lcp
OPT
Medigo - Thuốc và Bác Sĩ 24h

Đặt thuốc qua tư vấn ngay trên app

MỞ NGAY
Thuốc giảm đau Thần Kinh D3 Hataphar lọ 100 viên nén

Thuốc giảm đau Thần Kinh D3 Hataphar lọ 100 viên nén

Danh mục:Thuốc giảm đau
Thuốc cần kê toa:Không
Hoạt chất:Paracetamol, Codein, Cafein
Dạng bào chế:Viên nén
Công dụng:

Giảm đau trong đau đầu, viêm dây thần kinh, đau xương khớp, chứng đau kinh

Thương hiệu:Hataphar
Số đăng ký:VD-17450-12
Nước sản xuất:Việt Nam
Hạn dùng:36 tháng kể từ ngày sản xuất
Vui lòng nhập địa chỉ của bạn, chúng tôi sẽ hiện thị nhà thuốc gần bạn nhất
Chọn địa chỉ giao thuốc để xem nhà thuốc gần nhất
Giao đến
icon pharmacy premium

Đánh giá
-/-
Khoảng cách
-
Phản hồi chat
-
Xem sản phẩmNhận tư vấn

Medigo Cam Kết

Giao hàng nhanh chóng
Nhà thuốc uy tín
Dược sĩ tư vấn miễn phí

Thông tin sản phẩm

1. Thành phần của Thần Kinh D3 Hataphar

Mỗi viên nén chứa:
Paracetamol 200mg
Codein phosphat 5mg
Cafein 20mg
Tá dược vđ 1 viên
(Tá dược gồm: Avicel, povidon, lactose, tinh bột sắn, tinh bột mì, gelatin, natri laurylsulfat, phẩm màu Erythrocin, màu tím thực phẩm, magnesi stearat, bột talc, nước tinh khiết).

2. Công dụng của Thần Kinh D3 Hataphar

Giảm đau trong đau đầu, viêm dây thần kinh, đau xương khớp, chứng đau kinh.

3. Liều lượng và cách dùng của Thần Kinh D3 Hataphar

Người lớn: Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 2-3 viên. Thời gian tối thiểu để dùng liều lập lại là 4 giờ.
Trẻ em: Uống theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

4. Chống chỉ định khi dùng Thần Kinh D3 Hataphar

Mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc. Người suy gan, suy thận. Người bệnh nhiều lần thiếu máu hoặc có bệnh tim, phổi, người thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase. Suy hô hấp. Trẻ em dưới 1 tuổi. Phụ nữ có thai.

5. Thận trọng khi dùng Thần Kinh D3 Hataphar

- Uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính đối với gan, do vậy tránh hoặc hạn chế uống rượu trong thời gian dùng thuốc.
- Các bệnh đường hô hấp như hen, khí phế thũng. Có tiền sử nghiện thuốc.
- Dùng thuốc lâu ngày có thể gay lệ thuộc thuốc.
- Thuốc gây buồn ngủ, giảm sự chú ý và khả năng phản xạ nên không dùng thuốc cho người khi lái xe hoặc đang vận hành máy móc.
- Phụ nữ cho con bú.

6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

Không được dùng thuốc cho phụ nữ có thai. Phụ nữ đang cho con bú chỉ dùng thuốc khi thật cẩn thiết và theo sự chỉ dẫn cụ thể của thầy thuốc.

7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Thuốc gây buồn ngủ, không dùng được cho người đang lái xe hoặc
đang vận hành máy móc.

