lcp
OPT
Medigo - Thuốc và Bác Sĩ 24h

Đặt thuốc qua tư vấn ngay trên app

MỞ NGAY
Dung dịch uống Calcium - NIC plus 10ml hộp 10 ống x 10ml

Dung dịch uống Calcium - NIC plus 10ml hộp 10 ống x 10ml

Danh mục:Calci, kali
Thuốc cần kê toa:Không
Hoạt chất:Vitamin c, Niacinamide, Calci glucoheptonate, Vitamin C
Dạng bào chế:Dung dịch uống
Thương hiệu:NIC-PHARMA
Số đăng ký:VD-29469-18
Nước sản xuất:Việt Nam
Hạn dùng:24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Vui lòng nhập địa chỉ của bạn, chúng tôi sẽ hiện thị nhà thuốc gần bạn nhất
Chọn địa chỉ giao thuốc để xem nhà thuốc gần nhất
Giao đến
icon pharmacy premium

Đánh giá
-/-
Khoảng cách
-
Phản hồi chat
-
Xem sản phẩmNhận tư vấn

Medigo Cam Kết

Giao hàng nhanh chóng
Nhà thuốc uy tín
Dược sĩ tư vấn miễn phí
Dược sĩDược sĩ Nguyên Đan
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ
Dược sĩ Nguyên Đan
Đã duyệt nội dung

Thông tin sản phẩm

1. Thành phần của Calcium - NIC plus 10ml

Công thức (cho 5 ml):
- Calci glucoheptonate 550 mg;
- Acid ascorbic 50 mg;
- Nicotinamide 25 mg;
- Tá dược: Natri sulfit, acid citric, natri citrate, caramel, nipagin, tinh dầu cam, đường kính, nước RO, ethanol 96%.

2. Công dụng của Calcium - NIC plus 10ml

Bổ sung calci trong trường hợp nhu cầu calci cao và hỗ trợ điều trị trong trường hợp thiếu calci ở: phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ em đang lớn, phụ nữ thời kỳ mãn kinh, người già, bệnh loãng xương.

3. Liều lượng và cách dùng của Calcium - NIC plus 10ml

Người lớn: 2 – 4 ống 5 ml hoặc 1 – 2 ống 10 ml/ngày uống vào buổi sáng và buổi trưa.
Trẻ em: 1 – 2 ống 5 ml hoặc 1 ống 10 ml/ngày, uống vào buổi sáng.

4. Chống chỉ định khi dùng Calcium - NIC plus 10ml

- Quá mẫn với calci glucoheptonate, acid ascorbic, nicotinamide, nicotin hay bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Tăng calci huyết nặng và tăng calci niệu (như cường vitamin D, cường cận giáp, suy thận nặng).
- Bệnh nhân đang điều trị với glycoside tim.
- Bệnh gan nặng, loét dạ dày tiến triển, xuất huyết động mạch, hạ huyết áp nặng.
- Dùng vitamin C liều cao cho người bị thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase (G6PD) (nguy cơ thiếu máu huyết tán).

5. Thận trọng khi dùng Calcium - NIC plus 10ml

- Calci glucoheptonate: Thận trọng khi sử dụng calci trên những người có chức năng thận suy giảm, hoặc các bệnh làm tăng calci huyết như bệnh Sarcoit và một vài bệnh ác tính, tình trạng nhiễm toan hoặc suy hô hấp. Nên kiểm soát chặt chẽ nồng độ calci trong huyết tương ở những người suy giảm chức năng thận và khi dùng đồng thời với vitamin D liều cao.
- Acid ascorbic (Vitamin C):
+ Dùng liều cao kéo dài có thể dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc, do đó khi giảm liều sẽ dẫn đến thiếu hụt vitamin C. Uống liều lớn hơn vitamin C trong khi mang thai đã dẫn đến bệnh scorbut ở trẻ sơ sinh.
+ Tăng oxalate niệu có thể xảy ra khi dùng liều cao vitamin C. Vitamin C có thể gây acid hóa nước tiểu, đôi khi dẫn đến kết tủa urat hoặc cystin, hoặc sỏi oxalate, hoặc thuốc trong đường tiết niệu.
- Nicotinamide:
+ Khi sử dụng nicotinamide với liều cao cho những trường hợp sau:
+ Tiền sử loét dạ dày, bệnh túi mật, tiền sử có vàng da hoặc bệnh gan, bệnh gút, viêm khớp do gút, bệnh đái tháo đường.

6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

Phụ nữ có thai và cho con bú sử dụng với sự chỉ dẫn của thầy thuốc.

7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Thuốc có thể gây đau đầu, nhìn mờ, hạ huyết áp, chóng mặt nên thận trọng cho người lái xe và vận hành máy móc.

8. Tác dụng không mong muốn

- Calci glucoheptonate:
+ Thường gặp: Tuần hoàn (hạ huyết áp, chóng mặt, giãn mạch ngoại vi); Tiêu hóa (táo bón, đầy hơi, buồn nôn, nôn); da (đỏ da, nổi ban, đỏ bừng và/hoặc có cảm giác ấm lên hoặc nóng).
+ Ít gặp: Thần kinh (vã mồ hôi); Tuần hoàn (loạn nhịp, rối loạn chức năng tim cấp).
+ Hiếm gặp: Máu (huyết khối).
- Acid ascorbic (vitamin C):
+ Tăng oxalate niệu, buồn nôn, nôn, ợ nóng, co cứng cơ bụng, mệt mỏi, đỏ bừng, nhức đầu, mất ngủ và tình trạng buồn ngủ xảy ra. Sau khi uống liều 1 g hàng ngày hoặc lớn hơn, có thể xảy ra ỉa chảy.
+ Thường gặp: Thận (tăng oxalate niệu).
+ Ít gặp: Máu (thiếu máu tan máu); Tim mạch (bừng đỏ, suy tim); Thần kinh trung ương (xỉu, chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi); Dạ dày – ruột (buồn nôn, nôn, ợ nóng, đau bụng, co thắt cơ bụng, đầy bụng, ỉa chảy); Thần kinh – cơ và xương (đau cạnh sườn).
- Nicotinamide:
+ Thường gặp: Tiêu hóa (buồn nôn); Đỏ bừng mặt và cổ, ngứa, cảm giác rát bỏng, buốt hoặc đau nhói ở da.
+ Ít gặp: Tiêu hóa (loét dạ dày tiến triển, nôn, chán ăn, đau khi đói, đầy hơi, ỉa chảy); Da (khô da, tăng sắc tố, vàng da); Chuyển hóa (suy gan, giảm dung nạp glucose, tăng tiết chất bã nhờn, làm bệnh gút nặng thêm); Tăng glucose huyết, tăng uric huyết, cơn phế vị – huyết quản, đau đầu và nhìn mờ, hạ huyết áp, chóng mặt, tim đập nhanh, ngất.
+ Hiếm gặp: Lo lắng, hốt hoảng, glucose niệu, chức năng gan bất bình thường bao gồm tăng bilirubin huyết thanh, tăng AST, ALT và LDH, thời gian prothromnin bất thường, hạ albumin huyết, choáng phản vệ.

9. Tương tác với các thuốc khác

- Calci glucoheptonate:
+ Những thuốc sau đây ức chế thải trừ calci qua thận: các thiazid, clopamid, ciprofloxacin, chlorthalidone, thuốc chống co giật.
+ Calci làm giảm hấp thuốc demeclocycline, doxycycline, metacyclin, minocycline, tetracyclin, enoxacin, fleroxacin, levofloxacin, lomefloxacin, norfloxacin, ofloxacin, pefloxacin, sắt, kẽm, và những chất khoáng thiết yếu khác.
+ Calci làm tăng độc tính đối với tim của các glycoside digitalis vì tăng nồng độ calci huyết sẽ làm tăng tác dụng ức chế Na⁺-K⁺-ATPase của glycoside tim.
+ Glucocorticoid, phenytoin làm giảm hấp thuốc calci qua đường tiêu hóa. Chế độ ăn có phytat, oxalate làm giảm hấp thuốc calci vì tạo thành những phức hợp khó hấp thu. Phosphate, calcitonin, natri sulfat furosemide, magnesi, cholestyramine, estrogen, một số thuốc chống co giật cũng làm giảm calci huyết.
+ Thuốc lợi niệu thiazid, trái lại làm tăng nồng độ calci huyết.
- Acid ascorbic (Vitamin C):
+ Dùng đồng thời theo tỷ lệ trên 200 mg vitamin C với 30 mg sắt nguyên tố làm tăng hấp thu sắt qua đường dạ dày – ruột; tuy vậy, đa số người bệnh đều có khả năng hấp thu sắt uống vào một cách đầy đủ mà không phải dùng đồng thời vitamin C.
+ Dùng đồng thời vitamin C với aspirin làm tăng bài tiết vitamin C và giảm bài tiết aspirin trong nước tiểu.
+ Dùng đồng thời vitamin C và fluphenazine dẫn đến giảm nồng độ fluphenazine huyết tương. Sự acid hóa nước tiểu sau khi dùng vitamin C có thể làm thay đổi sự bài tiết của các thuốc khác.
+ Vitamin C liều cao có thể phá hủy vitamin B12; cần khuyên người bệnh tránh uống vitamin C liều cao trong vòng 1 giờ trước hoặc sau khi uống vitamin B12.
+ Vì vitamin C là chất khử mạnh, nên ảnh hưởng đến nhiều xét nghiệm dựa trên phản ứng oxy hóa – khử. Sự có mặt vitamin C trong nước tiểu làm tăng giả tạo lượng glucose nếu định lượng bằng thuốc thử đồng (II) sulfat và giảm giả tạo lượng glucose nếu định lượng bằng phương pháp glucose oxidase. Với các xét nghiệm khác, cần phải tham khảo tài liệu chuyên biệt về ảnh hưởng của vitamin C.
- Nicotinamide:
+ Sử dụng nicotinamide đồng thời với chất ức chế men HGM-CoA reductase có thể làm tăng nguy cơ gây tiêu cơ vân (rhabdomyolysis).
+ Sử dụng nicotinamide đồng thời với thuốc chẹn alpha-adrenergic trị tăng huyết áp có thể dẫn đến hạ huyết áp quá mức.
+ Khẩu phần ăn và/hoặc liều lượng thuốc uống hạ đường huyết hoặc insulin có thể cần phải điều chỉnh khi sử dụng đồng thời với nicotinamide.
+ Sử dụng nicotinamide đồng thời với các thuốc có độc tính với gan có thể làm tăng thêm tác dụng độc cho gan. Không nên dùng đồng thời nicotinamide với carbamazepine vì gây tăng nồng độ carbamazepine huyết tương dẫn đến tăng độc tính.

