngừa táo bón, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường và nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.

Mặc dù là một loại thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền từ hàng trăm năm về trước. Tuy nhiên, việc dùng Yến mạch sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của cây Yến mạch cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo đọc thêm trong bài viết dưới đây.

Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: Yến mạch, cỏ yến mạch.
  • Tên khoa học: Avena sativa
  • Họ: họ Lúa (Poaceae)
  • Công dụng: cải thiện hệ miễn dịch, ngăn ngừa táo bón, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường và nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.

Mô tả cây Yến mạch

Yến mạch là một loại cây lương thực ăn hạt được sử dụng phổ biến ở các nước Châu Âu. Cây thân cỏ, ban đầu thường được người La Mã và Hy Lạp cổ đại cắt về làm thức ăn cho da súc. Mãi cho đến thế kỷ thứ 18, qua các công trình nghiên cứu chuyên sâu, cây yến mạch mới được công nhận về giá trị dinh dưỡng và được xếp vào nhóm các loại ngũ cốc có chất lượng cao cho sức khỏe.

Khi trưởng thành, cây yến mạch có chiều cao trung bình khoảng 1 mét. Thân nhỏ, thẳng, không có nhanh, màu xanh. Bên trong rỗng tương tự như cây lúa.

Lá mỏng, hình kiếm thuôn dài, đầu nhọn. Gốc lá ôm lấy thân. Khi già, thân và lá đều chuyển qua màu vàng sậm hoặc vàng nâu.

Hoa mọc thành cụm chứa hạt. Lúc mới ra cò màu xanh sau dần ngả vàng. Lúc này yến mạch đã chín và có thể bắt đầu tiến hành thu hoạch hạt.

Yến mạch

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Phân bố

Cây yến mạch ưa sống ở những khu vực mát mẻ, ôn đới. Người dân phát hiện cây này lần đầu tiên ở khu vực Đông Âu. Về sau, cây mới di thực sang các vùng Bắc Mỹ và được trồng rộng rãi để làm lương thực.

Các đất nước có sản lượng yến mạch nhiều nhất bao gồm: Mỹ, Úc hay Nga. Ở nước ta chưa trồng được loại cây này mà chủ yếu sử dụng nguồn yến mạch được nhập khẩu.

Thu hoạch – Sơ chế

Yến mạch thường được thu hoạch vào mùa hè khi hạt chín vàng. Người dân sử dụng máy để thu hạt trực tiếp ngay ngoài đồng hoạch cắt lấy ngọn đem về tuốt lấy hạt, đem phơi khô tích trữ dùng dần.

Khi sử dụng tách bỏ vỏ, lấy phần nhân bên trong. Phần nhân này được nấu ăn trực tiếp hoặc chế biến ra nhiều sản phẩm.

Yến mạch

Bộ phận sử dụng của Yến mạch

Thân lá được dùng làm thức ăn cho gia súc

Hạt sử dụng làm lương thực

Yến mạch

Thành phần hóa học

So với các loại ngũ cốc khác, yến mạch có giá trị dinh dưỡng vượt trội hơn hẳn. Sau khi phân tích thành phần của bột yến mạch, các chuyên gia dinh dưỡng đã ghi nhận nhiều loại vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe như:

  • Carbohydrate
  • Protein
  • Năng lượng (calo)
  • Chất xơ
  • Vitamin A, B1, B3, B5, B6, B12, C, D, E, K
  • Kali
  • Canxi
  • Sắt
  • Kẽm
  • Magie
  • Photpho
  • Đồng
  • Mangan
  • Folate
  • Omega 3, 6
  • Chất béo bão hòa, bão hòa đơn, bão hòa đa…

Tác dụng của Yến mạch

1. Thúc đẩy tiêu hóa

Yến mạch cung cấp nhiều chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan. Đây là thành phần đóng vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa. Nó giúp kích thích co bóp các cơ trơn trong ruột, làm tăng nhu động ruột. Nhờ vậy quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh chóng hơn.

Nếu bạn đang gặp các vấn đề về đường ruột như táo bón, ăn uống lâu tiêu, đầy hơi… thì yến mạch chính là sự lựa chọn số một cho thực đơn hàng ngày.

