Tin tức - Hoạt chất
Tin tức - Hoạt chất
Dược sĩ tư vấn 24/7
ĐẶT TƯ VẤN
Cây qua lâu còn có tên gọi khác là vương qua, dưa núi, hoa bát và bát bát châu. Đây là một cây dược liệu được dùng nhiều trong các bài thuốc Đông y. Không giống như nhiều loại cây dược liệu khác, tất cả các bộ phận của cây qua lâu đều có thể dùng để làm thuốc. Để bạn đọc hiểu rõ hơn về cây qua lâu và tác dụng của loại dược liệu này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn.
Cây qua lâu là loại dây leo, thân dài từ 3 đến 10m. Thân cây có rãnh và nhiều chấm trắng. Lá của cây qua lâu mọc so le nhau. Lá dày và dai, gốc là có hình tim, đầu lá hơi nhọn, được xẻ thành 5 thùy nông. Mỗi thùy có 5 răng cưa không đều. Lá có hai mặt nhẵn, mặt trên của lá thường điểm những vết trắng. Cuống của lá qua lâu dài 3-4cm. Cây có tua cuốn mọc đối xứng với lá.
Cây qua lâu là loại cây thân leo
Hoa qua lâu là hoa đơn tính có màu trắng. Đầu của cánh hoa có nhiều sợi dạng mi dài. Cụm hoa đực dài khoảng từ 10cm đến 15cm. Đài hoa có hình ống loe ở đầu và 5 răng có lông nhỏ. Cánh hoa qua lâu có lông. Nhị hoa hợp thành đầu. Hoa cái của qua lâu mọc đơn độc, đài hoa và tràng hoa giống hoa đực, nhưng khác ở chỗ hơi tiêu giảm, bầu hoa có hình trứng và có lông mịn.
Quả có hình cầu hoặc hình trứng, có màu lục kèm theo sọc trắng. Khi quả chín có màu đỏ, trong quả có hạt nhiều. Hạt có hình trứng dẹt, màu nâu nhạt. Rễ củ thuôn dài trông giống như củ sắn, thắt khúc.
Mùa hoa của cây qua lâu thường rơi vào tháng 3 cho đến tháng 6. Mùa quả thường rơi vào khoảng thời gian tháng 7-10.
Đây là hạt đã phơi hay sấy khô của nhiều loài Trichosanthes như Trichosanthes kirilowii Maxim., Trichosanthes multiloba Miq. Loại quả giống quả bầu này được tìm thấy ở Trung Quốc và các khu vực khác của châu Á.
Hiện tại, những cây mới đã được phát hiện và mua lại ở Cao bằng. Hạt được thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 9, sau đó hạt được phơi nắng hoặc sấy khô.
Các bộ phận của cây qua lâu được dùng để làm thuốc bao gồm: Hạt có tên thuốc là qua lâu nhân, vỏ quả có tên thuốc qua lâu bì. Rễ củ được gọi thiên hoa phấn hoặc qua lâu căn.
Mỗi bộ phận của cây qua lâu đều được thu hoạch vào một thời điểm khác nhau.
Sơ chế các dược liệu của cây qua lâu:
Hạt qua lâu phơi khô
Vỏ qua lâu thái sợi: Vỏ quả đem thái sợi dài 5-7cm, rộng 2-3mm. Sau đó, đem dược liệu đi phơi nắng hay phơi âm can cho khô.
Vỏ qua lâu chưng: Quả đem bỏ hạt, bỏ cuống. Sau đó vỏ quả đem chưng 1-2 giờ cho mềm, ép dẹp. Cuối cùng đem thái thành sợi, phơi khô.
Qua lâu chích mật: Đem 10kg sợi qua lâu với 2kg mật ong trộn với nhau, ngâm trong 30 phút cho ngấm đều. Đem sao thuốc cho lửa nhỏ cho đến khi không còn dính tay.
Qua lâu sao vàng: Vỏ quả qua lâu sợi đem sao nhỏ lửa cho đến khi có màu vàng sẫm và các chấm màu nâu cánh gián.
Qua lâu nhân sao thơm : Dùng qua lâu nhân cho đến chuyển màu vàng, có mùi thơm. Sau đó cho thêm cùng lượng thiên hoa phấn vào cùng sao để giữ chất đầu của dược liệu.
Qua lâu nhân sao cháy : Cho qua lâu nhân vào chảo rang nóng già để sao đến khi bề mặt có màu đen nhánh.
Qua lâu nhân sao cám: 10kg hạt qua lâu trộn đều với 0.5kg cám. Tất cả đem sao trên lửa nhỏ cho đến khi có màu vàng.
Qua lâu nhân chích mật ong: Đem 10kg qua lâu nhân cùng với 0.3kg mật ong. Dùng qua lâu nhân đem sao với mật ong hòa nước, cho đến khi sờ vào không dính tay là được.
Qua lâu sương; Đem tán qua lâu nhân thành bột mịn rồi buộc vào vải gạc. Ép nóng bột và rang ở nhiệt độ 100 đến 105 độ C. Hoặc đồ cho bột chín rồi đem ép cho hết dầu. Cuối cùng đem phơi và sấy bột.
Qua lâu rất dễ bị mối mọt, cho nên cần bảo quản nơi thoáng, kín gió và tránh ẩm.
Trong mỗi bộ phận của cây qua lâu sẽ có những thành phần hóa học khác nhau:
Thành phần có trong hạt qua lâu:
Trong rễ qua lâu có một số thành phần như:
Vỏ qua lâu hay qua lâu bì được dùng trong Y Học Cổ Truyền. Đây là vị thuốc có vị ngọt, hơi chua, mùi hương gần giống với đường sao cháy, có tính hàn mà không độc. Công dụng của vỏ qua lâu là thanh nhiệt, chống viêm, cầm máu.
Dưới đây là một số tác dụng của vỏ qua lâu là:
Vỏ quả qua lâu đã được phơi khô
Nhân hạt qua lâu có vị ngọt, hơi đắng, có tính hàn. Thuốc đi vào kinh phế, vị và đại trường. Vị thuốc này có tác dụng thanh nhiệt hoá đàm, nhuận phế, chỉ khái, nhuận tràng. Nhân hạt qua lâu được dùng để:
Thiên hoa phấn có vị ngọt, chua, có tính hàn. Thuốc tác dụng vào 3 kinh phế, vị và đại trường. Vị thuốc này dùng để:
Rễ củ qua lâu được dùng trong bài thuốc trị mụn nhọt
Khi sử dụng qua lâu trị bệnh, cần phải chú ý những điều sau để đảm bảo an toàn:
Cho đến nay, tác dụng và tính an toàn của cây qua lâu vẫn chưa được nghiên cứu sâu rõ ràng. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ có chuyên môn trước khi sử dụng dược liệu này trị bệnh.
Chuyên ngành: Dược sĩ Đại Học
Tôi là Nguyễn Hoàng Nguyên Đan, hiện đang là dược sĩ nhập liệu, quản lý lưu kho sản phẩm và biên soạn nội dung THUỐC tại ứng dụng MEDIGO. Với kiến thức đã học tại Đại học Y Dược TPHCM và hơn 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y dược, tôi mong muốn mang đến cho cộng đồng những kiến thức về thuốc và sức khỏe hữu ích nhất.
8.000 đ - 17.000 đ
Đã bán 716 vỉ
1.500 đ - 3.000 đ
Đã bán 76 viên
8.000 đ - 55.000 đ
74.000 đ - 100.000 đ