lcp
OPT
Medigo - Thuốc và Bác Sĩ 24h

Đặt thuốc qua tư vấn ngay trên app

MỞ NGAY
Thuốc điều trị tâm thần phân liệt Seropin 200mg hộp 6 vỉ x 10 viên

Thuốc điều trị tâm thần phân liệt Seropin 200mg hộp 6 vỉ x 10 viên

Danh mục:Thuốc chống loạn thần
Thuốc cần kê toa:
Hoạt chất:Quetiapin
Dạng bào chế:Viên nén bao phim
Thương hiệu:Genepharm
Số đăng ký:VN-20976-18
Nước sản xuất:Hy Lạp
Hạn dùng:36 tháng kể từ ngày sản xuất
Vui lòng nhập địa chỉ của bạn, chúng tôi sẽ hiện thị nhà thuốc gần bạn nhất
Lưu ý: Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ. Mọi thông tin trên website và app chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng liên hệ với bác sĩ, dược sĩ hoặc nhân viên y tế để được tư vấn thêm.
Chọn địa chỉ giao thuốc để xem nhà thuốc gần nhất
Giao đến
icon pharmacy premium

Đánh giá
-/-
Khoảng cách
-
Phản hồi chat
-
Xem sản phẩmNhận tư vấn

Medigo Cam Kết

Giao hàng nhanh chóng
Nhà thuốc uy tín
Dược sĩ tư vấn miễn phí
Dược sĩDược sĩ Quách Thi Hậu
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ
Dược sĩ Quách Thi Hậu
Đã duyệt nội dung

Thông tin sản phẩm

1. Thành phần của Seropin 200mg

Mỗi viên nén bao phim Seropin 200mg bao gồm:
Hoạt chất: Quetiapine fumarate 230,27mg tương đương quetiapine 200mg.
Tá dược:
Tá được tạo hạt: Hypromellose 2910 11,20mg; Calcium hydrogen phosphate dehydrate 28mg;
Lactose monohydrate S6mg; Maize starch 110,54mg; Sodium starch glycolate (Type A) 28mg;
Magnesium stearate 7,11; Cellulose microcrystalline pH102 63,50mg; Tale 14mg; Silica colloidal
anhydrous II 38mg.
Tá dược bao: Opandry Whie 20A28735 12mg: Hydroxypropyicellulose; Hypromellose 6cP
(E464); Titanium Dioxide (E171); Talc

2. Công dụng của Seropin 200mg

Điều trị tâm thần phân liệt.
Điều trị cơn hưng cảm từ trung bình đến nặng. Seropin chưa được chứng minh ngân ngừa sự tái phát cơn hưng cảm hoặc trầm cảm.

3. Liều lượng và cách dùng của Seropin 200mg

Cách dùng - liều dùng của thuốc Seropin 100mg
Seropin nên được dùng hai lẫn mỗi ngày, kèm hoặc không kèm thức ăn.
Người trưởng thành:
Để điều trị tâm thắn phân liệt, tổng liều hàng ngày cho 4 ngày đầu tiên của điều trị là 300 đến 450 mg/ngày. Phụ thuộc vào đáp ứng lâm sàng và khả năng dung nạp thuốc của từng bệnh nhân. liều dùng có thể điều chỉnh trong khoảng từ 150 đến 750 mg/ngày.
Để điều trị cơn hưng cảm liên quan đến rối loạn lưỡng cực, tổng liều hàng ngày cho 4 ngày đầu tiên của diều trị là 100 mg (ngày 1), 200mg (ngày 2), 300 mg (ngày 3), và 400 mg (ngày 4). Điều chỉnh liều lên đến 800mg/ngày tới ngày thứ 6 mức tăng không quá 200 mg/ngày.
Liều dùng có thể được điều chính trong khoảng 200 đến 800 mg/ngày phụ thuộc vào đáp ứng lâm sàng và khả năng dung nạp thuốc của từng bệnh nhân, Liều thông thường có hiệu quả là trong khoảng 400 tới 800 mg/ngày.
Người cao tuổi:
Như với các thuốc chống loạn thần khác, quetiapine cần được sử dung thận trọng ở người cao tuổi, đặc biệt trong giai đoạn khởi đầu điều trị. Tốc độ điều chỉnh liều cần chậm hơn, và lều điều trị hàng ngày thấp hơn so với những bệnh nhân trẻ tuổi, phụ thuộc vào đáp ứng làm sàng và khả năng dung nạp của từng bệnh nhân.
Độ thanh thải huyết tương trung bình của quetiapine giảm 30- 50% ở người cao tuổi so với những bệnh nhân trẻ tuổi.
Trẻ em và thanh thiếu niên:
Tính an toàn và hiệu quả của quetiapine vẫn chưa được đánh giá ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Suy thận:
Không cần điều chnh liều ở bệnh nhân suy thận.
Suy gan:
Quetiapine được chuyển hóa chính ở gan. Do đó nên sử dụng thận trọng quetiapine ở bệnh nhân suy gan, đặc biệt là trong giai đoạn khởi đầu điều trị. Bệnh nhân suy gan nên được khởi đầu với liều 25mg/ngày Liều dùng có thể tăna hàng ngày từng nắc 25- 50mg/ngày cho đến liều hiểu quả. tùy theo đáp ứng làm sàng và khả năng dung nạp của từng bệnh nhân

4. Chống chỉ định khi dùng Seropin 200mg

- Mẫn cảm với được chất hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Chống chỉ định kết hợp với các thuốc ức chế cytochrome P450 3A4, như các thuốc ức chế protease-HIV, thuốc chống nấm nhóm azol, erythromyelne, carithromyeine và nefazodone.

5. Thận trọng khi dùng Seropin 200mg

Trẻ em và thanh thiếu niên
Quetiapine không được khuyến cáo sử dụng ở trẻ em và thanh thiến niên dưới 18 tuổi, do không có dữ liệu an toàn để hỗ trợ sử dụng ở các nhóm tuổi này. Các thử nghiệm lâm sàng với quetiapine đã chỉ ra rằng ngoài các hồ sơ an toàn đã biết ở người lớn, các tác dụng bất lợi nhất định xuất hiện với tần suất cao ở trẻ em và thanh thiếu niên so với người lớn (tăng thêm ăn, tăng prolactin huyết, nôn, viêm mũi và ngất), hoặc có thể có những tác động khác nhau ở trẻ em và thanh thiếu niên (hội chứng ngoại tháp và để bị kích thích) và một tác dụng bất lợi được xác định là chưa từng ghi nhận trong các nghiên cứu ở người lớn (tăng huyết áp). Những thay đổi trong xét nghiệm chức năng tuyến giáp cũng được ghi nhận ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Hơn nữa, các tác động an toàn lâu dài của điều trị với quetiapine trên sinh trưởng và trưởng thành không được nghiên cứu vượt quá 26 tuần. Tác động dài hạn cho sự phát triển nhận thức và hành vi không được biết. Trong các thử nghiệm đối chứng với giả dược ở bệnh nhi và thanh thiếu niên, quetiapine liên quan đến tỷ lệ gia tăng của hội chứng ngoại tháp so với giả dược ở bệnh nhân được điều trị tâm thân phân liệt, hưng cảm lưỡng cực và trầm cảm lưỡng cực.
Tự tử/có ý định tự tử hoặc tình trạng lâm sàng xấu đi:
Trầm cảm trong rối loạn lưỡng cực có liên quan đến gia tăng nguy cơ suy nghĩ tự tử, tự gây tổn hại và tự tử. Nguy cơ này vẫn còn tồn tại cho đến khi sự thuyên giảm đáng kể xuất hiện. Vì cải thiện có thể không xảy ra trong những tuần đầu tiên hoặc lâu hơn của điều trị, bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ cho đến khi sự cải thiện như vậy xảy ra. Kinh nghiệm lâm sàng chung là nguy cơ tự tử có thể tăng trong giai đoạn đầu của sự phục hồi.
Ngoài ra, các bác sĩ nên xem xét các nguy cơ tiềm ẩn của tác dụng bất lợi liên quan đến tự tử sau khi ngừng đột ngột điều trị quetiapine, do các yếu tố nguy cơ được biết đến với bệnh đang được điều trị. Các tình trạng tâm thần khác mà quetiapine được kê đơn. cũng có thể liên quan với một nguy cơ gia tăng các tác dụng bất lợi liên quan đến tự tử. Ngoài ra, các tình trạng này có thể là bệnh kèm theo những giai đoạn trầm cảm nặng. Các biện pháp phòng ngừa tương tự được ghi nhận khi điều trị bệnh nhân ở giai đoạn trầm cảm nặng do đó cần quan sát khi bệnh nhân bệnh nhân bị các rối loạn tâm thần khác.
Bệnh nhân có tiền sử tác dụng bất lợi liên quan đến tự tử, hoặc những biểu hiện một mức độ đáng kể của ý định tự tử trước khi bắt đầu điều trị được biết là có nguy cơ lớn hơn của ý nghĩ tự từ hoặc tự tử, và nên được theo dõi chặt chẽ trong khi điều trị. Một phân tích tổng hợp của các thử nghiệm làm sàng đối chứng với giả dược của thuốc chống trầm cảm ở bệnh nhân người lớn bị rối loạn tâm thần cho thấy sự gia tăng nguy cơ của hành vi tự tử bằng thuốc chống trầm cảm so với giả dược ở bệnh nhân dưới 25 tuổi.
Giám sát kín của bệnh nhân và đặc biệt là những người có nguy cơ cao nên đi kèm điều trị bằng thuốc đặc biệt là trong điều trị sớm và sau khi thay đổi liều. Bệnh nhân (và những người chăm sóc) nên được cánh báo về sự cần thiết để giám sát cho bất kỳ tình trạng xấu đi trên lâm sàng, hành vi hoặc suy nghĩ tự tử và những thay đổi bất thường trong hành vi và tham vấn y tế ngay lập tức nếu những triệu chứng này xuất hiện.
Trong các thử nghiệm lâm sàng ngắn hạn có đối chứng với giả dược ở bệnh nhân ở giai đoạn trầm cảm nặng trong rối loạn lưỡng cực và gia tăng nguy cơ tác dụng bất lợi liên quan đến tự tử được ghi nhận ở bệnh nhân trưởng thành trẻ tuổi (nhỏ hơn 25 tuổi) được điều trị với quetiapine so với những bệnh nhân đều trị bằng giả dược (tương ứng là 3,0% so với 0%).
Bệnh tim mạch
Quetiapine nên được sử dụng thận trọng đối với bệnh nhân mặc bệnh tim mạch, bệnh mạch máu não, hoặc các tình trạng khác gây hạ huyết áp. Quetiapine có thể gây hạ huyết áp tư thế đứng, đặc biệt trong giai đoạn chỉnh liều khởi đầu, do đó sự giảm liều hoặc điều chỉnh liều từ từ nếu có tình trạng này xảy ra
Co giật
Trong các thử nghiệm lâm sàng có đối chứng, không có sự khác biệt về tân suất cơn co giật ở bệnh nhân sử dụng quetiapine với nhóm sử dụng giả dược. Tương tự như các thuốc chống loạn thân khác, cần thận trọng khi sử dụng để điều trị cho bệnh nhân có tiền sử co giật.
Triệu chứng ngoại tháp
Trong các thử nghiệm lâm sàng có đối chứng, tần suất của triệu chứng ngoạl tháp không khác biệt so với nhóm giả dược, trên phạm vi liều điều trị được đề nghị.
Rối loạn vận động muộn:
Nếu dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn vận động muộn xuất hiện, giảm liều hoặc ngưng điều trị với quefiapine cần được xem xét.
Hội chứng ác tính do thuốc an thần:
Hội chứng ác tính do thuốc an thần có liên quan đến điều trị chống loạn thần, kể cả quetiapine. Các biểu hiện lâm sàng, bao gồm tăng thân nhiệt, thay đổi trạng thái tâm thần, co cứng cơ, hệ thần kinh tự chủ không ổn định, và tăng creatine phosphokinase. Trong trường hợp này nên ngưng dùng quetiapine và có biện pháp điều trị thích hợp.
Giảm bạch cầu trung tính trầm trọng
Giảm bạch cầu trung tính trầm trọng (lượng bạch cầu trung tính < 0,5 x 10L) hiếm khi được báo cáo trong các thử nghiệm lâm sàng với quetiapine. Hầu hết các trường " giảm bạch cầu trung tính trầm trọng xảy ra trong vai tháng đầu điều trị với quetiapine. Không có một liên hệ rõ rệt với liều dùng. Các yếu tố nguy cơ có thể gây ra giảm bạch cầu trung tính bao gồm: lượng bạch cầu thấp trước đó và tiền sử giảm bạch cầu trung tính do thuốc. Nên ngưng chỉ định quetiapine ở bệnh nhân có số lượng bạch cầu trung tính < 1,0 x 10. Nên theo dõi các dấu hiệu, triệu chứng nhiễm trùng và lượng bạch cầu trung tính ở các bệnh nhân này (cho đến khi lượng bạch cầu trung tính vượt quá 1,5 x 10L).
Tương tác thuốc
Sử dụng đồng thời quetlapine với các thuốc gây cảm ứng enzyme gần mạnh như carbamazepine hay phenytoin có thể làm giảm đáng kế nồng độ quetiapine trong huyết tương, và làm giảm hiệu quả điều trị. Ở các bệnh nhân đang sử dụng các thuốc gây cảm ứng enzyme gan, chỉ nên chỉ định sau khi bác sĩ cân nhắc lợi ích khi điều trị bằng quetiapine lớn hơn các nguy cơ do ngưng sử dụng thuốc gây cảm ứng enzyme gan. Điều quan trọng là nên ngưng từ từ thuốc gây cảm ứng enzyme gan, và nếu cần thi thay thể bằng một thuốc khác không gây cảm ứng enzyme gan (vi dụ như natri valproat).