10. Dược lý

- Calci glucoheptonate:
+ Calci glucoheptonate dạng uống được dùng điều trị hạ calci huyết mạn và thiếu calci.
+ Việc bổ sung calci để phòng và điều trị bệnh loãng xương ở người ăn uống thiếu calic. Uống calci glucoheptonate tan trong nước lợi hơn dùng muối calci tan trong acid, đối với người bệnh giảm acid dạ dày hoặc dùng thuốc giảm acid dịch vị như thuốc kháng thụ thể H2.
- Acid ascorbic (Vitamin C):
+ Acid ascorbic và các muối calci ascorbate, natri ascorbate là các dạng chủ yếu của vitamin C. Cơ thể người không tạo ra được vitamin C cho bản thân, mà phải lấy từ nguồn thức ăn. Nhu cầu hàng ngày qua chế độ ăn cần khoảng 30 – 100 mg vitamin C đối với người lớn. Tuy nhiên, nhu cầu này thay đổi tùy theo từng người. Các loại quả (cam, chanh, bưởi, nho đen, ổi, hồng…) và rau (cà chua, khoai tây, rau xanh…) chứa nhiều vitamin C. Sữa, thịt có ít vitamin C. Acid ascorbic rất dễ bị phá hủy khi nấu nướng, dự trữ. Vitamin C là một vitamin hòa tan trong nước, cần thiết để tổng hợp collagen và các thành phần của mô liên kết.
+ Thiếu hụt vitamin C xảy ra khi thức ăn cung cấp không đầy đủ lượng vitamin C cần thiết dẫn đến bệnh scorbut. Thiếu hụt vitamin C rất hiếm khi xảy ra ở người lớn, nhưng có thể thấy ở trẻ nhỏ, người nghiện rượu hoặc người cao tuổi. Thiếu hụt biểu hiện ở triệu chứng dễ chảy máu (mạch máu nhỏ, chân răng, lợi), thành mao mạch dễ vỡ, thiếu máu, tổn thương sụn và xương, chậm liền vết thương. Dùng vitamin C làm mất hoàn toàn các triệu chứng trên.
+ Acid ascorbic có khả năng khử trong nhiều phản ứng sinh học oxy hóa – khử. Có một số chức năng sinh học của acid ascorbic đã được xác định rõ ràng, gồm có sinh tổng hợp collagen, carnitine, catecholamine, tyrosin, corticosteroid và aldosterone. Acid ascorbic cũng đã tham gia như một chất khử trong hệ thống enzym chuyển hóa thuốc cùng với cytochrome P450. Hoạt tính của hệ thống enzym chuyển hóa thuốc này sẽ bị giảm nếu thiếu acid ascorbic. Acid ascorbic còn điều hòa hấp thu, vận chuyển và dự trữ sắt.
+ Acid ascorbic làm một chất bảo vệ chống oxy hóa hữu hiệu. Acid ascorbic loại bỏ ngay các loại oxy, nitơ phản ứng (các ROS=Reactive oxygen species và các RNS=Reactive nitrogen species) như các gốc hydroxyl, peroxyl, superoxide, peroxynitrid và nitroxide, các oxy tự do và các hypoclorid, là những gốc tự do gây độc hại cho cơ thể. Có rất nhiều chứng cứ sinh học chứng tỏ các gốc tự do ở nồng độ cao có thể gây tổn hại cho tế bào. Một số bệnh mãn tính có liên quan đến tổn thương do stress oxy hóa gồm có ung thư, bệnh tim mạch (xơ vữa động mạch vành…), đục thủy tinh thể, hen và bệnh phổi mạn tính tắc nghẽn. Tuy nhiên, hiện nay chưa xác định được rõ ràng mối liên quan về nguyên nhân.
+ Một vài tác dụng của vitamin C nhưng chống thoái hóa hoàng điểm, phòng cúm, chóng liền vết thương, phòng ung thư còn đang nghiên cứu, chưa được chứng minh rõ ràng. Một số thầy thuốc để giảm nguy cơ cao thoái hóa hoàng điểm nặng ở người cao tuổi đã dùng: vitamin C 500 mg/ngày kết hợp với beta caroten 15 mg/ngày, vitamin E 400 mg/ngày và kẽm (dạng kẽm oxyd) 80 mg/ngày và đồng (dưới dạng oxyd đồng) 2 mg/ngày (đề phòng thiếu máu).
+ In vitro, acid ascorbic đã chứng tỏ ngăn chặn được oxy hóa LDL, bằng cách loại bỏ ROS và RNS có trong môi trường nước. LDL oxy hóa được cho là gây xơ vữa động mạch.
+ Acid ascorbic trong bạch cầu đặc biệt quan trọng vì có ROS phát sinh ra trong khi bạch cầu thực bào hoặc bạch cầu hoạt hóa do vị viêm nhiễm. Nồng độ ascorbat cao trong bạch cầu bảo vệ bạch cầu chống lại tổn thương oxy hóa mà không ức chế hoạt tính diệt khuẩn của tiểu thể thực bào. Hoạt tính chống oxy hóa của acid ascorbic cũng bảo vệ chống lại tổn thương phân hủy protein ở các vị trí viêm như ở khớp (viêm dạng thấp), ở phổi (hội chứng suy hô hấp ở người lớn, hút thuốc, ozon).
+ Riêng đối với cảm lạnh, cho đến nay số liệu chưa đồng nhất để khuyến cáo. Ngoài ra, có một vài chứng cứ acid ascorbic có thể điều hòa tổng hợp prostaglandin cho tác dụng giãn phế quản, giãn mạch và chống đông vón máu, khả năng chuyển acid folic thành acid folinic, chuyển hóa carbohydrat, tổng hợp lipid, protein, kháng nhiễm khuẩn và hô hấp tế bào.
- Nicotinamide:
+ Nicotinamide và acid nicotinic là vitamin nhóm B, tan trong nước. Trong cơ thể, nicotinamide được tạo thành từ acid nicotinic. Thêm vào đó, một phần tryptophan trong thức ăn được oxy hóa tạo thành acid nicotinic và sau đó thành nicotinamide. Nicotinamide chuyển thành nicotinamide adenin dinucleotide (NAD) và nicotinamide adenin dinucleotide phosphate (NADP). NAD và NADP là các coenzym có vai trò sống còn trong chuyển hóa, chúng là chất xúc tác phản ứng oxy hóa – khử cần thiết cho hô hấp tế bào, phân giải glycogen và chuyển hóa lipid. Trong các phản ứng đó các coenzym này có tác dụng như những phân tử vận chuyển hydro.
+ Bệnh Pellagra: Thiếu nicotinamide có thể gây ra bệnh pellagra, do khẩu phần ăn thiếu nicotinamide hay do điều trị bằng isoniazid, hoặc do giảm chuyển hóa tryptophan thành acid nicotinic trong bệnh Hartnup, hoặc do u ác tính vì các u này cần sử dụng một lượng lớn tryptophan để tổng hợp 5-hydroxytryptophan và 5-hydroxytryptamin.
+ Thiếu nicotinamide có thể xảy ra cùng với sự thiếu các vitamin phức hợp B khác.
+ Các cơ quan bị ảnh hưởng chủ yếu do thiếu hụt nicotinamide là đường tiêu hóa, da và hệ thần kinh trung ương, với các triệu chứng như: ỉa chảy, đau bụng, viêm lưỡi, viêm miệng, chán ăn, đau đầu, ngủ lịm, tâm thần. Dùng nicotinamide hoặc acid nicotinic sẽ làm mất các triệu chứng do thiếu hụt gây ra. Tuy nhiên nicotinamide được ưa dùng hơn vì nó không có tác dụng phụ gây giãn mạch.
+ Những triệu chứng đỏ và sưng môi ở người bị bệnh pellagra sẽ hết trong vòng 24 – 72 giờ sau khi dùng nicotinamide. Triệu chứng tâm thần, nhiễm khuẩn miệng và các màng nhày khác sẽ hết nhanh chóng. Triệu chứng ở đường tiêu hóa sẽ hết trong vòng 24 giờ.
+ Liều cao acid nicotinic làm giảm bài tiết acid uric và giảm dung nạp glucose.
+ Acid nicotinic gây giải phóng histamin, dẫn đến tăng nhu động dạ dày và tăng tiết acid; thuốc còn hoạt hóa hệ phân hủy fibin.

11. Quá liều và xử trí quá liều

- Calci: Nhức đầu, buồn nôn, tiểu đêm, dễ cáu kính, nồng độ calci trong máu tăng lên, có thể nhiễm kiềm nhẹ. Nồng độ calci sớm trở lại bình thường nếu chế độ ăn không giàu calci.
- Acid ascorbic (Vitamin C):
+ Triệu chứng: Sỏi thận, buồn nôn, viêm dạ dày và ỉa chảy.
+ Xử trí: Gây lợi tiểu bằng truyền dịch có thể có tác dụng sau khi uống liều lớn.
- Nicotinamide: Khi quá liều xảy ra, không có biện pháp giải độc đặc hiệu. Sử dụng các biện pháp thông thường như gây nôn, rửa dạ dày, điều trị triệu chứng và hỗ trợ.

12. Bảo quản

Nơi khô mát, nhiệt độ dưới 30°C, tránh ánh sáng.

Xem đầy đủ
THÊM VÀO GIỎ
MUA NGAY