lcp
OPT
Medigo - Thuốc và Bác Sĩ 24h

Đặt thuốc qua tư vấn ngay trên app

MỞ NGAY
Hỗn dịch tiêm Insulin trị tiểu đường Mixtard 30  hộp 1 lọ 10ml

Hỗn dịch tiêm Insulin trị tiểu đường Mixtard 30 hộp 1 lọ 10ml

Danh mục:Thuốc trị tiểu đường
Thuốc cần kê toa:
Hoạt chất:Insulin human
Dạng bào chế:Hỗn dịch tiêm
Thương hiệu:Novo Nordisk
Số đăng ký:QLSP-0599-12
Nước sản xuất:Đan Mạch
Hạn dùng:Khi đang sử dụng, hạn dùng là 6 tuần khi bảo quản dưới 25°C hoặc 5 tuần khi bảo quản dưới 30°C.
Vui lòng nhập địa chỉ của bạn, chúng tôi sẽ hiện thị nhà thuốc gần bạn nhất
Lưu ý: Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ. Mọi thông tin trên website và app chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng liên hệ với bác sĩ, dược sĩ hoặc nhân viên y tế để được tư vấn thêm.
Chọn địa chỉ giao thuốc để xem nhà thuốc gần nhất
Giao đến
icon pharmacy premium

Đánh giá
-/-
Khoảng cách
-
Phản hồi chat
-
Xem sản phẩmNhận tư vấn

Medigo Cam Kết

Giao hàng nhanh chóng
Nhà thuốc uy tín
Dược sĩ tư vấn miễn phí
Dược sĩDược sĩ Nguyên Đan
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ
Dược sĩ Nguyên Đan
Đã duyệt nội dung

Thông tin sản phẩm

1. Thành phần của Mixtard 30

Thuốc Mixtard 30 100IU/ml 10ml có thành phần bao gồm:
Insulin người (30% Insulin hòa tan và 70% insulin isophane), rDNA (sản xuất bằng kỹ thuật DNA tái tổ hợp trong tế bào Saccharomyces cerevisiae).
Ngoài ra còn có một số tá dược khác vừa đủ 10ml.

2. Công dụng của Mixtard 30

Mixtard 30 100IU/ml 10ml dùng cho các đối tượng sau:
Điều trị thay thế làm giảm nồng độ Glucose trong máu ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1 (phụ thuộc vào Insulin): tiểu đường khởi đầu tuổi thiếu niên, tiểu đường nhiễm Ceton.
Điều trị bổ sung làm giảm nồng độ Glucose trong máu ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 (không phụ thuộc vào Insulin): hôn mê do đái tháo đường, nhiễm khuẩn nặng, đại phẫu, toan máu.
Điều trị đái tháo đường thai kỳ.
Điều trị cho người mắc bệnh võng mạc tiến triển do tiểu đường.

3. Liều lượng và cách dùng của Mixtard 30

Liều dùng
Liều dùng phải theo chỉ định của bác sĩ.
Tiêm dưới da (SC): sau nửa giờ thì thuốc bắt đầu có tác dụng, kéo dài đến 24 giờ, dùng 1-2 lần/ngày.
Nhu cầu insulin thường từ 0.3-1.0 IU/kg/ngày (có thể cao hơn ở bệnh nhân kháng insulin (tuổi dậy thì, do béo phì) và thấp hơn ở bệnh nhân sản xuất được insulin nội sinh thặng dư).
Cách dùng
Thuốc được bào chế dạng hỗn dịch tiêm nên bệnh nhân không tự ý tiêm thuốc khi không có chỉ định từ bác sĩ.
Tránh sử dụng với bia, rượu, cà phê hoặc một số chất kích thích khác trong thời gian sử dụng thuốc.
Dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ và khi tiêm phải được thao tác người có chuyên môn.
Nên có bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ chứa carbohydrate trong vòng 30 phút sau mỗi lần tiêm

4. Chống chỉ định khi dùng Mixtard 30

Bệnh nhân vui lòng không sử dụng thuốc cho các trường hợp sau:
Không sử dụng cho người có tiền sử mẫn cảm với bất cứ thành phần nào có trong thuốc.
Không sử dụng với người có tình trạng hạ đường huyết

5. Thận trọng khi dùng Mixtard 30

Không được tiêm tĩnh mạch. Tránh tiêm bắp.
Nguy cơ quá liều, bỏ bữa, lao động gắng sức có thể dẫn tới hạ đường huyết.
Nhiễm toan ceton do đái tháo đường nếu tăng đường huyết không được điều trị.
Thuốc có thể gây hạ đường huyết quá mức, ảnh hưởng đế khả năng lái xe, vận hành máy móc.
Kiểm tra kĩ hạn sử dụng trước khi sử dụng thuốc.
Nếu thuốc còn hạn sử dụng nhưng có dấu hiệu đổi màu, chảy nước, có mùi mốc,… thì không nên tiếp tục sử dụng

6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

Thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai hoặc có ý định mang thai. Phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.

7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Khả năng tập trung và phản ứng của bệnh nhân có thể bị suy giảm do kết quả của hạ đường huyết. Việc hạ đường huyết này có thể gây ra nguy hiểm trong những tình huống mà những khả năng này có tầm quan trọng đặc biệt (ví dụ đang lái xe hay đang vận hành máy móc).
Bệnh nhân phải được nhắc nhở để thận trọng tránh tình trạng hạ đường huyết trong khi lái xe.
Ðiều này rất quan trọng ở những bệnh nhân bị giảm hay không nhận biết những dấu hiệu báo trước của hạ đường huyết hoặc ở những người thường có các giai đoạn hạ đường huyết. Cần phải thận trọng khi lái xe trong những trường hợp này.

8. Tác dụng không mong muốn

Hạ đường huyết là một tác dụng không mong muốn thường xảy ra trong điều trị bằng insulin. Những triệu chứng của hạ đường huyết thường xuất hiện đột ngột, bao gồm đổ mồ hôi, da xanh và lạnh, bồn chồn, run, cảm giác lo âu, mệt mỏi bất thường, hay nhầm lẫn, khó tập trung, lơ mơ, đói dữ dội, giảm thị lực tạm thời, nhức đầu, buồn nôn và đánh trống ngực. Hạ đường huyết nghiêm trọng có thể dẫn đến bất tỉnh và có thể làm suy chức năng não tạm thời hay vĩnh viễn hoặc thậm chí tử vong.
Phù và bất thường về khúc xạ có thể xảy ra khi bắt đầu dùng liệu pháp insulin. Những triệu chứng này thường thoáng qua. Các phản ứng quá mẫn cảm tại chỗ (đỏ, sưng và ngứa ở chỗ tiêm) có thể có trong khi điều trị với insulin. Những phản ứng này thường thoáng qua và biến mất khi tiếp tục điều trị. Các phản ứng quá mẫn cảm toàn thân thỉnh thoảng xuất hiện. Những phản ứng này nghiêm trọng hơn và có thể gây phát ban toàn thân, ngứa, đổ mồ hôi, rối loạn tiêu hóa, phù mạch thần kinh, khó thở, đánh trống ngực và hạ huyết áp. Những phản ứng quá mẫn cảm toàn thân rất dễ đe dọa tính mạng.
Loạn dưỡng mỡ có thể thấy ở chỗ tiêm do không thay đổi vị trí trong vùng tiêm.

9. Tương tác với các thuốc khác

Tăng tác dụng hạ đường huyết và tăng cảm nhiễm với hạ đường huyết có thể xảy ra khi dùng chung với thuốc viên chống đái tháo đường, thuốc ức chế men chuyển, disopyramide, fibrate, fluoxetine, thuốc ức chế IMAO, pentoxifylline, propoxyphene, salicylate, hoặc kháng sinh sulfonamide.
Giảm tác dụng hạ đường huyết có thể xảy ra khi dùng chung với corticosteroid, danazol, diazoxide, lợi tiểu, glucagon, isoniazid, estrogen và progestogen (ví dụ thuốc viên tránh thai), dẫn chất phenothiazine, somatropin, thuốc cường giao cảm [như epinephrine (adrenaline), salbutamol, terbutaline], hoặc hormone tuyến giáp.
Thuốc chẹn beta, clonidine, muối lithium hoặc rượu có thể tăng cường hoặc làm yếu tác dụng giảm đường huyết của insulin. Pentamidine có thể gây hạ đường huyết, đôi khi tiếp theo là tăng đường huyết. Hơn nữa, thuốc chẹn beta - cũng như các thuốc liệt giao cảm khác (như clonidine, guanehtidine, reserpine) còn làm yếu hoặc thậm chí ức chế toàn bộ các triệu chứng báo động của phản ứng hạ đường huyết.

10. Dược lý

Nhóm dược lý trị liệu: Thuốc dùng trong bệnh đái tháo đường. Insulin và các chất tương tự insulin dạng tiêm, tác dụng trung gian kết hợp với tác dụng nhanh, insulin (người). Mã ATC: A10AD01.
Hiệu quả làm giảm glucose huyết của insulin là do làm cho sự hấp thu glucose dễ dàng hơn sau khi insulin gắn kết vào thụ thể trên tế bào cơ và tế bào mỡ, đồng thời ức chế sản xuất glucose từ gan. Mixtard là loại insulin tác dụng kép.
Tác dụng bắt đầu trong vòng 1/2 giờ, đạt hiệu quả tối đa trong vòng 2 - 8 giờ và toàn bộ thời gian tác dụng đến 24 giờ.

11. Quá liều và xử trí quá liều

Không có sự xác định rõ về quá liều đối với insulin. Tuy nhiên hạ đường huyết có thể phát triển qua các giai đoạn liên tiếp sau:
Giai đoạn hạ đường huyết nhẹ, có thể được điều trị bằng cách ăn đường glucose hay thức ăn có đường. Vì vậy, bệnh nhân đái tháo đường được khuyên luôn luôn mang theo người vài viên đường, kẹo, bánh biscuits hay nước trái cây có đường.
Giai đoạn hạ đường huyết nặng, khi bệnh nhân bị bất tỉnh có thể được điều trị bằng glucagon (0,5 đến 1mg) (GlucaGen HypoKit) và nhờ một người đã được hướng dẫn tiêm bắp hay tiêm dưới da hoặc nhờ nhân viên y tế truyền glucose bằng đường tĩnh mạch. Glucose phải được truyền nếu bệnh nhân không đáp ứng với Glucagon trong vòng 10-15 phút.
Khi bệnh nhân tỉnh lại cần cho dùng thức ăn có chứa carbohydrate để tránh hôn mê trở lại.

12. Bảo quản

Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ dưới 30°C.
Không để thuốc ở nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào hoặc nơi có độ ẩm cao
Để xa tầm tay trẻ em để tránh chúng có thể đùa nghịch

Xem đầy đủ
MUA HÀNG