lcp
OPT
Medigo - Thuốc và Bác Sĩ 24h

Đặt thuốc qua tư vấn ngay trên app

MỞ NGAY
Efavirenz STADA 600 mg hộp 30 viên

Efavirenz STADA 600 mg hộp 30 viên

Danh mục:Thuốc kháng virus
Thuốc cần kê toa:
Hoạt chất:Efavirenz
Dạng bào chế:Viên nén bao phim
Thương hiệu:Stada
Số đăng ký:VD-27539-17
Nước sản xuất:Việt Nam
Hạn dùng:48 tháng kể từ ngày sản xuất
Vui lòng nhập địa chỉ của bạn, chúng tôi sẽ hiện thị nhà thuốc gần bạn nhất
Lưu ý: Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ. Mọi thông tin trên website và app chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng liên hệ với bác sĩ, dược sĩ hoặc nhân viên y tế để được tư vấn thêm.
Chọn địa chỉ giao thuốc để xem nhà thuốc gần nhất
Giao đến
icon pharmacy premium

Đánh giá
-/-
Khoảng cách
-
Phản hồi chat
-
Xem sản phẩmNhận tư vấn

Medigo Cam Kết

Giao hàng nhanh chóng
Nhà thuốc uy tín
Dược sĩ tư vấn miễn phí

Thông tin sản phẩm

1. Thành phần của Efavirenz STADA 600 mg

Mỗi viên nén bao phim có chứa: Efavirenz 600 mg.
Tá dược vừa đủ 1 viên (Lactose Monohydrat, Croscarmellose Natri, Natri Lauryl Sulphat, Polysorbat 80, Acid Stearic, Magnesi Stearat, Hypromellose, Macrogol 6000, Talc, Titan Dioxyd, Oxyd sắt vàng).

2. Công dụng của Efavirenz STADA 600 mg

- Dùng phối hợp với các thuốc kháng retrovirus khác trong điều trị nhiễm HIV-1.
- Phòng ngừa sau phơi nhiễm HIV do nghề nghiệp (dùng kết hợp với 2 nucleosid khác).
- Phòng ngừa sau phơi nhiễm HIV không do nghề nghiệp (dùng kết hợp với 2 nucleosid khác).

3. Liều lượng và cách dùng của Efavirenz STADA 600 mg

- Điều trị nhiễm HIV: Phối hợp với 2 thuốc thuộc nhóm nucleosid: stavudin (d4T), lamivudin (3TC), efavirenz (EFV) hoặc zidovudin (ZDV) + 3TC + EFV.
+ Người lớn, thanh thiếu niên và trẻ em ≥ 40 kg: 600 mg x 1 lần/ngày.
+ Liều viên nén bao phim này không phù hợp cho bệnh nhân là trẻ em cân nặng nhỏ hơn hoặc bằng 40 kg.
- Phòng ngừa sau phơi nhiễm do nghề nghiệp: 600 mg x 1 lần/ngày, vào buổi tối trước khi đi ngủ, dùng kết hợp với các thuốc kháng retrovirus khác (thường với 2 thuốc nucleosid ức chế enzym phiên mã ngược). Phải dùng sớm trong vòng vài giờ sau khi bị phơi nhiễm và dùng trong 4 tuần.
- Phòng ngừa sau phơi nhiễm không do nghề nghiệp: 600 mg x 1 lần/ngày, vào buổi tối trước khi đi ngủ, dùng kết hợp với 2 thuốc kháng retrovirus khác. Phải dùng sớm trong vòng 72 giờ sau khi bị phơi nhiễm và dùng trong 28 ngày.
- Người cao tuổi: Efavirenz chưa được nghiên cứu ở người cao tuổi. Bệnh nhân phải được theo dõi cẩn thận và thận trọng khi dùng thuốc.
- Suy thận: Tác dụng dược động học của efavirenz chưa được nghiên cứu trên bệnh nhân suy thận; tuy nhiên, chỉ có dưới 1% liều dùng được đào thải dưới dạng không đổi qua nước tiểu, do vậy ảnh hưởng của suy thận trên sự đào thải là không đáng kể.
- Suy gan: Bệnh nhân suy gan nhẹ có thể dùng liều khuyến cáo thường dùng. Bệnh nhân cần được theo dõi cẩn thận các tác dụng không mong muốn liên quan đến liều dùng, đặc biệt là các triệu chứng trên hệ thần kinh.
Điều chỉnh liều khi phối hợp
- Nếu efavirenz được dùng phối hợp với voriconazol, liều duy trì voriconazol phải được tăng lên 400 mg mỗi 12 giờ và liều efavirenz phải được giảm 50%, tức là 300 mg x 1 lằn/ngày. Khi ngưng điều trị với voriconazol, nên duy trì liều ban đầu của efavirenz.
- Nếu efavirenz được dùng đồng thời với rifampicin cho bệnh nhân nặng 50 kg trở lên, tăng liều efavirenz đến 800 mg/ngày có thể được xem xét.

4. Chống chỉ định khi dùng Efavirenz STADA 600 mg

- Bệnh nhân quá mẫn với bắt kỳ thành phần nào trong công thức.
- Bệnh nhân suy gan nặng.
- Efavirenz không dùng đồng thời với terfenadin, astemizol, cisaprid, midazolam, triazolam, pimozid, bepridil hoặc các alkaloid của nấm cựa lúa mạch (như ergotamin, dihydroergotamin, ergonovin và methylergonovin) do cạnh tranh CYP3A4 với efavirenz có thể dẫn đến ức chế chuyển hóa của các thuốc này và có khả năng gây ra các phản ứng phụ nguy hiểm và/hoặc đe dọa tính mạng (như loạn nhịp tim, an thần kéo dài hoặc suy hô hấp).
- Không dùng đồng thời efavirenz với các chế phẩm chứa Cỏ ban do có nguy cơ làm giảm nồng độ trong huyết tương và giảm hiệu quả trên lâm sàng của efavirenz.

5. Thận trọng khi dùng Efavirenz STADA 600 mg

- Efavirenz chống chỉ định đối với bệnh nhân suy gan nặng, nên dùng thận trọng và theo dõi giá trị các enzym gan ở những bệnh nhân bệnh gan nhẹ đến trung bình.
- Nên dùng thận trọng ở những bệnh nhân có tiền sử co giật hoặc rối loạn tâm thần.
- Nên ngừng efavirenz nếu bị phát ban da nặng tiến triển, đi kèm với sự tróc vảy, dính lớp màng nhày hoặc sốt.
- Theo dõi lipid huyết và glucose huyết trong suốt quá trình điều trị với efavirenz.
- Các triệu chứng trên hệ thần kinh: Cac triệu chứng bao gồm, nhưng không giới hạn, chóng mặt, mắt ngủ, buồn ngủ, giảm tập trung và ác mộng là các phản ứng không mong muốn được báo cáo thường xuyên ở những bệnh nhân dùng efavirenz 600 mg/ ngày trong các nghiên cứu lâm sàng. Các triệu chứng trên hệ thần kinh hay xuất hiện trong 1 – 2 ngày đầu điều trị và thường hết sau 2 – 4 tuần đầu. Cần thông báo cho bệnh nhân nếu xảy ra, các triệu chứng thường gặp có thẻ cải thiện việc tiếp tục điều trị và không dự đoán sự khởi phát sau đó của bát kỳ triệu chứng tâm thần nào ít gặp hơn.
- Động kinh: Co giật đã được thấy ở người lớn và trẻ em đang dùng efavirenz, thường là ở người có tiền sử động kinh. Bệnh nhân đang điều trị đồng thời với các thuốc chống co giật được chuyển hóa chủ yếu ở gan như phenytoin, carbamazepin và phenobarbital cần phải theo dõi định kỳ nồng độ thuốc trong huyết tương. Trong một nghiên cứu về tương tác thuốc, nồng độ carbamazepine trong huyết tương bị giảm khi dùng đồng thời với efavirenz. Bệnh nhân có tiền sử động kinh nên thận trọng khi dùng thuốc.
- Tác dụng của thức ăn: Dùng efavirenz cùng với thức ăn có thể tăng hấp thu thuốc và dẫn đến tăng tần suất các tác dụng không mong muốn. Khuyến cáo nên uống efavirenz lúc đói, tốt nhát uống trước khi đi ngủ.
Hội chứng phục hồi miễn dịch: Ở bệnh nhân nhiễm HIV bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng tại thời điểm bắt đầu liệu pháp kết hợp kháng retrovirus (CART), phản ứng viêm không triệu chứng hoặc các bệnh cơ hội khác có thể phát sinh và làm nghiêm trọng tình trạng lâm sàng hoặc làm nặng thêm các triệu chứng. Cụ thể, các phản ứng này thường xuất hiện trong vài tuần đầu hoặc vài tháng bắt đầu CART. Nên đánh giá bắt kỳ triệu chứng viêm nào xảy ra và điều trị khi cần thiết. Rối loạn tự miễn (như bệnh Graves) cũng xảy ra trong trường hợp phục hồi miễn dịch; tuy nhiên, thời gian khởi phát có nhiều thay đổi và có thể xảy ra sau nhiều tháng bắt đầu điều trị.
- Hoại tử xương: Mặc dù nguyên nhân được coi là đa yếu tố (bao gồm dùng corticosteroid, uống rượu, suy giảm miễn dịch nặng, chỉ số khối cơ thể cao hơn), các trường hợp hoại tử xương đã được báo cáo đặc biệt ở những bệnh nhân nhiễm HIV tiến triển và/ hoặc dùng liệu pháp kết hợp kháng retrovirus thời gian dài. Bệnh nhân nên đến tư vần y tế nếu gặp các cơn đau nhức khớp, cứng khớp hoặc di chuyển khó khăn.
- Efavirenz STADA 600 mg chứa lactose: không nên dùng thuốc này cho bệnh nhân có các vấn đề về di truyền hiếm gặp không dung nạp galactose, thiếu hụt Lapp lactase, hoặc kém hấp thu glucose-galactose.

6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

Thời kỳ mang thai:
Efavirenz có thể gây hại cho bào thai néu dùng trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Phụ nữ có khả năng mang thai không nên dùng efavirenz cho đến khi khả năng có thai được loại trừ.
Thời kỳ cho con bú:
Efavirenz đã được chứng minh được bài tiết vào sữa mẹ. Không có đủ thông tin về ảnh hưởng của efavirenz ở trẻ bú mẹ. Không thể loại trừ nguy cơ đối với trẻ bú mẹ. Nên ngưng cho con bú trong khi điều trị với efavirenz. Khuyến cáo phụ nữ bị nhiễm HIV không được cho con bú trong bát kỳ trường hợp nào nhằm tránh lây truyền HIV sang con.

7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Efavirenz có thể gây chóng mặt, giảm tập trung và/hoặc ngủ gà. Bệnh nhân nên tránh các công việc nguy hiểm như lái xe hoặc vận hành máy móc nếu có những triệu chứng trên

8. Tác dụng không mong muốn

Rất thường gặp
Da và các mô dưới da: Phát ban.
Thường gặp
Chuyển hóa và dinh dưỡng: Tăng triglyceride máu.
Tâm thần: Ác mộng, lo lắng, trầm cảm, mất ngủ.
Thần kinh trung ương: Rối loạn cân bằng và sự phối hợp tiểu não, rối loạn tư thế đứng (3,6%), chóng mặt (8,5%), đau dau (6,7%), ngủ gà (2,0%).
Tiêu hóa: Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn.
Gan mật Tăng enzym aspartat aminotransferase (AST), alanin aminotransferase (ALT), gamma-glutamyltransferase (GGT).
Da và các mô dưới da: Cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
Tổng thể: Mệt mỏi.
Ít gặp
Hệ thống miễn dịch: Mẫn cảm.
Chuyển hóa và dinh dưỡng: Tăng cholesterol máu.
Tâm thần: Dễ xúc động, gây hán, nhằm lẫn, phấn khởi, bực tức, ảo giác, cuồng, hoang tưởng, loạn thần kinh, muốn tự tử, có ý nghĩ tự tử.
Thần kinh trung ương: Lo âu, hay quên, mát điều hòa, phối hợp bất thường, co giật, suy nghĩ bất thường, run.
Mắt: Giảm thị lực.
Tai và tai trong: Ù tai, chóng mặt.
Mạch máu: Chảy máu.
Tiêu hóa: Viêm tụy.
Gan mật: Viêm gan cấp tính.
Da và các mô dưới da: Ban đỏ đa dạng, hội chứng Stevens-Johnson.
Nội tiết: Chứng vú to ở nam

9. Tương tác với các thuốc khác

- Thuốc cảm ứng hoặc bị chuyển hóa bởi hệ thống enzym microsom của gan: Efavirenz chống chỉ định với các thuốc phụ thuộc nhiều vào CYP3A4 do độ thanh thải và nồng độ huyết tương cao gây nguy hiểm hoặc đe dọa tính mạng. Bao gồm các thuốc kháng dị ứng (astemizol và terfenadin), các thuốc chẹn kênh calci (bepridil), các chất có nguồn gốc từ nấm cựa lúa mạch(dihydroergotamin, ergometrin, ergotamin, methylergometrin), thuốc kíchthích nhu động dạ dày – ruột (cisaprid), thuốc chống loạn thần (pimozid), thuốc an thần và thuốc ngủ (midazolam và triazolam).
+ Dùng đồng thời với clarithromycin làm giảm nồng độ clarithromycin huyết tương và tăng hoạt tính của chát chuyển hóa hydroxy. Sự kết hợp này dẫn đến tỷ lệ mắc phải phát ban da cao.
- Thuốc kháng virus: Nồng độ huyết tương của thuốc ức chế HIV-protease giảm khi dùng chung với efavirenz.
- Nước ép bưởi: Chuyển hóa của efavirenz có thể bị ức chế khi dùng chung với nước ép bưởi.
- Thuốc tim mạch:
+ Thuốc hạ lipid huyết: Dùng chung efavirenz với các chất ức chế enzym khử hydroxymethylglutary-CoA (HMG-CoA) (như: atorvastatin, pravastatin, simvastatin) làm giảm nồng độ trong huyết tương của các thuốc này.
+ Thuốc chẹn kênh calci: Dùng chung với diltiazem làm giảm nồng độ của diltiazem và tăng nhẹ nồng độ của efavirenz. Dùng chung efavirenz với các thuốc chẹn kênh calci khác được coi là chất nền isoenzym 3A4 (CYP3A4) của cytocrom P-450 (như: felodipin, nicardipin, nifedipin, verapamil) làm giảm nồng độ của các thuốc này.
- Thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương:
+ Các opiat và thuốc giảm đau cục bộ: Uống methadon (35 — 100 mg mỗi ngày) với efavirenz (600 mg mỗi ngày từ 14 — 21 ngày) ở người nhiễm HIV có tiền sử nghiện ma túy làm giảm 45% nồng độ đỉnh trong huyết tương và 52% AUC của methadon và dẫn đến những biểu hiện của hội chứng cai thuốc. Liều duy trì methadon tăng trung bình 22% để giảm bớt các triệu chứng cai thuốc. Bệnh nhân đồng thời dùng efavirenz và trị liệu với methadon phải được thông báo về sự tương tác tiềm ẩn này và theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu của hội chứng cai thuốc; cần tăng liều duy trì methadon ở từng bệnh nhân.
+ Thuốc chống co giật: Dùng chung efavirenz và carbamazepin làm giảm nồng độ trong huyết tương của efavirenz và carbamazepin. Dùng chung efavirenz và phenobarbital hay phenytoin làm giảm nồng độ trong huyết tương của các thuốc chống co giật và/ hoặc efavirenz. Sử dụng thận trọng và theo dõi nồng độ trong huyết tương của các thuốc chống co giật ở bệnh nhân dùng chung với efavirenz. Nếu có thể, nên dùng các thuốc chống co giật khác.
+ Thuốc chống loạn thần kinh: Dùng efavirenz ở những bệnh nhân dùng thuốc chống loạn thần kinh có thể dẫn đến tăng tác động trên thần kinh trung ương. Dùng đồng thời paroxetin và efavirenz không làm thay đổi dược động học của hai thuốc; không cần điều chỉnh liều lượng. Dùng chung sertralin và efavirenz có thể dẫn đến giảm nồng độ trong huyết tương của sertralin.
- Thuốc an thần và thuốc ngủ: Chống chỉ định sử dụng đồng thời efavirenz và midazolam hoặc triazolam vì efavirenz có ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của các thuốc an thần gây ngủ và làm tăng phản ứng nghiêm trọng và/ hoặc đe dọa tính mạng như an thần kéo dài hoặc tăng ức chế hô hấp. Các nhà chuyên môn cho rằng có thể dùng liều đơn midazolam với sự theo dõi chặt chẽ tình trạng an thần ở bệnh nhân dùng đồng thời efavirenz.
- Chế độ ăn và chế phẩm thảo dược: Dùng chế phẩm có chứa St. John’s wort (Cỏ ban) và efavirenz không được khuyến cáo vì làm giảm nồng độ efavirenz xuống dưới mức có tác dụng và làm virus tăng kháng thuốc.
- Estrogen hay progestin: Sử dụng đồng thời đơn liều 50 mcg ethinyl estradiol với efavirenz (400 mg mỗi ngày trong 10 ngày) làm tăng 37% AUC của ethinyl estradiol nhưng không ảnh hưởng đến nồng độ đỉnh trong huyết tương của ethinyl estradiol hoặc nồng độ đỉnh trong huyết tương và AUC của efavirenz.
- Methadon: Nghiên cứu trên những bện nhân nhiễm HIV do bệnh chích ma túy, sử dụng efavirenz cùng với methadon, nồng độ methadon trong huyết tương giảm dẫn đến các dấu hiệu của hội chứng cai thuốc cũng bị giảm. Liều mathadon tăng trung bình 22% để giảm triệu chứng cai thuốc.

