lcp

Kali là gì? Kali có vai trò gì đối với sức khỏe


Kali là một loại khoáng chất có vai trò quan trọng đối với cơ thể con người. Kali giúp điều hòa, cân bằng nước và điện giải trong cơ thể cũng như duy trì hoạt động của các cơ quan. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về loại khoáng chất này cũng như vai trò của nó đối với sức khỏe. Mời bạn đọc theo dõi tiếp những thông tin trong bài viết dưới đây.

Kali là gì?

Kali là một loại khoáng chất chiếm tới 98% trong cơ thể người. Loại khoáng chất này tồn tại trong các tế bào và nó hoạt động như một chất điện phân. Khi đi vào cơ thể, kali được phân giải thành các ion dương hoặc âm trong nước và có khả năng dẫn điện. Chúng sẽ giúp kiểm soát hoạt động của các cơ quan cũng như sức khỏe con người. 

Vai trò của kali đối với sức khỏe

Lượng kali trong cơ thể thấp hay cao thì sẽ đều ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Cụ thể, kali có một số vai trò quan trọng như:

Ngăn ngừa đột quỵ

Đột quỵ xảy ra khi não bị đột ngột thiếu hụt máu. Kali sẽ giúp duy trì cân bằng chất lỏng trong cơ thể, điều hòa huyết áp. Từ đó nó sẽ phòng ngừa tắc nghẽn động mạch máu não, giúp giảm nguy cơ đột do thiếu máu cục bộ. 

Giảm huyết áp và cơn đau tim

Khi lượng natri trong cơ thể tăng cao thì sẽ làm tăng huyết áp. Trong trường hợp này kali sẽ giúp loại bỏ natri dư thừa và giúp làm giảm huyết áp. Ngoài ra, kali còn giúp làm giảm lực co bóp, giảm khả năng chịu kích thích và giảm dẫn truyền trong hệ cơ tim. Nhờ đó, kali sẽ làm 

Chống co cơ

Kali còn giúp cơ thể điều hòa nước và cân bằng lượng ion bơm trong tế bào. Do đó, chúng giúp cho việc co bóp cơ dễ dàng hơn, chống co cơ tốt hơn.

Giảm nguy cơ loãng xương

Nếu chế độ ăn giàu kali sẽ giúp cân bằng lại lượng canxi trong cơ thể. Giúp cơ thể chúng ta đầy đủ canxi, xương chắc khỏe và ngăn ngừa nguy cơ loãng xương.

Giảm tình trạng giữ nước trong cơ thể

Khi chất lỏng tích tụ quá nhiều sẽ gây ra tình trạng giữ nước trong cơ thể. Nếu bổ sung một lượng kali vừa đủ sẽ giúp giảm đi lượng nước trong cơ thể bằng cách bài tiết qua nước tiểu.

Sản xuất enzyme

Kali còn có vai trò hỗ trợ các hoạt động kích hoạt và sản xuất enzyme. Chúng giúp loại bỏ các dị tật bẩm sinh và tăng cường hệ thống miễn dịch.

Ngoài ra, kali còn giúp hỗ trợ tiêu hoá hoạt động tốt hơn. Làm giảm tình trạng đầy hơi, táo bón, khó tiêu. Chúng còn kích hoạt các enzym tiêu hoá, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra hiệu quả hơn.

Rối loạn lượng kali trong cơ thể có nguy hiểm không?

Thiếu hụt kali

Nếu thiếu hụt kali trong cơ thể sẽ khiến sức khỏe bị xấu đi. Người bị thiếu kali sẽ gặp một số bệnh như huyết áp cao, sỏi thận, loãng xương.

Một số dấu hiệu khi bị thiếu hụt canxi là:

  • Thiếu kali ở mức độ nhẹ: Cơ thể người  bệnh mệt mỏi, táo bón, yếu cơ. Có cảm giác mệt mỏi, mất ngủ, trầm cảm, dị ứng.
  • Thiếu kali ở mức độ nặng: Người bệnh sẽ bị buồn nôn, không nạp đủ lượng đường, đi tiểu nhiều, mất tập trung, phản xạ chậm chạp, đau xương khớp.
  • Tình trạng thiếu kali kéo dài: Nếu kali bị kéo dài thì sẽ khiến rối loạn tim mạch và hệ thần kinh, thay đổi nhịp tim. Hoặc nghiêm trọng hơn có thể gây ra liệt cơ, thậm chí là tử vong.

Dư thừa kali

Thừa kali cũng gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người. Khi trong máu bị dư thừa khoáng chất này sẽ dẫn đến tim đập nhanh, khó thở, tức ngực, buồn nôn. Nếu trường hợp thừa kali nặng có thể dẫn đến tim ngừng đập, tử vong.

Nên bổ sung kali bằng cách nào?

  • Bạn có thể bổ sung kali qua các món ăn hàng ngày, sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa.
  • Sử dụng các loại thực phẩm chức năng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trong đó, một số loại thực phẩm giàu kali có thể kể đến:

  • Rau củ quả, đặc biệt có thể kể đến chuối,các loại đậu, khoai tây, khoai lang, cà chua, bắp cải.
  • Chocolate.
  • Các loại cá, nghêu.
  • Ngũ cốc, sữa chua và các chế phẩm từ sữa như sữa tươi.

Một số điều cần lưu ý khi bổ sung kali

Khi bổ sung kali thì bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Đối với các loại thực phẩm như chuối, chocolate, các loại trái cây, sữa chua thì có thể dùng sống hoặc đem hấp chín. Nhờ đó sẽ đảm bảo được lượng kali trong thực phẩm được bảo toàn.
  • Hạn chế nấu các loại thực phẩm với nước. Vì nó có thể làm mất đi từ 50% đến 70% lượng kali.
  • Nếu dùng thực phẩm bổ sung kali thì cần chọn điểm bán có uy tín.

Bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ thông tin về kali. Nó là một loại khoáng chất có vai trò quan trọng trong các hoạt động sống của cơ thể.. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về kali và cung cấp lượng kali an toàn cho sức khỏe.

Dược sĩ

Dược sĩ Nguyên Đan

Chuyên ngành: Dược sĩ Đại Học

Tôi là Nguyễn Hoàng Nguyên Đan, hiện đang là dược sĩ nhập liệu, quản lý lưu kho sản phẩm và biên soạn nội dung THUỐC tại ứng dụng MEDIGO. Với kiến thức đã học tại Đại học Y Dược TPHCM và hơn 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y dược, tôi mong muốn mang đến cho cộng đồng những kiến thức về thuốc và sức khỏe hữu ích nhất.

Sản phẩm có thành phần Kali

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Sản phẩm có thành phần Kali

XEM CHI TIẾT
Kit test nhanh Covid-19

Thuốc làm sạch đại tràng Fortrans hộp 4 gói

33.500 đ - 60.000 đ

Đã bán 57 gói

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn