lcp
OPT
Medigo - Thuốc và Bác Sĩ 24h

Đặt thuốc qua tư vấn ngay trên app

MỞ NGAY
Thuốc tác dụng trên đường tiêu hóa Atirlic Forte hộp 20 gói x 10g

Thuốc tác dụng trên đường tiêu hóa Atirlic Forte hộp 20 gói x 10g

Danh mục:Thuốc tác động lên dạ dày, tá tràng
Thuốc cần kê toa:Không
Hoạt chất:Magnesi hydroxyd, Nhôm hydroxyd, Simethicone
Dạng bào chế:Hỗn dịch uống
Công dụng:

Làm dịu các triệu chứng do tăng acid dạ dày, điều trị triệu chứng trào ngược dạ dày - thực quản

Thương hiệu:An Thiên
Số đăng ký:VD-26750-17
Nước sản xuất:Việt Nam
Hạn dùng:24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Vui lòng nhập địa chỉ của bạn, chúng tôi sẽ hiện thị nhà thuốc gần bạn nhất
Chọn địa chỉ giao thuốc để xem nhà thuốc gần nhất
Giao đến
Dược sĩDược sĩ Nguyên Đan
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ
Dược sĩ Nguyên Đan
Đã duyệt nội dung

Thông tin sản phẩm

1. Thành phần của Atirlic Forte

Thành phần hoạt chất:
Magnesi hydroxyd.800 mg
Nhôm hydroxyd . . 800 mg
(Dưới dạng nhôm hydroxyd gel khô).....1000 mg
Simethicon 100 mg
(Dưới dạng simethicon nhũ dịch 30%)....333,33 mg
Thành phần tá dược: Cremophor RH40, HPMC 615, PEG 6000, PVP K30, Aerosil, Sorbitol 70%, Sucralose, Glycerin, Methyl paraben, Propyl
paraben, Propylene glycol, Strawberry flavor, Nước tinh khiết.

2. Công dụng của Atirlic Forte

Làm dịu các triệu chứng do tăng acid dạ dày (chứng ợ nóng, ợ chua, đầy bụng khó tiêu do tăng acid).
Điều trị triệu chứng trào ngược dạ dày -thực quản.

3. Liều lượng và cách dùng của Atirlic Forte

Người lớn: 1 gói x 3 -3 lần/ ngày.
Trẻ em 7 – 15 tuổi: 1/2 – 1 gói x 2 lần / ngày.
Uống lúc đói hoặc sau khi ăn 30 phút đến 2 tiếng, tối trước khi đi ngủ hoặc khi có triệu chứng.

4. Chống chỉ định khi dùng Atirlic Forte

Mẫn cảm với các thành phần của thuốC
Suy chức năng thận nặng (nguy cơ tăng magnesi máu).
Giảm phosphat máu.
Trẻ em < 7 tuổi vì nguy cơ nhiễm độc nhôm và/hoặc nguy cơ tăng magnesi huyết, đặc biệt ở trẻ mất nước hoặc bị suy thận.

5. Thận trọng khi dùng Atirlic Forte

Cần dùng thận trọng với người có suy tim sung huyết, suy thận, phù, xơ gan và chế độ ăn ít natri và với người mới bị chảy máu đường tiêu hóa.
Người cao tuổi, do bệnh tật hoặc do điều trị thuốC có t hể bị táo bón và phân rắn. Cần thận trọng về tương tác thuốc.
Kiểm tra định kỳ nồng độ phosphat trong quá trình điều trị lâu dài.
Tá dược có sorbitol: bệnh nhân mắc các rối loạn về điều trị dung nạp fructose, rối loạn hấp thụ glucose-galactose hoặc thiếu hụt enzeym sucrose-isomaltase không nên sử dụng thuốc này.

6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

Phụ nữ có thai: tránh dùng liều cao kéo dài.
Phụ nữ cho con bú: một lượng nhỏ nhôm bài tiết qua sữa, nhưng nồng độ không đủ để gây tác hại đến trẻ bú mẹ.

7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Chưa có bằng chứng về ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe, vận hành máy móc.

8. Tác dụng không mong muốn

Nhuyễn xương, bệnh não, sa sút trí tuệ và thiếu máu hồng cầu nhỏ đã xảy ra ở người suy thận mạn tính dùng nhôm hydroxyd làm tác
nhân gây dính kết phosphat.
Giảm phosphat máu đã xảy ra khi dùng thuốc kéo dài hoặc liều cao.
Ngộ độc nhôm và nhuyễn xương có thể xảy ra ở người bệnh có hội chứng ure máu cao. Thường gặp nhất là táo bón, tiêu chảy.
Các phản ứng dị ứng nặng như phát ban, nỗi mề đay, ngứa, khó thở, tức ngực, sưng miệng, mặt, môi hoặc lưỡi, mất cảm giác ngon miệng, yếu
cơ, buồn nôn, phản xạ chậm, nôn mửa.
Thường gặp, ADR > 1/100:
Táo bón, chát miệng, cứng bụng, phân rắn, buồn nôn, nôn, phân trắng.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100:
Giảm phosphat máu.
Thông báo ngay cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

9. Tương tác với các thuốc khác

Nhôm hydroxyd có thể làm thay đổi hấp thu của các thuốc. Uống đồng thời với tetracyline, digoxin, indomethacin, muối sắt, isoniazid,
allopuriol, benzodi-azepine, ketoconazole, itraconnazole có thể làm giảm sự hấp thu của những thuốc này. Vì vậy, cần uống các thuốc này cách xa thuốc kháng acid.
Tương kỵ: Gel nhôm hydroxyd làm giảm hấp thu các tetracylin khi dùng kèm do tạo phức.

10. Dược lý

Nhôm hydroxyd:
Nhôm hydroxyd có khả năng làm tăng pH dịch dạ dày. Nhôm hydroxyd làm tăng pH dịch dạ dày chậm hơn các chất kháng acid nhóm calci và
magnesi. Uống khi đói, thuốc có thể đi qua dạ dày rỗng quá nhanh để thể hiện hết tác dụng trung hòa acid của nó. Sự tăng pH dịch vị do chất
kháng acid gây nên sẽ ức chế tác dụng tiêu protid của pepsin; tác dụng này rất quan trọng ở người bệnh loét dạ dày. Nhôm hydroxyd tan chậm
trong dạ dày và phản ứng với acid clohydric dạ dày tạo thành nhôm clorid và nước. Nhôm hydroxyd thường dùng phối hợp với thuốc kháng acid
chứa magnesi để giảm táo bón. Gel nhôm – magnesi hydroxyd uống với liều có khả năng trung hòa được 200mEq acid, dùng 6 -8 lần mỗi ngày.
Magnesi hydoxyd:
Magnesi hydroxyd tan trong acid dịch vị, giải phóng ra các amino có tác dụng trung hòa acid dạ dày, hoặc làm chất đệm cho dịch dạ dày, nhưng
không tác động đến sự sinh sản ra dịch dạ dày. Kết quả là pH dạ dày tăng lên, làm giảm triệu chứng tăng acid. Thuốc cũng làm giảm độ acid trong
thực quản và làm giảm tác dụng của men pepsin. Tác dụng này đặc biệt quan trọng ở người bệnh loét tiêu hóa. pH tối ưu của hoạt động pepsin là
1,5 – 2,5 do antacid làm tăng pH dạ dày lên trên 4, nên tác dụng phân giải protein của pepsin là thấp nhất. Thuốc còn có tác dụng nhuận tràng,
nên thường được phối hợp với các nhôm antacid để giảm tác dụng gây táo bón của nhôm antacid.
Simethicon:
Simethicon có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt các bong bóng hơi, khiến cho chúng kết hợp lại. Simethicon dùng kết hợp với magnesi
hydroxyd và nhôm hydroxyd để giảm các triệu chứng đau do thừa hơi trong đường tiêu hóa.

11. Quá liều và xử trí quá liều

Quá liều: không có dữ liệu về sử dụng thuốc quá liều, không dùng quá liều chỉ định của thuốc.
Cách xử trí khi dùng thuốc quá liều: tích cực t heo dõi để có biện pháp xử trí kịp thời.

12. Bảo quản

Nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30°C, tránh ánh sáng.

Xem đầy đủ

Đánh giá sản phẩm này

(3 lượt đánh giá)
1 star2 star3 star4 star5 star

Trung bình đánh giá

4.3/5.0

1
2
0
0
0