Tăng glucose huyết
Tăng glucose huyết hoặc làm trầm trong hơn tình trạng bệnh đái tháo đường đã được báo cáo trong khi điều trị với quetiapine. Nên theo dõi lâm sàng phù hợp ở bệnh nhân đái tháo dường hoặc có những nhân tố nguy mắc bệnh đái tháo đường.
Lipid
Sự gia tăng triglyoeride và cholesterol đã được quan sát trong các thử nghiệm làm sàng với quetiapine. Sự gia tăng lipid cần được kiểm soát phù hợp với lâm sàng.
Kéo dài khoảng QT
Trong các thứ nghiệm lâm sáng và sử dụng theo tóm tắt đặc tính sản phẩm (SPC), không có mối liên quan giữa quetiapine và sự gia tăng kéo dâi khoảng QT tuyệt đối. Tuy nhiên, kéo dài khoảng QT đã được ghi nhận trong trường hợp quá liều. Cũng như các thuốc chống loạn thần khác, cần thận trọng khi chỉ định quetiapine cho bệnh nhân bị bệnh tim mạch hay có tiền sử gia đình có dấu hiệu kéo dài khoảng QT. Cần thận trọng khi chỉ định quetiapine cùng với các thuốc gây kéo dài khoảng QTc, hoặc sử dụng đồng thời với các thuốc an thần khác; đặc biệt ở người cao tuổi, ở bệnh nhân có hội chứng kéo dai QT bẩm sinh, suy tim sung huyết, phì đại tim, hạ kali hay magie huyết.
Hội chứng cai thuốc:
Các triệu chứng cai thuốc cấp tính như buồn nôn, nhức đầu, tiêu chảy, chóng mặt, kích thích, nôn và mất ngủ có thể xảy ra sau khi ngưng đột ngột quetiapine liều cao. Vì vậy, nên ngưng thuốc từ từ trong từng khoảng thời gian tối thiểu từ một đến hai tuần.
Bệnh nhân cao tuối bị rối loạn tâm thần liên quan đến sa sút trí tuệ:
Seropin chưa được phê chuẩn để điều trị bệnh nhân rối loạn tâm thần liên quan đến sa sút trí tuệ.
Trong các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, đối chứng với giá được, nguy cơ biển chứng mạch máu não xảy ra cao gấp 3 lần đối với nhóm bệnh nhân sa sút trí tuộ sử dụng các thuốc chống loạn thần không điển hình. Cơ chế làm tăng nguy cơ này chưa được hiểu rõ. Sự gia tăng nguy cơ về biến chứng mạch máu não cũng không thể loại trừ cho các nhóm thuốc chống loạn thần khác hoặc trên nhóm đối tượng bệnh nhân khác. Seropin nên được dùng thận trọng cho nhóm đối tượng có các yếu tố nguy cơ đột qụy.
Trong một phân tích gộp (meta-analysis), các thuốc chống loạn thần không điển hình làm tăng nguy cơ tử vong ở các bệnh nhân cao tuổi bị rối loạn tâm thân liên quan đến sa sút trí tuệ so với giả dược đã được ghi nhận. Tuy nhiên, trong hai nghiên cứu đối chứng kéo dài 10 tuần trên cùng nhóm bệnh nhân (n = 710; tuổi trung bình: 83; độ tuổi biến thiên từ 56-99), tần suất tử vong ở nhóm bệnh nhân điều trị với quetiapine là 5,5% so với 3,2% ở nhóm giả dược. Số bệnh nhân tử vong do nhiều nguyên nhân khác nhau trong hai thử nghiệm này phủ hợp với dự đoán. Các dữ liệu này không cho thấy mối liên quan nhân quả giữa điều trị bằng quetiapine và tử vong ở bệnh nhân cao tuổi sa sút trí tuệ.
Thông tin bồ sung
Dữ liệu về phối hợp quetiapine với divalproex hay lithium trong điều trị các cơn hưng cảm cấp tính từ trung bình đến nặng chưa có nhiều, tuy vậy phác đồ điều trị phối hợp này thường được dung nạp tốt. Dữ liệu nghiên cứu cho thấy hiệu quả hiệp lực sau 3 tuần điều trị. Một nghiên cứu khác lại không chứng minh được tác dụng hiệp lực sau 6 tuần điều trị. Chưa có dữ liệu nghiên cứu về điều trị phối hợp trên 6 tuần.

6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

Hiệu quả và tính an toàn của quetiapine trong khi mang thai vẫn chưa được xác lập. Cho đến nay chưa có dấu hiệu có hại nào xây ra trên những thử nghiệm ở động vật, tuy nhiên tác động có thể xảy ra trên mắt của phôi thai chưa được nghiên cứu. Vì vậy, chỉ nên sử dụng Seropin trong thai kỳ khi các lợi ích vượt trội nguy cơ có thể xảy ra.
Hội chứng cai thuốc ở trẻ sơ sinh đã được ghi nhận khi mẹ sử dụng quetiapine khi mang thai.
Hiện chưa rõ mức độ tết quetiapine vào sữa mẹ. Do đó phụ nữ đang cho con bú nên tránh sử dụng Seropin.

7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Do tác động chủ yếu lên hệ thần kinh trung ương, quetiapine có thể ảnh hưởng đến các hoạt động cần sự tỉnh táo tinh thần. Vì vậy, cần khuyên bệnh nhân không nên lái xe hoặc vận hành máy cho đến khi xác định rõ sự nhạy cảm với thuốc của bản thân.

8. Tác dụng không mong muốn

Các phản ứng ngoại ý của thuốc (ADR) thường gặp nhất với quetiapine là buồn ngủ, chóng mặt, khô miệng, suy nhược nhẹ, táo bón, nhịp tìm nhanh, hạ huyết áp thế đứng, và khó tiêu.
Giống như các thuốc chống loạn thần khác, tăng cân, ngất, hội chứng ác tính do thuốc an thần, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính và phù ngoại biên có thể xảy ra khi điều trị với quetiapine.
Tần suất của các ADR liên quan đến điều trị bằng quetiapine được trình bày trong bàng dưới đây theo khuyến cáo chính thức của Hội đồng Các Tổ chức Quốc tế về Khoa học Y học (CIOMS III Working Group; 1995).
Tần suất các biến cố ngoại ý được phân cấp như sau: rất phổ biến > 1/10), phổ biến (> 1/100, <1/10), không phổ biến (> 1/1000, < 1/100), hiểm gặp (> 1/10.000,< 1/1000) và rất hiếm gặp (< 1/10.000) và không rõ (không đánh giá được từ các dữ liệu có sẵn)
Rối loạn hệ máu và hạch huyết
Phổ biến Giảm bạch cầu
Không phổ biến Tăng bạch cầu ưa axit
Không biết Giảm bạch cầu trung tính
Rối loạn hệ miễn dịch
Không phổ biến Quả mẫn
Rất hiếm gặp Phản ứng phản vệ
Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng
Rất hiếm gặp Đái tháo đuờng
Rối loạn hệ thần kinh
Rất phổ biến: Chóng mặt, buồn ngủ, đau đầu
Phổ biến: Ngất
Không phố biến: Co giật, hội chứng run chân
Rất hiếm gặp: Rối loạn vận động muộn
Rối loạn tim mạch
Phổ biến: Nhịp tim nhanh
Rối loạn hệ mạch
Thuờng gặp: Hạ huyết áp tư thế đứng
Rối loạn hô hấp, phổi và trung thất
Phổ biến: Viêm mũi
Rối loạn tiêu hóa
Phổ biển: Khô miệng, táo bón, khó tiêu
Rối loạn gan- mật
Hiếm gặp: Vàng da
Rất hiếm gặp: Viêm gan
Rối loạn da và mô dưới da
Rất hiếm gặp: Phù mạch, hội chứng Stevens- Johnson
Rối loạn hệ sinh dục và vú
Hiếm gặp: Cương dương
Các rối loạn tổng quát và tình trạng tại vị trí sử dụng
Rất phổ biến: Hội chứng cai thuốc
