lcp

Đồng gluconate


Đồng gluconate là muối đồng của axit D -gluconic. Nó là một tinh thể hoặc bột có màu xanh nhạt hoặc xanh lam không mùi, dễ tan trong nước và không hòa tan trong ethanol. Đồng gluconate được bán như một chất bổ sung chế độ ăn uống để cung cấp đồng.

Thông tin chung Đồng gluconate

  • Tên thường gọi: Đồng gluconate
  • Tên thuốc gốc (Hoạt chất): Đồng gluconate (Copper Gluconate).
  • Loại thuốcL Nguyên tố vi lượng.
  • Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén 2mg.
  • Công thức: C12H22CuO14 
  • ID CAS: 527-09-3
  • Khối lượng phân tử: 453.8 g/mol
  • Mã ATC: V03AB20 

Chỉ định của Đồng gluconate

Ngăn ngừa hoặc điều trị thiếu hụt nguyên tố đồng.

Chống chỉ định Đồng gluconate

Không có chống chỉ định cụ thể theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Không nên sử dụng ở bệnh nhân mắc bệnh Wilson.

Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân suy gan (đồng có thể tích luỹ trong cơ thể nếu có tắc mật hoặc bệnh gan).

Thuốc tiêm có chứa nhôm; thận trọng khi sử dụng ở người suy thận và trẻ sinh non.

Độ pH có tính axit của dung dịch có thể gây kích ứng mô.

Thận trọng khi dùng cho trẻ nhỏ và phụ nữ có thai.

Thận trọng khi dùng Đồng gluconate

Không uống bổ sung đồng và kẽm cùng một lúc. Tốt nhất nên uống đồng 2 giờ sau khi bổ sung kẽm để tránh hiện tượng kẽm làm giảm khả năng hấp thu đồng.

Không nên sử dụng ở bệnh nhân mắc bệnh Wilson.

Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân suy gan (đồng có thể tích luỹ trong cơ thể nếu có tắc mật hoặc bệnh gan).

Thuốc tiêm có chứa nhôm; thận trọng khi sử dụng ở người suy thận và trẻ sinh non.

Độ pH có tính axit của dung dịch có thể gây kích ứng mô.

Thận trọng khi dùng cho trẻ nhỏ và phụ nữ có thai.

Thai kỳ

Thời kỳ mang thai

Thận trọng khi sử dụng ở phụ nữ có thai.

Thời kỳ cho con bú

Không rõ thuốc có bài tiết vào sữa hay không, thận trọng khi sử dụng ở phụ nữ đang cho con bú.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Không xác định tần suất

Đau bụng hoặc chuột rút, tiêu chảy, buồn nôn/ nôn và vị kim loại, rối loạn chức năng gan bao gồm hoại tử gan.

Liều lượng và cách dùng Đồng gluconate

Cách dùng

Nếu dùng đường uống không uống trực tiếp; phải pha loãng; chỉ sử dụng sau khi pha loãng ít nhất 100ml nước.

Liều dùng

Đối với dạng bào chế uống (viên nén):

Để ngăn ngừa sự thiếu hụt đồng:

Lượng dùng bằng đường uống dựa trên liều dùng được khuyến nghị hàng ngày (tính theo đồng nguyên tố):

Người lớn

Nam giới trưởng thành và thanh thiếu niên — 1,5 đến 2,5mg mỗi ngày.

Phụ nữ trưởng thành và thiếu niên — 1,5 đến 3mg mỗi ngày.

Trẻ em

Từ 7 đến 10 tuổi - 1 đến 2mg mỗi ngày.

Từ 4 đến 6 tuổi - 1 đến 1,5mg mỗi ngày.

Dưới 3 tuổi - 0,4 đến 1mg mỗi ngày.

Để điều trị sự thiếu hụt đồng:

Người lớn, thanh thiếu niên và trẻ em:

Liều điều trị được cá thể hoá cho từng cá nhân dựa trên mức độ thiếu hụt nghiêm trọng.

Quá liều và xử trí quá liều

Quá liều và độc tính

Quá liều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hoá. Khi dùng quá liều cấp hoặc quá liều mạn tính, các triệu chứng có thể tương tự như bệnh Wilson.

Các triệu chứng quá liều bao gồm: Chất nôn màu đen hoặc nôn ra máu; tiểu ra máu; hôn mê; tiêu chảy; chóng mặt hoặc ngất xỉu; nhức đầu, ợ nóng; chán ăn; đau vùng lưng dưới, có vị kim loại; buồn nôn nghiêm trọng, đau hoặc rát khi đi tiểu; nôn mửa; vàng da hoặc vàng mắt.

Cách xử lý khi quá liều

Điều trị theo triệu chứng và có thể bao gồm việc sử dụng chất tạo chelat (ví dụ: Penicillamine, trientine và kẽm) để loại bỏ đồng bị hấp thụ. Lọc máu có thể hữu ích.

Tương tác với các thuốc khác

Dược lý

Dược lực học

Đồng là một nguyên tố vi lượng thiết yếu quan trọng cho hoạt động bình thường của nhiều metalloenzyme bao gồm ceruloplasmin, ferroxidase II, lysyl oxidase, monoamine oxidase, Zn-Copper superoxide dismutase, tyrosinase, dopamine-β-hydroxylase và cytochrome-c-oxidase. Nó tham gia vào quá trình tạo hồng cầu và tạo bạch cầu, khoáng hóa xương, liên kết chéo elastin và collagen, quá trình phosphoryl hóa oxy hóa, chuyển hóa catecholamine, hình thành melanin và bảo vệ tế bào chống sự oxy hóa.

Đồng cũng có thể đóng một vai trò trong việc luân chuyển sắt, chuyển hóa axit ascorbic, chuyển hóa phospholipid, hình thành myelin, cân bằng nội môi glucose và tham gia miễn dịch tế bào.

Dược động học

Hấp thu và phân bố

Khi dùng đường uống, thuốc được hấp thu chủ yếu ở ruột non.

Chuyển hóa và thải trừ

80% được thải trừ qua mật. Bài tiết rất ít qua thận.

Dược sĩ

Dược sĩ Nguyễn Lâm Ngọc Tiên

Chuyên ngành: Dược sĩ Đại Học

Dược sĩ Nguyễn Lâm Ngọc Tiên đã có hơn 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược, chịu trách nhiệm cung ứng thuốc đảm bảo về số lượng và chất lượng và phát triển thị trường Dược tỉnh. Dược sĩ Ngọc Tiên cũng có chuyên môn tư vấn và hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân.

Sản phẩm có thành phần Đồng gluconate

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn