Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của Fogicap 40
Omeprazol: 40mg.
Natri bicarbonat: 1680mg.
2. Công dụng của Fogicap 40
Thuốc Fogicap 40 được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
Điều trị viêm loét dạ dày, đường tiêu hóa.
Hội chứng GERD hay còn biết đến với tên gọi hội chứng trào ngược dạ dày thực quản.
Hội chứng Zollinger-Ellison.
3. Liều lượng và cách dùng của Fogicap 40
Thuốc dạng bột pha hỗn dịch, nên khuấy kỹ khi pha.
Tuân thủ đúng theo chỉ định điều trị của bác sĩ.
Khó tiêu do acid: 10-20mg/ngày trong vòng từ 2-4 tuần
Trào ngược dạ dày thực quản: 20mg x 1 lần /ngày uống trong 4 tuần. Nếu chưa khỏi bệnh uống thêm 4-8 tuần.
Điều trị viêm loét đường tiêu hóa: 20-40mg/ngày tùy tình trạng bệnh nhân. Điều trị trong 4 tuần với loét tá tràng và 8 tuần với dạ dày
Loét dạ dày do và phòng ngừa loét dạ dày do sử dụng NSAID: Liều 20mg/ngày.
Tuân thủ đúng theo chỉ định điều trị của bác sĩ.
Khó tiêu do acid: 10-20mg/ngày trong vòng từ 2-4 tuần
Trào ngược dạ dày thực quản: 20mg x 1 lần /ngày uống trong 4 tuần. Nếu chưa khỏi bệnh uống thêm 4-8 tuần.
Điều trị viêm loét đường tiêu hóa: 20-40mg/ngày tùy tình trạng bệnh nhân. Điều trị trong 4 tuần với loét tá tràng và 8 tuần với dạ dày
Loét dạ dày do và phòng ngừa loét dạ dày do sử dụng NSAID: Liều 20mg/ngày.
4. Chống chỉ định khi dùng Fogicap 40
Thuốc Fogicap 40 chống chỉ định trong các trường hợp sau:
Quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc.
5. Thận trọng khi dùng Fogicap 40
Omeprazol : Omeprazol có thể gây ra một số vấn đề về thận. Cần thông báo cho bác sĩ nếu bạn tiểu ít hơn bình thường hoặc trong nước tiểu có máu.
Với Natri bicarbonate : lưu ý thận trọng với bệnh nhân có huyết áp cao.
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
Không sử dụng cho phụ nữ mang thai nhất là trong 3 tháng đầu.
Không khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ cho con bú.
7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Thuốc hầu như không ảnh hưởng đến khả năng lái xe, vận hành máy móc. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số triệu chứng như chóng mặt, rối loạn thị giác. Người bệnh không nên lái xe, vận hành máy móc trong thời gian dùng thuốc
8. Tác dụng không mong muốn
Thường gặp:
Nhức đầu, buồn ngủ, chóng mặt.
Buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa đau bụng, tiêu chảy, táo bón, chướng bụng.
Ít gặp:
Mất ngủ, lú lẫn, cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi.
Nổi mày đay, ngứa, nổi ban.
Tăng transaminase (có hồi phục).
Hiếm gặp: Đổ mồ hôi, phù ngoại biên, quá mẫn bao gồm phù mạch, sốt và sốc phản vệ.
Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, giảm toàn bộ các tế bào máu, mất bạch cầu hạt.
Lú lẫn có thể hồi phục, kích động, trầm cảm, sinh ra ảo giác ở người bệnh cao tuổi , đặc biệt là với người bệnh nặng, rối loạn thính giác.
Vú to ở đàn ông.
Viêm dạ dày, mắc nấm Candida, khô miệng.
Viêm gan có thể vàng da hoặc không , bệnh não-gan.
Co thắt phế quản.
Đau khớp, đau cơ.
Viêm thận kẽ.
Nhức đầu, buồn ngủ, chóng mặt.
Buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa đau bụng, tiêu chảy, táo bón, chướng bụng.
Ít gặp:
Mất ngủ, lú lẫn, cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi.
Nổi mày đay, ngứa, nổi ban.
Tăng transaminase (có hồi phục).
Hiếm gặp: Đổ mồ hôi, phù ngoại biên, quá mẫn bao gồm phù mạch, sốt và sốc phản vệ.
Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, giảm toàn bộ các tế bào máu, mất bạch cầu hạt.
Lú lẫn có thể hồi phục, kích động, trầm cảm, sinh ra ảo giác ở người bệnh cao tuổi , đặc biệt là với người bệnh nặng, rối loạn thính giác.
Vú to ở đàn ông.
Viêm dạ dày, mắc nấm Candida, khô miệng.
Viêm gan có thể vàng da hoặc không , bệnh não-gan.
Co thắt phế quản.
Đau khớp, đau cơ.
Viêm thận kẽ.
9. Tương tác với các thuốc khác
Tương tác thuốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động của thuốc hoặc gây ra các tác dụng phụ.
Bệnh nhân nên báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ danh sách những thuốc và các thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng. Không nên dùng hay tăng giảm liều lượng của thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Một số thuốc tương tác với Omeprazol Digoxin; Clopidogrel; Methotrexat;
Thuốc lợi tiểu.
Kháng sinh (Amoxicillin, Clarithromycin, Rifampin)
Một số thuốc tương tác với Natri bircacbonat
Aspirin (hàm lượng thấp), Sắt Sulfat, một số loại vitamin như Vitamin B, Vitamin C, Vitamin D,...
Bệnh nhân nên báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ danh sách những thuốc và các thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng. Không nên dùng hay tăng giảm liều lượng của thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Một số thuốc tương tác với Omeprazol Digoxin; Clopidogrel; Methotrexat;
Thuốc lợi tiểu.
Kháng sinh (Amoxicillin, Clarithromycin, Rifampin)
Một số thuốc tương tác với Natri bircacbonat
Aspirin (hàm lượng thấp), Sắt Sulfat, một số loại vitamin như Vitamin B, Vitamin C, Vitamin D,...
10. Dược lý
Cơ chế tấc dụng:
- Omeprazole là một thuốc chống tiết dịch dạ dày được thay thế bằng benzimidazole và còn được gọi là chất ức chế bơm proton (PPI). Nó ngăn chặn bước cuối cùng trong quá trình sản xuất axit dạ dày bằng cách ức chế đặc hiệu hệ thống enzyme H+/K+ adenosine triphosphatase (ATPase) hiện diện trên bề mặt bài tiết của tế bào thành dạ dày, do đó ức chế sự tiết axit dạ dày.
- Natri bicarbonat là thuốc kháng axit do có tình kiềm nên có thể trung hòa được axit dạ dày. Ngoài ra Natri bicarbonat cũng có thể giảm các triệu chứng khó chịu như ợ hơi, ợ chua và chứng khó tiêu.
Đặc điểm dược động học - Omeprazole hấp thu nhanh nhưng không đều qua đường tiêu hóa.
- Phân bố: Đi vào sữa mẹ. Liên kết với protein huyết tương khoảng 95%.
- Chuyển hóa: Được chuyển hóa chủ yếu ở gan nhờ isoenzym CYP2C19.
- Thải trừ: Chủ yếu qua nước tiểu (khoảng 77% ở dạng chất chuyển hóa, một lượng nhỏ ở dạng không đổi) và phân.
11. Quá liều và xử trí quá liều
Quá liều:
Quá liều với omeprazol ở người đã được báo cáo. Liều lên tới 2.400 mg (gấp 120 lần liều dùng bình thường). Các biểu hiện triệu chứng có biến đổi bao gồm sự rối loạn, ngủ gà, nhìn mờ, tim đập nhanh, buồn nôn, nôn, toát mồ hôi, đỏ bừng, đau đầu, khô miệng và những tác dụng phụ khác. Những triệu chứng này là tạm thời và không có hậu quả lâm sàng nghiêm trọng nào được báo cáo khi dùng omeprazol đơn độc. Ngoài ra, quá liều natri bicarbonat có thể gây hạ canxi máu, hạ kali máu, tăng natri máu và co giật.
Cách xử trí:
Không có thuốc giải độc đặc hiệu khi dùng quá liều omeprazol. Trong trường hợp quá liều, nên điều trị triệu chứng và hỗ trợ.
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Quá liều với omeprazol ở người đã được báo cáo. Liều lên tới 2.400 mg (gấp 120 lần liều dùng bình thường). Các biểu hiện triệu chứng có biến đổi bao gồm sự rối loạn, ngủ gà, nhìn mờ, tim đập nhanh, buồn nôn, nôn, toát mồ hôi, đỏ bừng, đau đầu, khô miệng và những tác dụng phụ khác. Những triệu chứng này là tạm thời và không có hậu quả lâm sàng nghiêm trọng nào được báo cáo khi dùng omeprazol đơn độc. Ngoài ra, quá liều natri bicarbonat có thể gây hạ canxi máu, hạ kali máu, tăng natri máu và co giật.
Cách xử trí:
Không có thuốc giải độc đặc hiệu khi dùng quá liều omeprazol. Trong trường hợp quá liều, nên điều trị triệu chứng và hỗ trợ.
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
12. Bảo quản
Bảo quản nơi thoáng mát, nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh nơi ẩm mốc.
Để xa tầm tay trẻ em.