lcp

Tổng quan về bệnh tay chân miệng

Ngày cập nhật 08/03/2024

doctor avatar

BS Lê Thị Thu Hường

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Nhi Khoa

doctor avatar

BS Lê Thị Thu Hường

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Nhi Khoa

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, do vi rút đường ruột gây ra.

Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, do vi rút đường ruột gây ra.

Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71).

Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi và dễ gây thành dịch

bệnh tay chân miệng

Các triệu chứng của bệnh tay chân miệng là gì?

Sốt và các triệu chứng giống cảm cúm: Trẻ thường bị sốt và có các triệu chứng giống cúm từ 3 đến 5 ngày sau khi nhiễm vi rút. Các triệu chứng có thể bao gồm: Sốt, mệt mỏi, biếng ăn, đau họng Nổi ban: ban da dạng sẩn hồng ban hoặc mụn nước ở các vị trí đặc biệt như lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối và mông. Mụn nước thường ít khi vỡ và khi lành không để lại sẹo. Cần giữ mụn nước sạch sẽ và tránh làm vỡ chúng

Loét miệng: những vết loét này thường bắt đầu là những đốm nhỏ màu đỏ hoặc mụn nước ở niêm mạc miệng sau đó nhanh chóng trở thành vết loét, làm cho trẻ bị đau khi nuốt. Các dấu hiệu cho thấy con bạn có thể bị đau khi nuốt:

  • Trẻ giảm bú, giảm ăn uống vì đau
  • Chảy nước bọt nhiều hơn bình thường
  • Chỉ muốn uống nước lạnh

Hầu hết bệnh tay chân miệng thường nhẹ và tự khỏi trong vòng 7 đến 10 ngày. Một số trường hợp nặng có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời.

bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng lây truyền như thế nào?

Virus gây bệnh tay chân miệng lây truyền khi tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của người bị bệnh như:

  • Dịch tiết từ mũi, họng (ví dụ như nước bọt)
  • Chất lỏng từ mụn nước
  • Phân

Virus cũng có thể lây gián tiếp khi chạm vào các đồ vật và bề mặt có vi rút bám trên đó, chẳng hạn như tay nắm cửa hoặc đồ chơi, sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng.

Những người mắc bệnh tay chân miệng có khả năng lây nhiễm nhiều nhất trong tuần đầu tiên của bệnh. Nhưng virus có thể sống trong cơ thể họ trong nhiều tuần hoặc thậm chí vài tháng sau khi các triệu chứng đã biến mất.

Các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo, đến các nơi vui chơi tập trung là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh, đặc biệt là trong các đợt dịch bùng phát

bệnh tay chân miệng

Có xét nghiệm để chẩn đoán bệnh tay chân miệng không?

Có, nhưng thường không cần thiết. Hầu hết bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh dựa trên các triệu chứng đặc trưng của bệnh

Làm thế nào để chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà?

Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh tay chân miệng. Điều trị chủ yếu là hỗ trợ, cung cấp đầy đủ nước và dinh dưỡng, nâng cao thể trạng, theo dõi và phát hiện sớm các biến chứng. Cha mẹ có thể thực hiện các biện pháp sau để làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa mất nước khi trẻ bị bệnh:

  • Dùng thuốc paracetamol 10-15mg/kg/lần, mỗi 4-6 giờ để hạ sốt và giảm đau khi trẻ có loét miệng khiến trẻ không ăn uống được. Không được dùng aspirin cho trẻ dưới 18 tuổi. Ở trẻ em, aspirin có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng gọi là hội chứng Reye.
  • Cung cấp cho trẻ đủ nước. Các vết loét trong miệng có thể làm cho trẻ nuốt đau, vì vậy một số trẻ có thể không muốn ăn hoặc uống. Thức ăn lạnh như nước mát và kem có thể giúp trẻ giảm đau họng. Nên sử dụng thực phẩm mềm, lỏng để trẻ dễ nuốt hơn.
  • Săn sóc vùng miệng để tránh bội miệng. Nếu con bạn lớn hơn 6 tuổi, hãy cho trẻ súc miệng bằng nước muối 2 hoặc 3 lần một ngày. Bạn có thể mua nước muối súc họng tại quầy thuốc hoặc tự pha theo tỷ lệ 1/4 đến 1/2 muỗng cà phê muối vào 240ml nước ấm.

Bệnh tay chân miệng có phòng ngừa được không?

Có. Bạn có thể phòng ngừa nhiễm bệnh hoặc lây lan bệnh tay chân miệng bằng cách làm theo các bước đơn giản sau:

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây. Nếu không có xà phòng và nước, hãy sử dụng dung dịch sát trùng tay chứa cồn. Luôn rửa tay:

  • Sau khi thay tã
  • Sau khi sử dụng nhà vệ sinh
  • Sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi
  • Trước và sau khi chăm sóc trẻ bệnh
  • Dạy trẻ cách rửa tay và đảm bảo trẻ rửa tay thường xuyên

Làm sạch và khử trùng các bề mặt thường xuyên chạm vào và các vật dụng dùng chung, bao gồm cả đồ chơi và tay nắm cửa bằng dung dịch cloramin B hoặc nước Javel pha loãng

Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng: trẻ có thể bị nhiễm bệnh tay chân miệng nếu trẻ có vi rút trên tay và sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng. Để giảm nguy cơ mắc bệnh, không chạm vào mắt, mũi và miệng khi chưa rửa tay

Tránh tiếp xúc gần với người bệnh chẳng hạn như ôm, hôn họ

Nếu trẻ bị bệnh cần cách ly trẻ trong 10 ngày để tránh lây lan cho trẻ khác

bệnh tay chân miệng

Khi nào bạn cần đưa trẻ đến bác sĩ?

  • Trẻ sốt cao ≥ 39 độ hoặc sốt trên 2 ngày
  • Quấy khóc vô cớ
  • Ói nhiều hoặc không ăn uống được
  • Giật mình, run chi, loạng choạng
  • Thở nhanh, thở mệt
  • Co giật, hôn mê

Nguồn tài liệu

  • Chẩn đoán, điều trị bệnh tay - chân – miệng. Bộ y tế
  • Patient education: Hand, foot, and mouth disease. Uptodate
  • Hand, foot, and mouth disease. Centers for Disease Control and Prevention (CDC)
Đặt thuốc qua tư vấn
Bạn cần tư vấn
VỚI DƯỢC SĨ
ĐẶT TƯ VẤN


Các bác sĩ khác

Xem thêm
banner-footer-24-7
ĐẶT THUỐC QUA TƯ VẤN 24/7

Được dược sĩ tư vấn trước khi đặt thuốc bất kể ngày đêm

banner-footer-noti.
KHÔNG BỎ LỠ CÁC KHUYẾN MÃI

Là người nhận thông báo đầu tiên khi có các chương trình khuyến mãi

banner-footer-call
TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ 24/7

Đội ngũ tư vấn bác sĩ nhiều chuyên khoa phục vụ cả ngày lẫn đêm

banner-footer-watch
THEO DÕI ĐƠN HÀNG MỌI LÚC

Theo dõi trạng thái đơn hàng và vị trí tài xế giao hàng mọi lúc mọi nơi

TẢI ỨNG DỤNG MEDIGO TẠI ĐÂY
app-storegoogle-play
footer-girl
Tải ứng dụng Medigo

Trải nghiệm tốt hơn với ứng dụng Medigo

Hỗ trợ khách hàng

Về Medigo

Hợp tác và liên kết

Danh mục sản phẩm

Liên hệ với chúng tôi

Chứng nhận bởi

@ 2019 - 2023 Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Medigo Software Số ĐKKD 0315807012 do Sở KH và ĐT TP Hồ Chí Minh cấp ngày 23/07/2019

  • Địa chỉ: Y1 Hồng Lĩnh, Phường 15, Quận 10, TPHCM
  • Hotline: 1800 2247
  • Email: cskh@medigoapp.com
  • Đại diện pháp luật: Lê Hữu Hà
Từ khoá tìm kiếm: Nhà thuốc 24/24, Mua thuốc online, Nhà thuốc online, Nhà thuốc 24h,Hiệu thuốc gần đây,Tư vấn bác sĩ online,Bác sĩ nhanh
Copyright © 2023 Medigo Software