Phổ biến: Suy nhược nhẹ, phù ngoại biên
Hiếm gặp: Hội chứng ác tính do dùng thuốc an thần
Các chỉ số xét nghiệm
Rất thường gặp: Tăng nồng độ triglycerid huyết thanh. Tăng cholesterol toàn phần (chủ yếu là LDL- cholosterol)
Thường gặp: Tăng cân, tăng các transaminase huyết thanh (ALT, AST), giảm bạch cầu trung tính, tăng đường huyết đến mức bệnh lý
Ít gặp: Tăng gamma-GT
1 Xem mục 4.4
2 Buồn ngủ có thể xảy ra, thường trong 2 tuần đầu và mất đi khi tiếp tục điều trị với Seropin.
3 Tăng transaminase huyết thanh (ALT, AST) hoặc gamma-CT không triệu chứng đã được ghi nhận ở một số bệnh nhân sử dụng Scropin. Sự tăng các yếu tố này mất đi khi tiếp tục điều trị với Seropin.
4 Cũng như các thuốc chống loạn thần có tác dụng ức chế a1-adrenergic, Seropin có thể gây hạ huyết áp thế đứng, kèm theo chóng mặt, nhịp tim nhanh và ngất ở một số bệnh nhân, đặc biệt trong giai đoạn bắt đầu điều chỉnh liều.
5 Tăng đường huyết quá mức ở bệnh nhân đang bị đái tháo đường được ghi nhận nhưng rất hiếm xảy ra.
6 Việc tính toán tần suất các phản ứng ngoại ý chỉ được thực hiện trên do liệu thu thập được sau khi thuốc lưu hành trên thị trường.
7 Glucose huyết lúc đói 2126mg/dL (27,0 mmolL) hay glucose máu tai thời điểm bắt kỳ 200mg/dl. (>11, mmol/L) xảy ra ít nhất trong 1 lần xét nghiệm.
8 Các triệu chứng cai thuốc sau thường gặp nhất trong các thử nghiệm lâm sàng ngắn hạn đơn trị liệu có đối chứng với giả dược, có đánh giá triệu chứng cai thuốc gồm: mất ngủ, buồn nồn, nhức đầu, tiêu chảy, nôn mửa, chóng mặt và kích thích. Tần suất của các phản ứng này giảm đáng kể sau khi ngưng thuốc 1 tuần.
9 Triglyccrid 2 200 mg/dL (22,258 mmoi/L) It nhất 1 lần. 10 Cholesterol 2 240 mg/dL (26,2064 mmol/L) ít nhất 1 lần
10 Cholesterol 2 240 mg/dL (26,2064 mmol/L) ít nhất 1 lần
Những trường hợp kéo dài khoảng QT, loạn nhịp thất, đột tử không rõ nguyên nhân, ngưng tim và tượng xoắn đỉnh đã được ghi nhận khi sử dụng thuốc an thần và được xem như là tác dụng theo nhóm (class effects).
Việc điều trị bằng quetiapine có liên quan đến sự giảm nhẹ hormon tuyến giáp. chủ yếu là T4 toàn phân và T4 tự do; sự thay đổi này có tính chất lệ thuộc vào liều dùng. Nồng độ T4 toàn phân và T- tự do giảm tối đa trong 2-4 tuần đầu trị liệu với quetiapine, Không giảm thêm khi kéo dài điều trị.
Trong hầu hết các trường hợp, tác động lên nồng độ T4 toàn phân và T4 tự do sẽ mất khi ngưng sử dung quetiapine, bất kể thời gian sử dụng thuốc. Sự giảm nhẹ nồng độ T3 toàn phần và rT3 chỉ xảy ra ở liều cao hơn. Nồng độ TBG Không thay đổi và nhìn chung, chưa ghi nhận có sự gia tăng tương hỗ nồng độ TSH, do đó quetiapine không gây suy giáp lâm sàng.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khí dùng thuốc

9. Tương tác với các thuốc khác

Quetiapine chủ yếu tác động lên hệ thần kinh trung ương, do đó nên thận trọng khi phối hợp Seropin với các thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương khác và rượu.
Cytochrome P450 (CYP3A4) là enzym chính chịu trách nhiệm chuyển hóa quetiapine. Trong một nghiên cứu tương tác trên người tình nguyện khỏe mạnh, việc sử dụng đồng thời quetiapine (liều 25 mg) với ketoconazole, một thuốc ức chế CYP3AA, làm tăng AUC của quetiapine tăng gấp 5-8 lần. Vì thế chống chỉ định sử dụng quetiapine đồng thời với các thuốc ức chế CYP3A4.
Ngoài ra, không khuyến cáo dùng nước bưởi khi đang điều trị với quetiapine.
Trong một thứ nghiệm đa liều ở bệnh nhân để đánh giá dược động học của quetiapine được sử dụng trước và trong quá trình điều trị với carbamazepine (là chất gây cảm ứng enzyme gan), việc sử dụng đồng thời quetiapine với carbamazepine lam tăng đáng kể độ thanh thải của quetiapine. Sự gia tăng độ thanh thải này làm giảm nồng độ quetiapine toàn thân trung bình 139% (đánh giá qua AUC) so với khi chỉ sử dụng quetiapine đơn thuần; mặc dù ở một số bệnh nhân tác động đó có thể lớn hơn. Do sự tương tác này, nồng độ thuốc trong huyết tương có thể thấp hơn, và vì vậy có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bằng Seropin.
Sử dụng đồng thời quetiapine với phenytoine (một thuốc gây câm ứng enzvme gan khác) cũng làm tăng độ thanh thải quetiapine khoảng 450%. Ở các bệnh nhân đang sử dụng thuốc gây cảm ứng enzyme gan, việc khởi đầu trị liệu bằng Seropin chỉ nên được tiến hành sau khi bác sĩ điều trị cần nhắc lợi ích của Seropin cao hơn việc ngưng sử dụng các thuốc gây cảm ứng enzyme gan. Điều quan trọng là cần ngưng thuốc gây cảm ứng enzyme gan từ từ, hoặc nếu cần thì thay thế bằng các thuốc không gây cảm ứng enzyme gan (như natri valproate).
Dược động học của queiapine không thay đổi đáng kể khi phối hợp với các thuốc chống trầm cảm iminramine (chất ức chế CYP2D6) hoặc fuoxetine (chất ức chế CYP43A4 vA CYP2D6)
Dược động học của queliapine không thay đổi đáng kế khi phối hợp với các thuốc chống trầm cảm imipramine (chất ức chế CYP2D6) hoặc fluoxetine (chất ức chế CYP43A4 và CYP2D6).
Dược động học cùa quetiapine không thay đổi đáng kể khi sử dụng đồng thời với thuốc chống loạn thần như risperidone hay haloperidol. Sử dụng đồng thời với thioridazine làm tăng độ thanh thải quetiapine khoảng 70%.
Dược động học của quetiapine không thay đổi khi sử dụng đồng thời với cimetidine.
Dược động học của lithium không thay đổi khi sử dụng đồng thời với quetiapine.
Dược động hoc của natri valproate va quetiapine không thay đi khi sử dụng đồng thời với nhau.
Các nghiên cứu chính thức về tương tác thuốc với các thuốc tim mạch thường dùng chưa được tiến hành.
Cần thận trọng khi sử dụng đồng thời quetiapine với các thuốc gây mất cân bằng điện giải hay kéo dài khoảng QT.

10. Dược lý

Cơ chế hoạt động
Quetiapine là thuốc chống loạn thần không điển hình. Quetiapine và chất chuyển hóa có hoạt tính trong huyết tương là norquettapine có tác động trên nhiều loại thụ thể dẫn truyền thần kinh.
Quetiapine và norquetiapine có ái lực với thụ thể serotonin (SHT2) ở não và với thụ thể dopamine D1 va D2. Tính đối kháng trên những thụ thể này và tính chọn lọc với thụ thể serotonin (SHT2) cao hơn so với thụ thể dopamine D2, được xem là góp phần vào đặc tính chống loạn thần trên lâm sàng và ít nguy cơ tác dụng phụ trên hệ ngoại tháp của quetiapine. Ngoài ra, norquetiapine có ái lực cao với chất vận chuyển norepinephrine (NET). Quetiapine va norquetiapine cũng có ái lực cao với thụ thể histaminergic và a- adrenergic, ái lực thấp hơn với thụ thể a2-adrenergic và thụ thể serotonin SHTIA. Quelapine có ái lực không đáng kể với các thụ thể cholinergic muscarinic hay benzodiazepine.
Tác động dược học
Quetiapine có hoạt tính trong các thử nghiệm về tác dụng chống loạn thần, thử nghiệm né tránh có điều kiện, Quetiapine phong bế tác động của các chất chủ vận dopamine, trên các thử nghiệm hành vi hay sinh lý điện học: và làm tăng nồng độ các chất chuyển hóa của dopamine, một chỉ số hóa thần kinh cho biết mức độ phong bề thụ thể D2.
Trong các thử nghiệm tiền lâm sàng dự báo khả năng có triệu chứng ngoại tháp (PS). Quetiapine không giống thuốc chống loạn thần điển hình và có đặc tính không điển hình. Quetiapine không quá nhạy cảm với thụ thể dopamine D2 khi dùng lâu dài. Quetiapine có thể gây hội chứng giữ nguyên thế yếu ở các liều hiệu quả ức chế thụ thể dopamin D2. Quetiapine chứng tỏ có tính chọn lọc trên vùng rìa não qua tác động ức chế khử cực của các noron ở đường viên não giữa; nhưng không tác động trên các noron thể vân đen sau khi dùng lâu dài. Quetiapine có thể gây loạn trương lực cơ ở mức tối thiếu trên loài khi Cebus nhạy cảm với trên haloperidol hoặc chưa từng dùng thuốc sau khi dùng thuốc ngay lập tức và lâu dài.
Kết quả của các thử nghiệm này dự báo cho thấy Seropin có khả năng gây triệu chứng ngoại tháp ở mức độ thấp, và có giả thiết cho là các chất ít có khả năng gây triệu chứng ngoại tháp cũng có thể có khả năng gây loạn vận động muộn ít hơn.
Vẫn chưa biết chất chuyển hóa norquetiapine góp phân vào đặc tính dược lý của Seropin trên người ở mức độ nào.

11. Quá liều và xử trí quá liều

Đã có báo cáo trường hợp tử vong qua các thứ nghiệm lâm sảng sau khi dùng quả liều 13,6g; sau khi đưa thuốc ra thị trường khi sử dụng liều đơn độc 6g (không phối hợp với các thuốc khác). Tuy nhiên, các trường hợp sống sót sau khi dùng quá liều cập lên đến 30g đã được ghi nhận. Sau khi thuốc lưu hành trên thị trường, rất hiếm khi có báo cáo về các trường hợp quá liều quetiapine đơn độc gây tử vong hoặc hôn mê, hay kéo dài khoảng QT.
Bệnh nhân đã mắc bệnh tim mạch nặng trước đó có thể bị gia tăng nguy cơ ảnh hưởng do quá liều. Nhìn chung, các dấu hiệu và triệu chứng được ghi nhận là do tăng tác dụng dược lý đã biết của thuốc, như lơ mơ và an thần, nhip tim nhanh và hạ huyết áp.
Chưa có chất giải độc đặc hiệu cho quetiapine. Trong trường hợp nhiễm độc nặng, cần xem xét đến khả năng do ảnh hưởng của nhiều thuốc, tiến hành các biện pháp chăm sóc đặc biệt, bao gồm thiết lập và duy trì đường thở, đảm bảo thông khí và cung cấp oxy đầy đủ, theo dõi và hỗ trợ tim mạch. Trong khi chưa có nghiên cứu để hạn chế sự hấp thu khi quá liều, có thể chỉ định rửa dạ dây (sau khi đặt nội khí quân, nếu bệnh nhân bất tỉnh) hoặc cân nhắc việc dùng than hoạt tính kết hợp với thuốc nhuận tràng.
Cần tiếp tục giảm sát và theo đối chặt chẽ cho đến khi bệnh nhân hồi phục hoàn toàn

12. Bảo quản

Bảo quân thuốc dưới 30°C. Để xa tầm tay trẻ em.

Xem đầy đủ
MUA HÀNG