
Thông tin sản phẩm
1. Mô tả sản phẩm Vagidequa
2. Thành phần của Vagidequa
3. Công dụng của Vagidequa
- Giúp dự phòng và hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn trước các phẫu thuật về phụ khoa và trước khi sinh.
4. Liều lượng và cách dùng của Vagidequa
1 viên đặt âm đạo/ngày trong 6 ngày.
Nên ngừng khi đang có kinh nguyệt và sau đó tiếp tục dùng trở lại.
Nên điều trị liên tục ngay cả khi không còn các triệu chứng khó chịu nữa (ngứa, tiết dịch, mùi khó chịu). Điều trị dưới 6 ngày có thể dẫn đến tái phát
Viên đặt nên được đưa vào âm đạo càng sâu càng tốt và thời gian sử dụng tốt nhất là trước khi đi ngủ vào ban đêm để không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Tốt nhất là thực hiện ở tư thế nằm với cùng chân hơi gập lại. Rửa sạch tay trước khi bóc vỉ và sau khi sử dụng sản phẩm.
* Cách sử dụng thanh đẩy:
+ Vệ sinh sạch sẽ tay trước khi sử dụng.
+ Bóc viên đặt, để vào phần đầu của thanh đẩy.
+ Giữ tư thế thoải mái như đứng, ngồi xổm, cúi người về phía trước bằng thắt lưng, đứng nâng một chân lên ghế.
+ Đưa thanh đẩy vào âm đạo sâu khoảng 2-3 cm, ấn pittong nhẹ nhàng đẩy viên đặt vào âm đạo.
+ Vệ sinh thanh đẩy bằng nước sôi sau khi sử dụng, để khô rồi đặt lại trong túi đi kèm. Bảo quản nơi khô ráo.
5. Đối tượng sử dụng
Có thể sử dụng cho phụ nữ cho con bú và phụ nữ có thai ở giai đoạn giữa và cuối thai kỳ. Cần thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai trong ba tháng đầu.
6. Bảo quản
7. Lưu ý
- Viên đặt có thể mềm hoặc móp khi bảo quản điều kiện thường, nhưng định hình lại khi bảo quản vào tủ lạnh sau 10 phút.
- Trước khi dùng nên để trong ngăn mát tủ lạnh với nhiệt độ từ 2-8°C. Kiểm tra viên đặt trước khi dùng phải đảm bảo đủ độ cứng, dễ dàng đưa viên đặt vào âm đạo. Bóc viên ra phải nhét ngay vào âm đạo vì rời lớp vỏ, viên dễ tan nhanh
- Nên sử dụng băng vệ sinh để không dây thuốc và quần áo
* Lưu ý: Không dùng sản phẩm khi:
- Quá mẫn cảm với hoạt chất hoặc với bất kỳ thành phần nào của tá dược.
- Loét biểu mô âm đạo và cổ ngoài cổ tử cung.
- Chưa từng quan hệ tình dục
Một số phản ứng có thể có
Trong hiếm các trường hợp có thể có ngứa, nóng rát hoặc đỏ. Tuy nhiên, những phản ứng phụ này cũng có thể liên quan với các triệu chứng của nhiễm khuẩn âm đạo. Trong những trường hợp này không cần ngưng điều trị. Nếu các khó chịu kéo dài, bệnh nhân nên đến chữa trị ở cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
Phản ứng kích ứng tại thị như tổn thương bề mặt chảy máu ở âm đạo khoảng 0,002% do bề mặt âm đạo (biểu mô âm đạo) đã bị tổn thương trước đó, do thiếu hụt estrogen hoặc do tình trạng viêm rõ rệt. Trong những trường hợp này bệnh nhân phải ngừng điều trị và nên đến chữa trị ở cơ sở y tế.