8. Tác dụng không mong muốn

Paracetamol: Ban da và những phản ứng dị ứng khác thỉnh thoảng sảy ra. Thường là ban đỏ hoặc mày day; nhưng đôi khi nặng hơn có thể kèm thêm sốt do thuốc và thương tổn niêm mạc. Người bệnh mẫn cảm với salicylat hiếm mẫn cảm với paracetamol và những thuốc có liên quan. Một số ít trường hợp riêng lẻ, paracetamol gây giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cấu và giảm toàn thể huyết cầu.
- Ít gặp: Da (Ban); Dạ dày-ruột (buồn nôn, nôn); Huyết học (Loạn tạo máu, giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu giảm bạch cấu, thiếu máu); Thận (Bệnh thận, độc tỉnh thận khi lạm dụng dài ngày).
- Hiếm gặp: Phản ứng quá mẫn.
* Codein phosphat
- Thường gặp: Thần kinh (đau đầu, chóng mặt, khát); Tiêu hoá (táo bón, buồn nôn, nôn); Tiết niệu (bí tiểu tiện, đái ít). Tin mạch (mạch nhanh, mạch chậm, hồi hộp, yếu mệt, hạ huyết áp thế đứng).
- Ít gặp: Phản ứng dị ứng (ngứa, nổi mề đay); Thần kinh (Suy hô hấp, an dịu, sảng khoái); Tiêu hoá ( đau dạ dày, có thất ống mat)
- Hiếm gặp: Dị ứng (phản ứng phản vệ); Thần kinh (ảo giác, mất phương hướng, rối loạn thị giác, co giật); Tim mạch (suy tuần hoàn). Loại khác (Đỏ mặt, toát mồ hôi, mệt mỏi). Nghiện thuốc: Dùng codein trong thời gian dài với liều từ 240 - 540 mg/ngày có thể gây nghiện thuốc. Các biểu hiện thường gặp khi thiếu thuốc là bồn chồn, run, co giật cơ, toát mồ hôi, chảy nước mũi. Có thể gây lệ thuộc thuốc về tâm lý, về thân thể và gây quen thuốc.
* Cafein: Hiếm gặp phản ứng dị ứng
* Ghi chú: " Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc".

9. Tương tác với các thuốc khác

* Paracetamol: Uống dài ngày và liều cao paracetamol làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của coumarin và dẫn chất indandion. Tác dụng này ít hoặc không quan trọng về lâm sàng, nên paracetamol được ưa dùng hơn salicylat khi cần giảm đau nhẹ hoặc hạ sốt cho người bệnh đang dùng coumarin hoặc dẫn chất indandion.
- Cần phải chú ý đến khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng ở người bệnh dùng đồng thời phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt. Uống rượu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ thuốc gây độc cho gan.
- Thuốc chống co giật (gồm phenytoin, barbiturat, carbamazepin) gay cảm ứng enzzym ở microsom thể gan, có thể làm tăng tính độc hại của paracetamol do tăng chuyển hoá thuốc thành những chất độc hại với gan. Ngoài ra dùng đồng thời isoniazid với paracetamol cũng có thể dẫn đến tăng nguy cơ độc tính với gan nhưng chưa xác định cơ chế chính xác của tương tác này. Nguy cơ paracetamol gây độc tính cho gan gia tăng đáng kể ở người bệnh uống liều paracetamol lớn hơn liều khuyên dùng trong khi đang dùng thuốc co giật hoặc isoniazid. Thường không cần giảm liều ở người bệnh dùng đồng thời liễu điều trị paracetamol và thuốc chống co giật; tuy vậy, người bệnh phải hạn chế và tự dùng paracetamol khi đang uống thuốc chống co giật hoặc isoniazid.
* Codein phosphat: Tác dụng giảm đau của codein phosphat tăng lên khi phối hợp aspirin hoặc paracetamol, nhưng lại giảm hoặc mất tác dụng với quinidin. Codein làm giảm chuyển hoá cyclosporin do ức chế men cytochlrom P450
* Cafein: Chưa có báo cáo.

10. Quá liều và xử trí quá liều

*Paracetamol:
- Triệu chứng: Nhiễm độc paracetamol có thể do dùng một liều độc duy nhất, hoặc do uống lập lại liều lớn paracetamol ví dụ 7,5-10g mỗi ngày hoặc do uống thuốc dài ngày. Hoại tử gan phụ thuộc liều là tác dụng độc cấp tính nghiêm trọng nhất do quá liều và có thể gây tử vong.
Buồn nôn, nôn và đau bụng thường xảy ra trong vòng 2-3 giờ sau khi uống liễu độc của thuốc. Methemoglobin - máu, dẫn đến chứng xanh tím da, niêm mạc và móng tay là một dấu hiệu đặc trưng nhiễm độc cấp tính dẫn chất p-aminophenol; một lượng nhỏ sulffhanoglobin cũng có thể được sản sinh. Trẻ em có khuynh hướng tạo methemoglobin dễ hơn người lớn sau khi uống paracetamol.
Khi bị ngộ độc nặng, ban đầu có thể có kích thích hệ thần kinh trung ương, kích động và mẽ sàng. Tiếp theo có thể là ức chế hệ thần kinh trung ương; sững sờ hạ thân nhiệt; mệt là; thở nhanh, nông; mạch nhanh yếu, không đều huyết áp thấp, suy tuần hoàn. Trụy mạch do giảm oxy huyết tương đối và do tác dụng ức chế trung tâm, tác dụng này chỉ sảy ra với liều rất lớn. Sốc có thể sảy ra nếu giãn mạch nhiều. Cơn co giật ngẹt thở gây tử vong có thể sảy ra. Thường hôn mê xảy ra trước khi chết đột ngột hoặc sau vài giờ hôn mê.
Dấu hiệu lâm sàng tổn thương gan trở lên rõ rệt trong 2 đến 4 ngày sau khi uống liều độc. Aminotranferase huyết tương tăng (đôi khi tăng rất cao) và nồng độ bilirubin trong huyết tương cũng có thể tăng; thêm nữa, khi tổn thương gan lan rộng, thời gian prothrombin kéo dài. Có thể 10% người bệnh bị ngộ độc không điều trị đặc hiệu đã có tổn thương gan nghiêm trọng; trong số đó 10%-20% cuối cùng chết vì suy gan. Suy thận cấp cũng xảy ra một số người bệnh. Sinh thiết gan phát hiện hoại tử trung tâm tiểu thuỷ trừ vùng xung quanh tĩnh mạch cửa; ở những trường hợp không tử vong, thương tổn gan phục hồi sau nhiều tuần hoặc nhiều tháng.
- Điều trị: Chẩn đoán sớm rất quan trọng trong điều trị quá liều paracetamol. Có nhưng phương pháp xác định nhanh nồng độ thuốc trong huyết tương. Tuy vậy, không được trì hoãn điều trị trong khi chờ kết quả xét nghiệm nếu bệnh sử gợi ý là quá liều nặng. Khi nhiễm độc nặng, điều quan trọng là phải điều trị hỗ trợ tích cực. Cẩn rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất là trong vòng 4 giờ sau khi uống. Liệu pháp giải độc chính là dùng hợp chất sulfthydryl, có lễ tác động một phần do bổ sung dự trữ glutathion ở gar, N-acetylcystein có tác dụng khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Phải cho thuốc ngay lập tức nếu chưa đến 36 giờ kể từ khi uống paracetamol. Điều trị với N-acetylcystein có hiệu quả hơn khi cho thuốc trong thời gian dưới 10 giờ sau khi uống paracetamol. Khi cho uống hoà loãng dung dịch N-acetylcystein với nước hoặc đồ uống không có rượu để đạt dung dịch 5% và phải uống trong vòng 1 giờ sau khi pha. Cho uống N-acetylcystein với liều đầu tiên là 140mg/kg thể trọng sau đó cho tiếp 17 liều nữa, mỗi liều 70mg/kg thể trọng cách nhau 4 giờ 1 lần. Chấm dứt điều trị nếu xét nghiệm paracetamol trong huyết tương cho thấy nguy cơ độc hại gan thấp.
Tác dụng không mong muốn của N-acetylcystein có gồm ban da (gồm cả mày đay, không yêu cầu phải ngừng thuốc), buồn nôn, nôn, iu chảy và phản ứng kiểu phản vệ. Nếu không có N-acetylcystein có thể dùng methionin. Ngoài ra có thể dùng than hoạt và/hoặc thuốc tây muối, chúng có khả năng làm giảm hấp thụ paracetamol.
* Codein phosphat:
- Triệu chứng: Suy hô hấp (giảm nhịp thở, hô hấp Cheyne — Stokes, xanh tím ). Lơ mơ dẫn đến trạng thái đờ đẫn hoặc hôn mẹ. mềm cơ, da lạnh và ẩm, đôi khi mạch chậm và hạ huyết áp. Trong trường hợp nặng: Ngừng thở, trụy mạch, ngừng tim và có thể tử vong C
- Xử trí: Phải phục hồi hỗ hấp bằng cách cung cấp dưỡng khí và hỗ hấp hỗ trợ có kiểm soát. Chỉ định Naloxon ngay bằng đường tiêm tĩnh mạch trong trường hợp nặng.
Cafein: Chưa có báo cáo.

11. Bảo quản

Để nơi khô, nhiệt độ dưới 30°C.

Xem đầy đủ
THÊM VÀO GIỎ
MUA NGAY