Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của Suwelin 300mg/2ml Injection
Cimetidine hàm lượng 300 mg.
Tá dược (Acid Hydrochloride, Sodium Hydroxide, Nước cất pha tiêm) vừa đủ 2 ml.
Tá dược (Acid Hydrochloride, Sodium Hydroxide, Nước cất pha tiêm) vừa đủ 2 ml.
2. Công dụng của Suwelin 300mg/2ml Injection
Điều trị ngắn hạn loét tá tràng, loét dạ dày lành tính.
Giảm liều để điều trị duy trì sau khi đã lành vết loét cho các bệnh nhân loét tá tràng.
Dự phòng xuất huyết Đường tiêu hóa trên ở bệnh nhân bệnh nặng.
Điều trị các trường hợp tăng tiết bệnh lý (hội chứng Zollinger - Ellison, tăng tế bào tuyến vú, đa u nội tiết).
Giảm liều để điều trị duy trì sau khi đã lành vết loét cho các bệnh nhân loét tá tràng.
Dự phòng xuất huyết Đường tiêu hóa trên ở bệnh nhân bệnh nặng.
Điều trị các trường hợp tăng tiết bệnh lý (hội chứng Zollinger - Ellison, tăng tế bào tuyến vú, đa u nội tiết).
3. Liều lượng và cách dùng của Suwelin 300mg/2ml Injection
Tiêm bắp: 300mg mỗi 6-8 giờ.
Tiêm tĩnh mạch: 300mg mỗi 6-8 giờ. Với những bệnh nhân cần dùng liều cao hơn thì tăng liều mỗi lần 300mg. Liều tối đa 2400 mg/ngày. Khi tiêm cần pha loãng 1 ống với dung dịch Natri clorid 0,9% hoặc các dung dịch thích hợp khác để được 20 ml dung dịch. Tiêm chậm trong thời gian ít nhất là 5 phút.
Truyền tĩnh mạch gián đoạn: Truyền 300mg mỗi 6-8 giờ trong 15-20 phút. Với những bệnh nhân cần dùng liều cao hơn thì tăng liều mỗi lần 300mg. Liều tối đa 2400 mg/ngày. Thuốc được pha loãng với ít nhất 50ml dung dịch dextrose 5% hoặc các dung dịch thích hợp khác.
Truyền tĩnh mạch liên tục: Truyền 37,5 mg mỗi giờ (900mg/ngày).
Với trường hợp cần tăng pH dạ dày nhanh thì cần tiêm tĩnh mạch ban đầu với liều 150mg sau đó mới truyền liên tục. Pha loãng 3 ống trong dung dịch thích hợp và truyền trong 1 ngày. Có thể pha loãng thuốc thành 100 – 1000ml dung dịch. Nếu thể thích truyền trong 24 giờ dưới 250ml thì nên dùng bơm thể tích. Liều dùng này giúp duy trì mức tiết acid dạ dày nhỏ hơn hoặc bằng 10 mEq/giờ. Tốc độ truyền có thể điều chỉnh tùy theo nhu cầu và tình trạng của bệnh nhân.
Dự phòng cho trường hợp xuất huyết đường tiêu hóa trên:
Liều cho người lớn: Truyền tĩnh mạch liên tục 50mg/giờ.
Bệnh nhân có độ thanh thải creatinin < 30ml/phút thì truyền 25mg/giờ.
Bệnh nhân suy thận: Nên chỉnh liều khi sử dụng cho bệnh nhân suy thận. Liều khuyến cáo là tiêm tĩnh mạch 300mg mỗi 12 giờ. Khi cần tăng liều có thể tăng lên 300mg mỗi 8 giờ nhưng phải thận trọng theo dõi chặt chẽ bệnh nhân.
Trường hợp bệnh nhân bị suy thận nặng dẫn đến việc cơ thể bị tích lũy thuốc thì cần tăng khoảng cách liều.
Lọc thận nhân tạo cũng làm giảm hàm lượng cimetidin trong máu vì vậy nên điều chỉnh thời gian dùng thuốc trùng với cuối kỳ lọc thận nhân tạo.
Tiêm tĩnh mạch: 300mg mỗi 6-8 giờ. Với những bệnh nhân cần dùng liều cao hơn thì tăng liều mỗi lần 300mg. Liều tối đa 2400 mg/ngày. Khi tiêm cần pha loãng 1 ống với dung dịch Natri clorid 0,9% hoặc các dung dịch thích hợp khác để được 20 ml dung dịch. Tiêm chậm trong thời gian ít nhất là 5 phút.
Truyền tĩnh mạch gián đoạn: Truyền 300mg mỗi 6-8 giờ trong 15-20 phút. Với những bệnh nhân cần dùng liều cao hơn thì tăng liều mỗi lần 300mg. Liều tối đa 2400 mg/ngày. Thuốc được pha loãng với ít nhất 50ml dung dịch dextrose 5% hoặc các dung dịch thích hợp khác.
Truyền tĩnh mạch liên tục: Truyền 37,5 mg mỗi giờ (900mg/ngày).
Với trường hợp cần tăng pH dạ dày nhanh thì cần tiêm tĩnh mạch ban đầu với liều 150mg sau đó mới truyền liên tục. Pha loãng 3 ống trong dung dịch thích hợp và truyền trong 1 ngày. Có thể pha loãng thuốc thành 100 – 1000ml dung dịch. Nếu thể thích truyền trong 24 giờ dưới 250ml thì nên dùng bơm thể tích. Liều dùng này giúp duy trì mức tiết acid dạ dày nhỏ hơn hoặc bằng 10 mEq/giờ. Tốc độ truyền có thể điều chỉnh tùy theo nhu cầu và tình trạng của bệnh nhân.
Dự phòng cho trường hợp xuất huyết đường tiêu hóa trên:
Liều cho người lớn: Truyền tĩnh mạch liên tục 50mg/giờ.
Bệnh nhân có độ thanh thải creatinin < 30ml/phút thì truyền 25mg/giờ.
Bệnh nhân suy thận: Nên chỉnh liều khi sử dụng cho bệnh nhân suy thận. Liều khuyến cáo là tiêm tĩnh mạch 300mg mỗi 12 giờ. Khi cần tăng liều có thể tăng lên 300mg mỗi 8 giờ nhưng phải thận trọng theo dõi chặt chẽ bệnh nhân.
Trường hợp bệnh nhân bị suy thận nặng dẫn đến việc cơ thể bị tích lũy thuốc thì cần tăng khoảng cách liều.
Lọc thận nhân tạo cũng làm giảm hàm lượng cimetidin trong máu vì vậy nên điều chỉnh thời gian dùng thuốc trùng với cuối kỳ lọc thận nhân tạo.
4. Chống chỉ định khi dùng Suwelin 300mg/2ml Injection
Tuyệt đối không sử dụng thuốc đối với người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
5. Thận trọng khi dùng Suwelin 300mg/2ml Injection
Đã có báo cáo về trường hợp bị hạ áp và loạn nhịp khi tiêm tĩnh mạch nhanh, vì vậy cần thận trọng và theo dõi sát tình trạng bệnh nhân trong trường hợp phải tiêm tĩnh mạch nhanh.
Chưa có nhiều kinh nghiệm về việc sử dụng thuốc cho bệnh nhi. Vì vậy không nên dùng thuốc cho bệnh nhân dưới 16 tuổi trừ trường hợp đã cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
Chưa có nhiều kinh nghiệm về việc sử dụng thuốc cho bệnh nhi. Vì vậy không nên dùng thuốc cho bệnh nhân dưới 16 tuổi trừ trường hợp đã cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
Chưa có nghiên cứu đầy đủ về độ an toàn và hiệu quả của thuốc ở phụ nữ có thai. Vì vậy chỉ nên dùng thuốc khi thật cần thiết.
Cimetidine vào được sữa mẹ vì vậy trong thời gian dùng thuốc cần ngưng cho con bú hoặc không sử dụng với đối tượng phụ nữ đang nuôi con bú.
Cimetidine vào được sữa mẹ vì vậy trong thời gian dùng thuốc cần ngưng cho con bú hoặc không sử dụng với đối tượng phụ nữ đang nuôi con bú.
7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Cimetidine có thể gây ra tác dụng phụ là mơ hồ, nhức đầu. Vì vậy nên thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc
8. Tác dụng không mong muốn
Tiêu hóa: Tiêu chảy (thường nhẹ).
Hệ thần kinh trung ương: Nhức đầu, chóng mặt và mất ngủ (thường nhẹ), mơ hồ, kích động, tâm thần, trầm cảm, lo âu, ảo giác.
Nội tiết: Chứng vú to ở đàn ông.
Huyết học: Giảm bạch cầu, thiếu tiểu cầu, thiếu máu bất sản.
Gan mật: Tăng transaminase huyết thanh, tổn thương gan, viêm tụy.
Mẫn cảm: Hiếm trường hợp có phản ứng sốt và dị ứng bao gồm sốc phản vệ và viêm mạch máu mẫn cảm. Các tình trạng này hết sau khi ngưng dùng thuốc.
Tim mạch: Chậm nhịp tim, nhịp tim nhanh, chẹn nút nhĩ thất.
Da: Nổi mày đay nhẹ, hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử da, ban đỏ đa hình, viêm da tróc vảy.
Hệ thần kinh trung ương: Nhức đầu, chóng mặt và mất ngủ (thường nhẹ), mơ hồ, kích động, tâm thần, trầm cảm, lo âu, ảo giác.
Nội tiết: Chứng vú to ở đàn ông.
Huyết học: Giảm bạch cầu, thiếu tiểu cầu, thiếu máu bất sản.
Gan mật: Tăng transaminase huyết thanh, tổn thương gan, viêm tụy.
Mẫn cảm: Hiếm trường hợp có phản ứng sốt và dị ứng bao gồm sốc phản vệ và viêm mạch máu mẫn cảm. Các tình trạng này hết sau khi ngưng dùng thuốc.
Tim mạch: Chậm nhịp tim, nhịp tim nhanh, chẹn nút nhĩ thất.
Da: Nổi mày đay nhẹ, hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử da, ban đỏ đa hình, viêm da tróc vảy.
9. Tương tác với các thuốc khác
Cimetidine ức chế mạnh CYP P450 vì vậy làm giảm chuyển hóa các thuốc bị chuyển hóa bởi CYP P450 như Warfarin, Phenytoin, Propranolol, Nifedipine, Chlordiazepoxide, Diazepam, thuốc chống trầm cảm 3 vòng, Lidocaine, Theophylin và Metronidazol,... dẫn đến tăng nồng độ các thuốc này trong máu.
10. Dược lý
Dược lực học: Cimetidine hoạt động dựa trên cơ chế ức chế cạnh tranh với Histamin gắn với receptor Histamin H2 tại tế bào thành dạ dày (do có cấu trúc tương tự Histamin) từ đó ngăn cản quá trình tiết dịch acid cơ bản (tiết khi đói) cả ngày lẫn đêm. Thuốc làm giảm tiết cả số lượng và nồng độ HCL của dịch vị. Cimetidine cũng ức chế sự tiết acid dịch vị do kích thích bởi thức ăn, Histamine, Pentagastrin và Insulin.
Dược động học: Sau khi tiêm bắp, Cimetidine đạt nồng độ tối đa trong máu sau khoảng 45 - 90 phút. Thuốc liên kết với protein ở mức trung bình (khoảng 50%). Khi tiêm truyền Cimetidine, nồng độ thuốc trong máu khi đạt ổn định phụ thuộc vào tốc độ truyền và Độ thanh thải thuốc ở bệnh nhân. Với việc dùng qua đường tiêm, đa số thuốc (khoảng 75%) được đào thải dưới dạng không bị chuyển hóa và chủ yếu được thải trừ qua thận. Thời gian bán thải của thuốc khoảng 2 giờ. Sau khi dùng 1 liều 300mg khoảng 4-5 giờ thì nồng độ thuốc trong máu vẫn đủ để ức chế 80% sự tiết acid dạ dày.
Dược động học: Sau khi tiêm bắp, Cimetidine đạt nồng độ tối đa trong máu sau khoảng 45 - 90 phút. Thuốc liên kết với protein ở mức trung bình (khoảng 50%). Khi tiêm truyền Cimetidine, nồng độ thuốc trong máu khi đạt ổn định phụ thuộc vào tốc độ truyền và Độ thanh thải thuốc ở bệnh nhân. Với việc dùng qua đường tiêm, đa số thuốc (khoảng 75%) được đào thải dưới dạng không bị chuyển hóa và chủ yếu được thải trừ qua thận. Thời gian bán thải của thuốc khoảng 2 giờ. Sau khi dùng 1 liều 300mg khoảng 4-5 giờ thì nồng độ thuốc trong máu vẫn đủ để ức chế 80% sự tiết acid dạ dày.
11. Quá liều và xử trí quá liều
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
12. Bảo quản
xBảo quản thuốc ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Nhiệt độ thích hợp là dưới 30 độ C. Để xa tầm tay trẻ em.