
Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của A.T Zinc siro
Kẽm hàm lượng 10 mg.
Tá dược vừa đủ 5ml.
2. Công dụng của A.T Zinc siro
Người bị thiếu nguyên tố Kẽm gây mệt mỏi, ốm yếu.
Trẻ em chậm lớn, chậm phát triển về cân nặng và chiều cao.
Trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng và suy nhược cơ thể.
Người có vết thương lâu lành.
Tăng sức đề kháng khi bị nhiễm trùng ở đường hô hấp.
Da bị khô, móng mọc chậm hay xuất hiện vệt trắng.
Giác mạc bị loét, khô mắt, mỏi mắt.
Phối hợp với các dung dịch bù nước và điện giải trong khi người bệnh bị tiêu chảy kéo dài.
Tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch của cơ thể.
Phụ nữ trong thai kì và nuôi con bú.
Người được cho ăn lâu ngày qua đường truyền tĩnh mạch, người có chế độ ăn kiêng.
3. Liều lượng và cách dùng của A.T Zinc siro
Người lớn, trẻ em trên 6 tuổi: 5 ml/1 ngày (đong bằng cốc đong kèm theo).
Phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú: 10 ml/1 ngày (đong bằng cốc đong kèm theo).
Cách dùng thuốc A.Tzinc siro (chai 60ml) hiệu quả:
Thuốc được dùng bằng đường uống, uống sau bữa ăn.
4. Chống chỉ định khi dùng A.T Zinc siro
5. Thận trọng khi dùng A.T Zinc siro
Tá dược có chứa lactose: không nên sử dụng cho bệnh nhân không dung nạp galactose, thiếu hụt Lapp lactase, rối loạn hấp thu Glucose – galactose.
Tá dược có sucrose và sorbitol: Bệnh nhân mắc các rối loạn điều trị về dung nạp Fructose, rối loạn hấp thu glucose – galactose hoặc thiếu hụt enzym sucrose – isomaltase không nên sử dụng thuốc này.
Tá dược màu đỏ erythrosin, methyl paraben, propyl paraben, có nguy cơ gây phản ứng dị ứng.
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc
8. Tác dụng không mong muốn
Bệnh nhân có thể gặp phải một số tình trạng như có cảm giác đau bụng, khó tiêu, buồn nôn, kích ứng dạ dày, nôn ọe, bị đau bụng hoặc mắc phải tình trạng khó tiêu.
Ngoài ra khi dùng với liều cao trong một thời gian dài, cơ thể người sử dụng có thể có nguy cơ thiếu đồng rất cao, có thể thiếu bạch cầu trung tính và tăng nguy cơ thiếu máu. Do vậy suốt quá trình sử dụng cần liên tục kiểm tra công thức máu và nồng độ cholesterol.
Trong quá trình sử dụng thuốc nếu có bất kì biểu hiện nào khác thường bạn cần phải báo lại ngay với chúng tôi để có thể xử trí một cách kịp thời và chính xác nhất.
9. Tương tác với các thuốc khác
Uống Kẽm gluconat có thể làm giảm hấp thu của Đồng, Fluoroquinolon, Sắt, Penicilamin và Tetracyclin.
Trientin: Trientin có thể làm giảm sự hấp thu Kẽm, cũng như Kẽm có thể làm giảm sự hấp thu Trientin.
Muối Calci: Sự hấp thu Kẽm có thể bị giảm bởi các muối Calci.
Sự hấp thu Kẽm đã bị trì hoãn đáng kể bởi nhiều loại thực phẩm (bao gồm bánh mì, trứng luộc, cà phê và sữa).
Các chất có trong thực phẩm, đặc biệt là Phytat và chất xơ, gắn kết với Kẽm và ngăn chặn sự hấp thu vào tế bào ruột.
10. Dược lý
Kẽm là một nguyên tố vi lượng có vai trò cực kì quan trọng, thiết yếu đối với cơ thể.
Kẽm tham gia vào sự sản sinh của các tế bào, ảnh hưởng đến hầu hết các quá trình chuyển hóa diễn ra trong cơ thể.
Kẽm tham gia tổng hợp protein, là nguồn năng lượng quan trọng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.
Đồng thời Kẽm cũng giúp tăng sức đề kháng của cơ thể tốt hơn nhằm tránh các tác nhân có hại gây bệnh cho cơ thể.
11. Quá liều và xử trí quá liều
Điều trị: Liên hệ ngay với bác sĩ và đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời. Sử dụng Than hoạt tính, sữa, calci carbonat làm chậm sự hấp thu Kẽm.
12. Bảo quản
Không để ánh nắng trực tiếp chiếu vào thuốc.
Để thuốc xa tầm với cảu trẻ em.