10. Dược lý

Efavirenz là một thuốc thuộc nhóm không nucleosid, ức chế enzym phiên mã ngược của HIV-1. Efavirenz ức chế không cạnh tranh enzym phiên mã ngược của HIV-1 và ức chế không đáng kế lên enzym phiên mã ngược của HIV-2 hoặc ADN polymerase (alpha, beta, gamma hoặc omega) của tế bào. Người ta đã thấy có sự kháng efavirenz trong một thời gian ngắn khi dùng đơn trị liệu. Do đó efavirenz không được dùng là thuốc duy nhát trong điều trị hoặc thêm vào một liệu pháp đã thất bại. Cơ chế kháng thuốc efavirenz của HIV còn chưa được biết hết nhưng sự đột biến enzym phiên mã ngược của HIV có vai trò quan trọng. Cũng như một số thuốc không nucleosid ức chế enzym phiên mã ngược (như delavirdin, nevirapin), efavirenz thường gây các đột biến ở các vùng có chứa acid amin ở các vị trí 98 – 108 và 179 – 190 trên enzym phiên mã ngược. Efavirenz kháng chéo với các thuốc kháng virus thuộc nhóm không nucleosid như nevirapin, delavirdin nên khi điều trị bằng efavirenz thất bại thì không nên thay thế bằng nevirapin. Ở bệnh nhân kháng efavirenz khi dùng efavirenz kết hợp với các thuốc kháng virus khác (như indinavir hoặc zidovudin và lamivudin), người ta đã thấy các đột biến K103N, V108l, Y188L, G190S, K103N/V108I, K1001/K103N hoặc K103N/G190S. Ngoài ra còn có các đột biến acid amin ở các vị trí 98, 101, 106 và 225. Đột biến acid amin ở vị trí 103 (tức là K103N) là hay gặp nhất.

11. Quá liều và xử trí quá liều

Triệu chứng:
Có ít thông tin về độc tính cáp của Efavirenz. Tăng tác dụng không mong muốn trên hệ thần kinh trung ương gồm co cơ không chủ ý, được báo cáo ở một vài bệnh nhân dùng liều Efavirenz 600 mg hai lần mỗi ngày thay vì dùng liều khuyến cáo thông thường cho người lớn là 600 mg một lần mỗi ngày.
Xử trí:
Nếu ngộ độc cấp Efavirenz xảy ra, nên tiền hành ngay điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng và bệnh nhân phải được theo dõi chặt chẽ. Có thể uống than hoạt tính để ngăn sự hấp thu của thuốc. Không có thuốc giải độc cho quá liều Efavirenz. Thẩm phân máu hoặc thẩm phân màng bụng không loại trừ lượng đáng kể Efavirenz ra khỏi cơ thể và không dựa vào các biện pháp này để thải trừ thuốc.

12. Bảo quản

Bảo quản trong bao bì kín, nơi khô, nhiệt độ không quá 30°C

Xem đầy đủ
MUA HÀNG