lcp

Pha sữa với thuốc kháng sinh cho bé dễ uống được không?

Ngày cập nhật 08/03/2024

Chia sẻ:

doctor avatar

BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu

doctor avatar

BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu

Trẻ em là đối tượng mà hệ miễn dịch và sức đề kháng chưa hoàn thiện, nên trẻ em rất dễ mắc bệnh. Vì vậy, việc trẻ uống uống thuốc là điều không thể tránh khỏi. Cho trẻ uống thuốc, đặc biệt là kháng sinh là một vấn đề nan giải, vì nhiều trẻ không nuốt được viên thuốc, và đắng nếu nghiền thuốc với nước. Nhiều bậc phụ huynh tìm tới giải pháp pha thuốc cùng với sữa cho trẻ uống. Nhưng biện pháp này có thật sự tốt? Thuốc kháng sinh có pha với sữa được không? Hãy cùng Medigo tìm câu trả lời qua bài viết này.

1. Thuốc kháng sinh có pha với sữa được không?

Sữa từ trước tới nay luôn được biết tới là thức uống giàu dinh dưỡng, chứa nhiều Canxi, sắt, các nguyên tố vi lượng và lipid cao, độ kiềm cao. Nếu uống sữa sai cách có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn với sức khỏe người dùng. Sữa và một số loại thuốc có thể gây tương tác với nhau, ảnh hưởng cấu trúc của thuốc hoặc tạo sản phẩm muối không tan đi vào cơ thể, khiến sữa mất đi dinh dưỡng, thuốc không còn tác dụng. Bên cạnh đó, một số bé được phụ huynh pha thuốc vào sữa thường xuyên, làm bé có cảm giác sợ bình sữa và không dám bú sữa bằng bình, từ đó bé sẽ không được cung cấp đủ năng lượng, gây lãng phí sữa.

thuốc kháng sinh có pha với sữa được không

Uống sữa sai cách có thể gây ra tác dụng không mong muốn

Một số thuốc kháng sinh có thể bị hạn chế, giảm tác dụng khi dùng chung với sữa. Điển hình là kháng sinh Cefuroxim, Fluoroquinolon (Ciprofloxacin, Moxifloxacin, Delafloxacin, Levofloxacin, Ofloxacin). Thuốc Tetracyclin sẽ tác dụng với chất Canxi trong sữa. Ngoài ra Erythromycin và Penicillin G bị mất tác dụng khi trộn thuốc cùng các loại thực phẩm có tính acid như nước cam, soda, giấm táo. Các bậc cha mẹ không nên bẻ thuốc, nghiền thuốc kháng sinh để pha với sữa. Các loại đồ uống khác như nước trái cây, nước đường, nước ngọt,...sẽ có vài loại nước gây hạn chế tác dụng của thuốc. Phụ huynh nên hỏi bác sĩ kỹ hơn hoặc đọc tờ thông tin sản phẩm nếu muốn pha thuốc với các loại nước cho trẻ uống. Tuy nhiên, sử dụng nước đun sôi để nguội là lựa chọn tốt nhất.

2. Cách giúp trẻ đỡ “sợ” khi uống thuốc kháng sinh

2.1 Cho trẻ uống thuốc bằng xilanh

Cách này được áp dụng khi thuốc đã được pha với nước, hoặc thuốc có dạng lỏng. Đây là một cách vô cùng hiệu quả, thuốc sẽ được bơm trực tiếp vào họng, vào cơ thể nhanh, đủ lượng. Cách uống thuốc này không gây cảm giác sợ hãi cho bé, thực hiện nhanh chóng, rất phù hợp với trẻ không thích uống thuốc hoặc bé còn quá nhỏ. 

Phụ huynh cần chú ý vệ sinh tay và xilanh sạch sẽ để tránh nhiễm trùng, tránh bơm trực tiếp vào cổ họng bé, đảm bảo liều lượng của thuốc mà bé đang sử dụng, khi bơm xong nên để ý xem trẻ có bị nôn nôn thuốc ra hay không.

thuốc kháng sinh có pha với sữa được không

Uống thuốc thuốc bằng xilanh không làm bé sợ hãi

2.2 Cho trẻ uống thuốc kháng sinh bằng muỗng

Cho trẻ uống thuốc bằng muỗng cần điều chỉnh tư thế, nên để bé ngẩng đầu, từ từ đưa thìa thuốc vào miệng bé. Cách làm này được áp dụng khi thuốc ở dạng lỏng hoặc được pha lỏng. Phụ huynh nếu pha thuốc nên pha bằng nước ấm để trẻ dễ nuốt hơn. 

Cần chú ý tư thế uống thuốc của bé, nếu sai tư thế bé có thể bị sặc và ói thuốc.

2.3 Cho trẻ uống uống thuốc dạng siro, dung dịch

Dạng siro dễ uống vì thuốc sẽ có vị ngọt, mùi thơm, mẹ có thể dùng xilanh hoặc muỗng để cho bé uống thuốc khá dễ dàng. 

Vì thuốc dạng siro có chứa nhiều đường và dễ uống nên phụ huynh cần chú ý để thuốc ở xa tầm tay của trẻ, tránh việc trẻ thích mà uống thuốc quá liều. Đối với bé chưa đủ tuổi để đánh răng, không nên uống trước khi đi ngủ vì đường có trong siro sẽ phá hủy men răng, làm sâu răng.

Ngoài những cách trên, cha mẹ cần không phản ứng tiêu cực khi con không chịu uống thuốc hay tỏ ra khó chịu, thay vào đó cần bày tỏ tâm lý khuyến khích con trẻ, tạo động lực bằng cách khen thưởng để con uống thuốc.

3. Trẻ uống thuốc kháng sinh bao lâu thì uống sữa được?

Để tránh những tác dụng không mong muốn, tương tác thuốc - sữa gây giảm tác dụng của thuốc, đối với trẻ nhỏ cần đợi ít nhất 2 tiếng sau khi uống thuốc mới sử dụng sữa và các sản phẩm liên quan tới sữa như pho mát, sữa chua. 

Bài viết trên đây, Medigo giải đáp thắc mắc của nhiều phụ huynh về việc Thuốc kháng sinh có pha với sữa được không, đồng thời đưa ra một vài biện pháp giúp trẻ đỡ sợ uống thuốc. Hy vọng bài viết đem lại thông tin hữu ích cho mọi người và quá trình chăm sóc sức khỏe cho con trẻ.

Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO

Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.

Đặt thuốc qua tư vấn
Bạn cần tư vấn
VỚI DƯỢC SĨ
ĐẶT TƯ VẤN


Các bác sĩ khác

Xem thêm
banner-footer-24-7
ĐẶT THUỐC QUA TƯ VẤN 24/7

Được dược sĩ tư vấn trước khi đặt thuốc bất kể ngày đêm

banner-footer-noti.
KHÔNG BỎ LỠ CÁC KHUYẾN MÃI

Là người nhận thông báo đầu tiên khi có các chương trình khuyến mãi

banner-footer-call
TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ 24/7

Đội ngũ tư vấn bác sĩ nhiều chuyên khoa phục vụ cả ngày lẫn đêm

banner-footer-watch
THEO DÕI ĐƠN HÀNG MỌI LÚC

Theo dõi trạng thái đơn hàng và vị trí tài xế giao hàng mọi lúc mọi nơi

TẢI ỨNG DỤNG MEDIGO TẠI ĐÂY
app-storegoogle-play
footer-girl
Tải ứng dụng Medigo

Trải nghiệm tốt hơn với ứng dụng Medigo

Hỗ trợ khách hàng

Về Medigo

Hợp tác và liên kết

Danh mục sản phẩm

Liên hệ với chúng tôi

Chứng nhận bởi

@ 2019 - 2023 Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Medigo Software Số ĐKKD 0315807012 do Sở KH và ĐT TP Hồ Chí Minh cấp ngày 23/07/2019

  • Địa chỉ: Y1 Hồng Lĩnh, Phường 15, Quận 10, TPHCM
  • Hotline: 1800 2247
  • Email: cskh@medigoapp.com
  • Đại diện pháp luật: Lê Hữu Hà
Từ khoá tìm kiếm: Nhà thuốc 24/24, Mua thuốc online, Nhà thuốc online, Nhà thuốc 24h,Hiệu thuốc gần đây,Tư vấn bác sĩ online,Bác sĩ nhanh
Copyright © 2023 Medigo Software