2. Hỗ trợ giảm cân, giữ dáng

Những người đang bị béo phì hoặc đang trong chế độ tập luyện, ăn kiêng để giảm cân cũng được hưởng nhiều lợi ích từ yến mạch. Nghiên cứu cho thấy, hàm lượng calo trong thực phẩm này rất thấp, ít hơn nhiều so với gạo, khoai lang hay lúa mì. Mặc dù vậy yến mạch lại giúp bổ sung cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng quý giá khác nên sẽ không phải lo ngại cơ thể bị thiếu chất khi ăn kiêng.

Đặc biệt, chất Beta-glucan trong yến mạch ngoài tác dụng ổn định đường huyết còn tạo cảm giác no lâu, hạn chế cơn thèm ăn. Trong khi đó, chất xơ cũng góp phần đốt cháy các tế bào mỡ dư thừa, mang lại cho bạn cơ thể săn chắc, thon gọn hơn.

3. Phòng ngừa bệnh hen suyễn ở trẻ em

Ngăn ngừa hen suyễn là một trong những công dụng của yến mạch với trẻ em được ghi nhận. Nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh được sử dụng yến mạch trong độ tuổi ăn dặm có thể giúp giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc bệnh hen suyễn trong tương lai.

4. Yến mạch làm giảm đường huyết

Đây là công dụng của yến mạch mà bệnh nhân bị tiểu đường không nên bỏ qua. Đối với những người mắc căn bệnh này, thường xuyên sử dụng bột yến mạch có thể giúp làm giảm đường trong máu. Nó hoạt động bằng cách cung cấp carbohydrate – một chất có khả năng chuyển hóa thức ăn thành những loại đường đơn giản.

Thêm vào đó, hoạt chất beta-glucan có trong thực phẩm này còn có tác dụng ức chế hấp thu quá nhiều đường vào máu sau các bữa ăn. Vì vậy trong chế độ ăn kiêng của người bị tiểu đường tuýp 2 không nên bỏ qua yến mạch.

5. Bảo vệ tim mạch

Chất chống oxy hóa và chất xơ có trong yến mạch chính là phương thuốc tự nhiên có tác dụng tích cực trong việc làm giảm cholesterol xấu trong máu. Điều này có thể giúp ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm về tim mạch như xơ vữa mạch máu, đột quỵ.

Bên cạnh đó, các hoạt chất enterolactone, lignin được tìm thấy nhiều trong thực phẩm này còn giúp duy trì chức năng hoạt động của tim, mang lại cho bạn một trái tim khỏe mạnh hơn.

6. Yến mạch cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể

Hoạt chất beta-glucan cùng các loại vitamin và khoáng tố được tìm thấy trong yến mạch đều góp phần củng cố sức khỏe của hệ miễn dịch, giúp cơ thể có sức chống đỡ tốt hơn với bệnh tật. Trong đó, chất beta-gluca đóng vai trò làm tăng hiệu quả hoạt động của bạch cầu trung tính trong việc loại bỏ vi khuẩn và các tác nhân gây hại, đẩy lùi tình trạng nhiễm trùng trong cơ thể.

7. Thông tiểu, phòng ngừa bệnh gout

Yến mạch là một trong những thực phẩm có đặc tính lợi tiểu tự nhiên. Điều này có được là nhờ silicium – một loại khoáng chất có khả năng đào thảo axit uric, kích thích hoạt động tiểu tiện. Cũng nhờ tác dụng trên mà bột yến mạch có thể giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh gout.

8. Ngăn ngừa rụng tóc, làm sạch gàu trên da đầu

Sở dĩ, yến mạch có tác dụng này là nhờ chứa saponin. Chất này có tác dụng làm sạch dầu nhờn dư thừa, tế bào chết, bụi bẩn và các mảnh gàu bám dính trên da đầu, qua đó loại bỏ các cơn ngứa ngáy khó chịu.

Bên cạnh đó, thực phẩm này còn chứa một số dưỡng chất tốt cho da đầu như:

Lipit và protein: Dưỡng ẩm, làm tăng tốc độ tái tạo tế bào sửa chữa những tổn thương trên da đầu, ngăn ngừa tái phát gàu.

Sắt, magie và kali: Những chất này thúc đẩy sự tăng trưởng của nang tóc, giúp tóc chắc khỏe và nhanh mọc hơn, hạn chế tình trạng rụng tóc.

9. Ngăn ngừa cao huyết áp

Có hàm lượng chất xơ cao nhưng lại rất ít chất béo và natri, yến mạch có khả năng làm giảm huyết áp. Do vậy những bệnh nhân mắc chứng cao huyết áp được khuyên nên duy trì các bữa ăn sáng có sử dụng yến mạch để có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh, tránh gặp các biến chứng nguy hiểm. Đây cũng chính là cách đơn giản để bổ sung nguồn năng lượng dồi dào cho các hoạt động trong ngày.

10. Yến mạch hỗ trợ điều trị trào ngược axit dạ dày

Tinh bột và chất xơ trong yến mạch khi vào trong dạ dày sẽ hoạt động như một chất trung hòa axit. Nó hấp thụ bớt lượng axit từ thức ăn cũng như dịch vị dư thừa trong dạ dày. Điều này có thể giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày.

11. Ngăn ngừa ung thư

Avenanthramides là một chất chống oxy hóa mạnh có trong yến mạch với hàm lượng cao. Nó giúp tiêu diệt các gốc tự do gây hại, ngăn ngừa sự biến đổi ADN dẫn đến ung thư. Đồng thời chất này cũng góp phần ổn định huyết áp, giảm viêm nhiễm ở động mạch.

12. Điều trị mụn trứng cá, làm đẹp da

Không chỉ tốt cho sức khỏe, yến mạch còn được chị em phụ nữ ưa chuộng trong làm đẹp. Khá nhiều tác dụng của yến mạch đối với làn da đã được ghi nhận như:

Tẩy tế bào chết

Làm sạch dầu nhờn trên da

Kháng khuẩn, chống viêm, điều trị mụn trứng cá

Các axit amin cũng giúp làm trắng da, làm giảm các vết nám, tàn nhang, đồi mồi.

13. Ngăn ngừa chuột rút cơ bắp

Thành phần magie trong yến mạch có thể giúp làm thư giãn các cơ, ngăn ngừa hiện tượng đau nhức cơ bắp và chuột rút thường xảy ra ở các vận động viên thể thao, người lao động nặng nhọc.

14. Yến mạch tốt cho người bị bệnh Celiac

Với hàm lượng gluten khá thấp, bột yến mạch được khuyên dùng trong chế độ ăn của người mắc bệnh celiac. Thực phẩm này giúp bệnh nhân được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng vẫn có thể kiểm soát tốt các triệu chứng do bệnh gây ra.

15. Đào thải độc tố cho cơ thể

Các axit amin trong yến mạch khi được hấp thu sẽ làm tăng khả năng sản xuất lecithin tại gan. Nhờ đó nâng cao chức năng hoạt động của gan trong việc đào thải độc tố cho cơ thể.

Cách chế biến Yến mạch

1. Chế biến các món ăn từ yến mạch

Từ yến mạch, bạn có thể chế biến ra nhiều món ăn ngon, đơn giản như:

– Cháo yến mạch:

Sử dụng yến mạch để nấu cháo là cách đơn giản để bạn tiếp kiệm được nhiều thời gian hơn so với cách dùng gạo thông thường. Trước tiên, hãy đun sôi khoảng 700ml sữa tươi rồi thêm 250g yến mạch cán dẹt vào quấy đều cho nở. Nêm nếm ít dầu mè, muối, tiêu và hành lá rồi dọn ra thưởng thức.

Món cháo yến mạch thơm ngon, béo ngậy hấp dẫn chính là một gợi ý thú vị cho bữa sáng hay các bữa phụ. Bạn cũng có thể thêm vào cháo ít tôm hay thịt bằm để thay đổi khẩu vị, giảm độ ngấy của yến mạch.

– Bánh yến mạch

Yến mạch được xay nhuyễn hoặc để nguyên cả hạt dẹt đem trộn chung với bột mì, bột nở, bơ và lượng sữa tươi vừa đủ tạo thành hỗn hợp bột đặc sệt. Sau đó nặn bột thành hình dáng tùy thích và đem nướng ở nhiệt độ 150 độ C. Chỉ sau khoảng 7 phút, bạn đã có ngay món bánh thơm ngon để ăn vặt.

– Súp yến mạch nấu rau củ

Trước tiên, đem bột yến mạch nghiền nhuyễn. Rau củ chọn khoảng 3 loại có màu sắc khác nhau, chẳng hạn như cà rốt, su su, khoai tây đem gọt vỏ, thái hạt lựu. Nấu các loại rau củ cho chín mềm rồi thêm bột yến mạch vào. Nêm nếm gia vị cho vừa miệng, đun thêm vài phút nữa cho bột chín là được.

2. Sữa yến mạch

Sữa yến mạch là thức uống lý tưởng cho trẻ sơ sinh bị ứng sữa mẹ, sữa bò, bệnh nhân bị tiểu đường hoặc người đang theo đuổi chế độ ăn kiêng để giảm cân.

Cách làm sữa yến mạch như sau:

Chuẩn bị: 100 gram yến mạch, 100 gram đường cát trắng, 1 lít nước sạch, 3 thìa mật ong nguyên chất.

Cách thực hiện: Cho bột yến mạch vào nước ấm ngâm đến khi mềm thì gạn bỏ nước đi. Tiếp tục xay nhuyễn nguyên liệu bằng máy xay sinh tố chung với đường, mật ong và 500ml nước. Lọc qua rây lấy nước. Phần cặn bã còn lại đem xay lần 2 với 500ml nước cho nhuyễn mịn. Gộp sữa thu được ở cả 2 lần với nhau, đem đun sôi, để nguội, bảo quản trong tủ lạnh uống dần.

Bạn có thể kết hợp yến mạch chung với hạt sen, đậu xanh hay bắp để làm sữa tùy theo sở thích.

Lưu ý khi sử dụng Yến mạch

Yến mạch là thực phẩm khá lành tính và an toàn đối với hầu hết mọi đối tượng, kể cả trẻ em, phụ nữ mang thai, người đang cho con bú. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng thực phẩm này quá mức bởi khi ăn quá nhiều, yến mạch có thể làm tăng sản xuất khí trong ruột dẫn đến hiện tượng đầy hơi. Một số trường hợp có thể bị dị ứng yến mạch dẫn đến các triệu chứng bất thường như đỏ da, ngứa ngáy, nổi phát ban, mẩn đỏ, sưng họng, khó thở…

Để giảm thiểu nguy cơ gặp phải tác dụng phụ khi sử dụng yến mạch bạn cần lưu ý:

Khi mới sử dụng lần đầu, hãy bắt đầu dùng bột yến mạch với lượng nhỏ, sau đó điều chỉnh tăng từ từ để cơ thể thích ứng dần.

Nếu dùng bột yến mạch đắp mặt nạ, mỗi tuần tối đa bạn chỉ nên đắp từ 3 – 4 lần. Tránh sử dụng hàng ngày bởi đặc tính tẩy của yến mạch có thể khiến da bị ăn mòn. Bạn cũng nên che chắn, bảo vệ da cẩn thận khi ra ngoài nắng trong suốt thời gian đắp mặt nạ làm đẹp.

Thận trọng khi sử dụng yến mạch nếu bạn có cơ địa nhạy cảm.

Các trường hợp bị dị ứng với yến mạch thì tuyệt đối không được sử dụng bất cứ sản phẩm nào có thành phần liên quan đến thực phẩm này.

Bảo quản Yến mạch

Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ Yến mạch. Tuy nhiên, để bài thuốc mang lại tác dụng điều trị cao và hạn chế tác dụng phụ, người bệnh vẫn nên tham khảo chuyên gia về cách dùng và liều lượng. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu này.

Sản phẩm có thành phần Yến mạch

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn