Tin tức - Hoạt chất
Tin tức - Hoạt chất
Dược sĩ tư vấn 24/7
ĐẶT TƯ VẤN
Sinh địa là một trong những vị thuốc vô cùng quan trọng, là thành phần chính của các bài thuốc bổ thận, bổ huyết. Ngoài ra loại thảo dược này còn có nhiều công dụng tuyệt vời khác cho sức khỏe. Bài viết sau đây của Medigo sẽ giải đáp thắc mắc sinh địa có tác dụng gì và cung cấp những thông tin hữu ích về vị thuốc sinh địa hoàng.
Sinh địa còn có nhiều tên gọi khác như thục địa, địa hoàng, sinh địa hoàng, nguyên sinh địa, với danh pháp khoa học là Rehmannia glutinosa, cùng họ với hoa mõm chó (Scrophulariaceae).
Sinh địa là một loài cây thân thảo, khi trưởng thành có chiều cao từ 40 – 50cm. Thân cây được chia thành nhiều đốt ngắn, mỗi đốt đi kèm với 1 lá. Cây không mọc ra cành, trong giai đoạn ra hoa các đốt thân trên cây sẽ sinh trưởng nhanh chóng. Thân cây có lông tơ mềm màu tro trắng bao phủ. Về bộ rễ, sanh địa có 4 loại rễ gồm rễ hom, rễ bất định, rễ tơ và rễ củ (bộ phận thu hoạch dùng làm thuốc). Củ sinh địa có đường kính 0,5 – 3,4cm, chiều dài từ 15 – 20cm, lớp vỏ ngoài màu hồng nhạt và phần ruột màu vàng nhạt. Lá cây sinh địa dài khoảng 3 – 15cm, rộng 2 – 6cm, đầu lá hơi tròn, mép lá có răng cưa. Hoa sinh địa có 5 cánh, mọc thành từng chùm, màu tím sẫm. Hoa nở vào tháng 3 đến tháng tư.
Cây sinh địa bắt nguồn từ Trung Quốc, nhiều nhất ở các tỉnh ôn đới ẩm. Cây cũng được trồng quy mô nhỏ ở Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam. Dược liệu này xuất hiện nhiều ở nước ta tại các tỉnh như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Cao Bằng, Bắc Ninh…
Sinh địa là một loài cây thân thảo, khi trưởng thành có chiều cao từ 40 – 50cm
Cần phân biệt giữa hai khái niệm sinh địa và thục địa. Sinh địa là phần thân rễ của cây địa hoàng, đã được chế biến theo hình thức sấy hoặc phơi khô. Còn thục địa là vị thuốc làm từ sinh địa đã được đồ hoặc nấu chín. Thục địa chủ yếu dùng trong các bài thuốc bổ thận.
Sinh địa được thu hoạch vào tháng 8 – 9 ở các tỉnh núi cao, tháng 7 – 8 và tháng 2 – 3 ở vùng đồng bằng trung du. Rễ củ là bộ phận được sử dụng của cây sinh địa. Người ta lựa chọn củ to mập, vỏ mỏng màu vàng, cắt ngàn có màu đen nhánh và nhiều nhựa. Khi bỏ vào nước, củ chìm xuống dưới sẽ là địa hoàng (dùng làm thuốc), củ nổi là thiên hoàng và củ nửa nổi nửa chìm chính là nhân hoàng.
Theo kinh nghiệm dân gian, cây sinh địa được bào chế theo 3 công đoạn như sau:
Để đảm bảo chất lượng củ sinh địa, cần bảo quản ở khu vực khô ráo, kín đáo nhưng vẫn đảm bảo độ thoáng, tránh ẩm mốc.
Khi chiết xuất sinh địa hoàng, người ta tìm được một số hoạt chất gồm Mnite C6H8 (OH)6, rehmanin là một glucozơ và một lượng nhỏ caroten.
Một số thành phần hóa học của cây sinh địa
Vậy cây sinh địa có tác dụng gì? Công dụng của sinh địa hoàng đã được công nhận cả trong y học cổ truyền và y học hiện đại:
Cây sinh địa là một loại dược liệu có tính lạnh, vị ngọt, đắng với các công dụng như:
Trên đây là một số tác dụng của sinh địa và các bài thuốc từ loại cây này. Medigo mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin hữu ích để có phương pháp điều trị phù hợp với sinh địa hoàng.
Chuyên ngành: Dược sĩ Đại Học
Tôi là Nguyễn Hoàng Nguyên Đan, hiện đang là dược sĩ nhập liệu, quản lý lưu kho sản phẩm và biên soạn nội dung THUỐC tại ứng dụng MEDIGO. Với kiến thức đã học tại Đại học Y Dược TPHCM và hơn 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y dược, tôi mong muốn mang đến cho cộng đồng những kiến thức về thuốc và sức khỏe hữu ích nhất.
5.000 đ
Đã bán 122 gói
98.000 đ - 108.200 đ
60.000 đ - 79.695 đ
195.000 đ
10.000 đ - 30.000 đ
Đã bán 21 vỉ
75.000 đ - 111.000 đ
Đã bán 11 hộp
83.000 đ - 250.000 đ
Đã bán 2 hộp
74.000 đ
24.000 đ - 45.000 đ
Đã bán 27 hộp
9.000 đ
Đã bán 6 viên