lcp

Những dấu hiệu răng khôn mọc lệch bạn cần biết

5.0

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS Nguyễn Lý Nhật Tâm

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Răng Hàm Mặt

Răng khôn mọc lệch sẽ gây ra nhiều tác hại như đau nhức, sốt,...do đó khi bạn thấy dấu hiêu răng khôn mọc ngược trong bài viết này nên thăm khám bác sĩ sớm nhất có thể nhé

1. Đặc điểm của răng khôn

Răng khôn, hay còn được gọi là răng cối số 3, bắt đầu phát triển ở người trưởng thành trong độ tuổi từ 17 đến 25; tuỳ vào từng trường hợp. Đôi lúc, răng khôn mọc thẳng hàng như các răng khác, không kèm theo các vấn đề nha khoa. Tuy nhiên, sự giới hạn của cung hàm răng trên và dưới thường khiến răng khôn mọc lệch, hay mọc ngầm, kèm theo đó với nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.

dấu hiệu răng khôn mọc lệch

2. Thế nào là răng khôn mọc lệch? Phân loại ra sao?

Về mức độ ảnh hưởng, răng khôn có thể chia thành 3 loại, bao gồm:

  • Hoàn toàn ảnh hưởng (Fully Impacted): Không nhìn thấy được răng vì mọc ngầm dưới nướu.
  • Ảnh hưởng một phần (Partly Impacted): Có thể nhìn thấy một phần của răng khôn
  • Không ảnh hưởng

Theo Viện Răng Hàm Mặt Hoa Kỳ, có đến hơn 90% người trường thành gặp phải vấn đề răng miệng từ răng khôn mọc lệch; ít nhất 1 trong số tổng 4 răng.

Về độ lệch của răng khôn, có tổng cộng 4 dạng như sau:

  • Răng khôn lệch gần (mesial impaction): Hướng răng nghiêng ra trước, tiếp xúc thân răng vào răng cối 2.
  • Răng khôn lệch xa (distal impaction): Hướng răng nghiêng ra sau, tiếp xúc phần chân răng vào răng cối 2.
  • Răng khôn mọc thẳng ngầm (vertical impaction): Răng mọc thẳng, ngầm dưới nướu, thân có thể đụng vào chân răng cối 2
  • Răng khôn mọc ngang (horizontal impaction): Răng mọc ngang, đụng vào răng cối 2 kế bên.

3. Triệu chứng do răng khôn mọc lệch

Tùy từng trường hợp, răng khôn có thể mọc thẳng hoặc ngầm kèm theo các triệu chứng ảnh hưởng răng miệng đi kèm. Với răng khôn mọc lệch, tình trạng này có thể thấy được hoặc không thấy tùy vào việc răng có đâm xuyên qua nướu hay không.

dấu hiệu răng khôn mọc lệch

Tình trạng răng mọc một phần có thể khiến thức ăn bị mắc kẹt và khiến việc vệ sinh răng trở nên khó khăn hơn. Với một số trường hợp, răng mọc lệch có thể gây cảm giác khó chịu và đau đớn. 

Khi răng khôn hoặc răng kế bên đang có dấu hiệu nhiễm trùng, bạn có thể gặp phải các triệu chứng sau:

  • Đau hoặc sưng quanh hàm
  • Nướu đỏ, sưng hoặc chảy máu quanh vùng răng
  • Hôi miệng 
  • Vị lạ trong miệng (dù không ăn uống trước đó)
  • Há, mở miệng, nhai nuốt có vấn đề

Dù răng khôn mọc lệch đâm qua nướu hay ngầm đều có khả năng gây ra các triệu chứng kể trên, khi răng mọc lệch gây kẹt thức ăn và có dấu hiệu nhiễm trùng  

4. Biến chứng của răng khôn mọc lệch

Như đã đề cập trong phần triệu chứng, sự tác động của một chiếc răng khôn có thể gây đau đớn và đôi khi gây nhiễm trùng. Vệ sinh răng miệng của răng khôn mọc lệch thường khó khăn hơn các răng khác. 

Răng khôn mọc chen chúc thường nghiêng sang một bên và cọ vào má, có thể gây loét trên má và các vấn đề về nhai. Đặc biệt trong trường hợp răng khôn mọc lệch và ngầm dưới nướu, vấn đề nhiễm trùng sẽ âm thầm đến khi xuất hiện triệu chứng.

Khi răng khôn mọc lệch đã có triệu chứng, bạn có thể gặp phải các vấn đề sau trong tương lai như:

  • Cơn đau răng, nướu kéo dài ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày
  • Răng khôn mọc lệch gây ảnh hưởng đến khớp cắn do gây đau nhức khiến người bệnh có xu hướng nhai 1 bên
  • Răng khôn mọc lệch gây xô lệch các răng phía trước, có thể gây sai khớp cắn và ảnh hưởng chức năng nhóm răng còn lại.
  • Nhiễm trùng, viêm nha chu có thể gây viêm nội tâm mạc với biến chứng tim mạch về sau

5. Chẩn đoán và xử trí răng khôn mọc lệch

Nha sĩ sẽ đánh giá răng khôn của bạn có bị ảnh hưởng hay không bằng cách thăm khám răng trực tiếp và chụp X-quang răng hàm cơ bản. Từ hình ảnh học, bác sĩ có thể quan sát được hướng mọc, tình trạng răng khôn và có ảnh hưởng đến các răng khác hay không để đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất. Nếu răng khôn mọc ngầm của bạn gây ra các triệu chứng hoặc vấn đề về răng miệng, nha sĩ của bạn sẽ chỉ định nhổ răng khôn để phòng ngừa biến chứng.

Nhổ răng khôn có thể chia thành đơn giản hoặc phức tạp tùy vào tình trạng răng và nhiễm trùng. Nếu răng khôn mọc thẳng, hoặc lệch đã nhô khỏi nướu như các răng khác, bác sĩ có thể chỉ gây tê và dùng kìm nhổ đơn giản.

Trong trường hợp phức tạp hơn, chỉ định nhổ tiểu phẫu sẽ phù hợp và an toàn hơn cho bạn. Tiểu nhổ bỏ răng khôn thường là thủ thuật ngoại trú, bạn có thể về nhà ngay trong ngày và chăm sóc răng miệng dưới sự hướng dẫn của nha sĩ

Để gây tê vùng răng khôn cần tiểu phẫu, một số phương pháp gây tê sau có thể áp dụng:

  • Gây tê cục bộ để làm tê vùng răng, nướu cần tiểu phẫu
  • Gây mê bằng an thần để bạn giảm đau sâu hơn.
  • Gây mê toàn thân để khiến bạn không cảm nhận bất kỳ khó chịu nào trong suốt quá trình, nếu tình trạng răng khôn mọc lệch của bạn đã ảnh hưởng nặng

Trong quá trình tiểu phẫu, nha sĩ phẫu thuật rạch nướu nướu của bạn và mài cắt phần răng khôn có chỉ định phẫu thuật (có thể nhổ răng cối kế bên nếu đã bị nhiễm trùng và chết tủy). Sau khi đã lấy hết răng khôn, nha sĩ sẽ kiểm tra ổ răng một lần nữa, đóng nướu bằng cách khâu lại hoàn chỉnh. Răng càng nằm sau trong nướu, thời gian tiểu phẫu sẽ kéo dài hơn thông thường.

Quá trình tiểu phẫu răng khôn thường mất khoảng 30 đến 60 phút. 

Trước khi chỉ định nhổ hay tiểu phẫu răng khôn, bác sĩ sẽ xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng đông máu của bạn trước khi tiến hành thủ thuật.

6. Khi nào nên thăm khám nha sĩ?

Chỉ trong một số trường hợp, cơn đau răng khôn có thể tự khỏi theo thời gian mà không cần điều trị. Tuy nhiên, chỉ định nhổ răng khôn thường được nha sĩ khuyến nghị khi cơn đau nghiêm trọng hoặc nếu răng khôn gây ra bất kỳ vấn đề nào như nhiễm trùng, u nang, sâu răng hoặc ảnh hưởng các răng lân cận.

Do đó, cần nên thăm khám và tư vấn với nha sĩ khi răng khôn của bạn đã có triệu chứng răng miệng như đề cập.

Trước khi chờ đợi việc hẹn khám và điều trị răng khôn mọc lệch, sau đây là một số cách có thể giúp bạn giảm bớt cơn đau viêm răng khôn mà không dùng thuốc:

  • Chườm đá:Giữ một túi nước đá có quấn khăn trà xung quanh vùng má của bên răng khôn đang sưng viêm trong tối  đa 15 phút. Có thể chườm đi chườm lại với thời gian nghỉ 15 phút cho đến khi cơn đau nguôi dần.
  • Súc miệng bằng nước muối: Nước muối có đặc tính khử trùng tự nhiên. Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy rằng súc miệng bằng nước muối có thể giúp giảm vi khuẩn. Để pha nước muối súc miệng, người bệnh có thể hòa tan vài thìa muối vào một cốc nước mới đun sôi, để nguội và súc miệng trong vài phút rồi nhổ ra.
  • Sử dụng đinh hương: Dùng đinh hương tươi hay dầu đinh hương nhỏ lên bông gòn, đặt vào chỗ răng khôn mọc lệch gây đau. Cắn nhẹ và giữ yên trong vài phút để giảm bớt cơn đau.
  • Hành tây: Một nghiên cứu năm 2021 cho thấy hành tây có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, những ưu điểm này của hành tây có nghĩa là chúng có thể giúp giảm sưng và chống nhiễm trùng do vi khuẩn. Dùng hành tây lát nhai nhẹ trong vài phút rồi nhổ ra, hoạt chất trong hành tây sẽ dịu đi cơn đau của bạn phần nào.
  • Trà túi lọc: Tanin chứa trong túi trà có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm do vi khuẩn. Dùng túi trà đã sử dụng đặc vào vùng răng đang đau, lưu ý dùng túi trà thường không pha lẫn sữa, kem hoặc đường. 

Những phương pháp trên sẽ có tác dụng tạm thời để giảm đi cơn đau răng khôn, phương pháp điều trị từ nha sĩ sẽ giải quyết triệt để vấn đề răng miệng của bạn lẫn dự phòng biến chứng hiệu quả nhất.

Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO

Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.

Đánh giá bài viết này

(9 lượt đánh giá).
5.0
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm