lcp
OPT
Medigo - Thuốc và Bác Sĩ 24h

Đặt thuốc qua tư vấn ngay trên app

MỞ NGAY
Thuốc điều trị đái tháo đường Gliclada 30mg hộp 120 viên

Thuốc điều trị đái tháo đường Gliclada 30mg hộp 120 viên

Danh mục:Thuốc trị tiểu đường
Thuốc cần kê toa:
Hoạt chất:Gliclazid
Dạng bào chế:Viên nén phóng thích kéo dài
Thương hiệu:KRKA
Số đăng ký:VN-20615-17
Nước sản xuất:Slovenia
Hạn dùng:3 năm kể từ ngày sản xuất.
Vui lòng nhập địa chỉ của bạn, chúng tôi sẽ hiện thị nhà thuốc gần bạn nhất
Lưu ý: Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ. Mọi thông tin trên website và app chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng liên hệ với bác sĩ, dược sĩ hoặc nhân viên y tế để được tư vấn thêm.
Chọn địa chỉ giao thuốc để xem nhà thuốc gần nhất
Giao đến
icon pharmacy premium

Đánh giá
-/-
Khoảng cách
-
Phản hồi chat
-
Xem sản phẩmNhận tư vấn

Medigo Cam Kết

Giao hàng nhanh chóng
Nhà thuốc uy tín
Dược sĩ tư vấn miễn phí
Dược sĩDược sĩ Nguyên Đan
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ
Dược sĩ Nguyên Đan
Đã duyệt nội dung

Thông tin sản phẩm

1. Thành phần của Gliclada 30mg

Mỗi viên phóng thích kéo dài chứa
Hoạt chất: 30 mg gliclazide
Tá dược: Hypromelose (100°), Hypromelosa (4000°), Caicium carbonate, Colloidal silicon dioxide, Lactose mônhydrate, magnesium stearate.
* Con số: đại diện cho giá trị độ nhớt trong dung dich Hypromellose 2% (w/v).

2. Công dụng của Gliclada 30mg

Bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin (type 2) người lớn khi các biện pháp như chế độ ăn uống, lập thể dục và giảm cân là không đủ để kiểm soát đường huyết.

3. Liều lượng và cách dùng của Gliclada 30mg

Thuốc dùng đường uống, cho người trưởng thành. Liều hàng ngày từ 1-4 viên/ngày, tức là từ 30-120 mg liều đơn vào bữa ăn sáng.
Bệnh nhân không được nhai hoặc nghiên nát viên. Nếu quên uống thuốc, bệnh nhân không được tăng liều ở ngày tiếp theo. Đối với các thuốc gây hạ đường huyết, liều lượng nên được điều chỉnh theo cơ chế đáp ứng riêng của mỗi bệnh nhân (đường huyết, HbA1c).
Liều khởi đầu
Liều khởi đầu là 30 mg/ngày. Nếu đường huyết được kiểm soát, điều trị duy trì với liều lượng này. Nếu đường huyết không được kiểm soát, tăng liều lên 80, 90 hoặc 120 mg/ngày trong các bước tiếp theo. Giữa mỗi lần tăng liều nên cách nhau ít nhất 1 tháng, ngoại trừ những bệnh nhân có đường huyết không giảm sau 2 tuần điều trị. Trong trường hợp đó, liều cá thể tăng vào cuối tuần thứ hai của đợt điều trị. Liều tối đa 120 mg/ngày.
Thay thế gliclazide 80 mg dạng viên nén (dạng bào chế phóng thích hoạt chất ngay lập tức) thành viên phóng thích kéo dài Gliclada 30mg.
1 viên nén gliclazide 80 mg mg tương đương với 1 viên phóng thích kéo dài Gliclada 30 mg. Do đó thay thế có thể được thực hiện và phải có sự theo dõi đường huyết cẩn thận.
Thay thế thuốc trị tiểu đường dùng đường uống khác bằng viên phóng thích kéo dài Gliclada:
Gliclada có thể được dùng để thay thế các thuốc trị tiểu đường dùng đường uống khác.
Liều lượng và thời gian bán thải của các thuốc trị tiểu đường trước đó nên được tính toán khi thay thế bằng viên phóng thích kéo dài Gliclada
Mội giai đoạn thay thế là không cần thiết. Liều khởi đầu là 30 mg và nên xem xét việc điều chỉnh liều cho phù hợp với đáp ứng đường huyết của bệnh nhân, như mô tả ở trên.
Khi thay thế cho thuốc nhóm sulfamide hạ đường huyết với thời gian bán hủy kéo dài thì cần ngừng điều trị bằng thuốc này một vài ngày là cần thiết để tránh hiệu ứng cộng hưởng của hai sản phẩm (có thể gây hạ đường huyết).
Nên có tiến trình mô tả giai đoạn điều trị đầu tiên khi chuyển sang điều trị với viên phóng thích kéo dài Gliclada , tức là một liều bắt đầu 30 mg/ngày, tiếp theo là sự gia tăng liều từng bước. Tùy thuộc vào đáp ứng chuyển hóa.
Kết hợp điều trị với các thuốc trị tiểu đường
Viên phóng thích kéo dài Gliclada có thể được kết hợp với biguanide, thuốc ức chế alpha glucosidase hoặc insulin.
Ở những bệnh nhân không kiểm soát đầy đủ với viên phóng thích kéo dài Gliclada, có thể điều trị bằng phối hợp insulin dưới sự giám sát y tế chặt chẽ.
Người lớn tuổi (trên 65)
Viên phóng thích kéo dài Gliclada được chỉ định bằng cách sử dụng phác đồ dùng thuốc khuyến cáo cho bệnh nhân dưới 65 tuổi.
Ở những bệnh nhân suy thận từ nhẹ đến trung bình
Đối với những bệnh nhân này, phác đồ dùng thuốc có thể được sử dụng như ở những bệnh nhân có chức năng thận bình thường với việc theo dõi bệnh nhân cẩn thận. Những dữ liệu này đã được xác nhận trong các thử nghiệm lâm sàng.
Ở những bệnh nhân có nguy cơ hạ đường huyết
Nguy cơ hạ đường huyết cao ở những bệnh nhân như sau:
- Suy dinh dưỡng,
- Rối loạn nội tiết (suy tuyến yên, suy giáp, suy tuyến thượng thận),
- Thu hồi trị liệu corticosteroid kéo dài hoặc liều cao,
- Bệnh mạch máu nghiêm trọng (bệnh động mạch vành nặng, bệnh động mạch cảnh suy giảm nghiêm trọng, bệnh mạch máu lan tỏa).
Bắt đầu với liều tối thiểu 30mg/ ngày.
Trẻ em và thanh thiếu niên
Chưa có dữ liệu nghiên cứu lâm sàng đối với trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi.

4. Chống chỉ định khi dùng Gliclada 30mg

- Quá mẫn với Gliclazide, các sulfamide trị tiểu đường khác, các sulphonamide, hoặc bất kỳ tá dược nào.
- Tiểu đường type 1.
- Bệnh tiểu đường trước khi hôn mê và hôn mê, tiểu đường dạng keto-acid.
- Suy thận hay suy gan nặng (trong những trường hợp này insulin được khuyến khích sử dụng).
- Điều trị với miconazole.
- Phụ nữ đang cho con bú.

5. Thận trọng khi dùng Gliclada 30mg

Hạ đường huyết
Thuốc này chỉ được dùng cho bệnh nhân có chế độ ăn điều độ (bao gồm ăn sáng). Điều quan trọng là phải có một lượng carbohydrat ổn định thường xuyên để tránh tăng nguy cơ hạ đường huyết nếu ăn muộn giờ, lượng thức ăn được hấp thu thấp hoặc thực phẩm ít carbohydrat. Hạ đường huyết có thể xảy ra trong chế độ ăn ít calo, tập thể dục kéo dài hoặc quá sức, uống rượu hoặc dùng kết hợp với các thuốc hạ đường huyết khác.
Hạ đường huyết có thể xảy ra sau khi sử dụng sulfamide trị tiểu đường. Một số trường hợp có thể trầm trọng hoặc kéo dài. Cần thiết nhập viện và cần theo dõi lượng đường huyết trong vài ngày.
Lựa chọn cẩn thận bệnh nhân, liều lượng sử dụng và hướng dẫn bệnh nhân rõ ràng là cần thiết để giảm nguy cơ các cơn hạ đường huyết.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ hạ đường huyết:
- Bệnh nhân từ chối hợp tác hoặc không thể hợp tác (nhất là bệnh nhân lớn tuổi)
- Suy dinh dưỡng, ăn không đúng bữa, bỏ bữa, thay đổi chế độ ăn hoặc nhịn ăn.
- Không cân bằng giữa tập thể dục và lượng carbohydrat sử dụng,
- Suy thận,
- Suy gan nặng,
- Sử dụng quá liều Gliclada ,
- Một số rối loạn nội tiết: rối loạn tuyến giáp, suy tuyến yên, suy thượng thận.
Suy thận và suy gan:
Dược động học và dược lực học của gliclazid có thể thay đổi ở những bệnh nhân suy thận nặng và suy gan. Giai đoạn hạ đường huyết xảy ra kéo dài đối với những bệnh nhân này, vì vậy cần ưu tiên theo dõi.
Thông tin bệnh nhân:
Nguy cơ hạ đường huyết, cùng với các triệu chứng, điều trị, và các điều kiện ảnh hưởng đến đường huyết nên được giải thích cho bệnh nhân và gia đình. Bệnh nhân cần được thông tin về tầm quan trọng của tư vấn chế độ ăn uống, tập thể dục, và theo dõi thường xuyên đường huyết
Kiểm soát lượng đường huyết thấp
Việc kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân điều trị tiểu đường có thể bị ảnh hưởng bởi bất kỳ những yếu tố sau đây: sốt chấn thương nhiễm trùng hoặc can thiệp phẫu thuật. Trong một số trường hợp thi cần thiết phải sử dụng insulin
Hiệu quả hạ đường huyết của bất kỳ loại thuốc uống trị tiểu đường, bao gồm cả gliclazid, bị suy giảm theo thời gian ở những bệnh nhân này có thể là do sự tiến triển mức độ nghiêm trọng của bệnh tiểu đường, hoặc do giảm đáp ứng với điều trị. Hiện tượng này được gọi là thất bại thứ cấp, khác với những thất bại ban đầu, đó là khi một hoạt chất không có hiệu quả trong liệu pháp điều trị tiêu chuẩn đầu tiên. Nhưng trước tiên cần xem xét điều chỉnh liều thích hợp và sự tuân thủ chế độ ăn uống sau đó mới xếp bệnh nhân vào nhóm thất bại thứ phát.
Kiểm tra phòng thí nghiệm
Đo nồng độ hemoglobin A1c (HbA1c) hoặc nồng độ đường huyết tĩnh mạch lúc đói được khuyến khích trong việc đánh giá kiểm soát đường huyết. Tự theo dõi đường huyết cũng có thể hữu ích.
Các thuốc sulfamide trị tiểu đường có thể gây ra thiếu máu tán huyết đối với bệnh nhân thiếu hụt G6PD. Cần thận trọng đối với những bệnh nhân này và xem xét việc thay thế thuốc trong trường hợp cần thiết.
Tá dược
Gliclada viên phóng thích kéo dài chứa lactose. Bệnh nhân có vấn đề di truyền hiếm gặp: không dung nạp galactose, thiếu hụt Lapp lactase hoặc kém hấp thu glucose-galactose không nên dùng thuốc này.

6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

Thời kỳ mang thai:
Chưa có nghiên cứu việc sử dụng gliclazid trên phụ nữ mang thai, và ngay cả đối với các thuốc sulfamide trị tiểu đường khác thì cũng có rất ít dữ liệu.
Không dùng gliclazid cho phụ nữ có thai.
Gliclazid không gây quái thai trên động vật.
Cần kiểm soát bệnh tiểu đường trước khi mang thai để giảm thiểu các rủi ro về dị tật bẩm sinh liên quan đến bệnh tiểu đường không kiểm soát được.
Thuốc uống hạ đường huyết không thích hợp cho phụ nữ có thai. Insulin là sự lựa chọn đầu tiên đối với những bệnh nhân này. Vì vậy, thuốc uống điều trị tiểu đường nên được thay thế bằng insulin trước khi mang thai hoặc ngay khi phát hiện ra có thai.
Thời kỳ cho con bú:
Chưa có nghiên cứu khẳng định gliclazid hoặc các chất chuyển hóa của nó bài tiết qua sữa mẹ. Vì có nguy cơ gây hạ đường huyết sơ sinh nên chống chỉ định gliclazid đối với phụ nữ đang cho con bú.

7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Bệnh nhân nên được cảnh bảo về những dấu hiệu, triệu chứng của hạ đường huyết và nên cần thận nếu lái xe hay vận hành máy móc, đặc biệt trong giai đoạn điều trị Gliclada 30mg ban đầu

8. Tác dụng không mong muốn

Dựa trên những thử nghiệm gliclazide và các sulfamide trị tiểu đường, những tác dụng không mong muốn được trình bày dưới đây:
Tần số được xác định như sau:
Rất thường gặp (≥1/10)
Thường gặp (≥1/100 đến <1/10)
Không thường gặp (≥1/1.000 đến <1/100)
Hiếm gặp (≥1/10.000 đến <1/1.000)
Rất hiếm gặp (<1/10.000), không được biết đến (không được phỏng đoán từ các dữ liệu có giá trị).
Hạ đường huyết
Cũng như các sulfamide trị tiểu đường khác, điều trị với viên gliclazide phóng thích kéo dài có thể gây hạ đường huyết nếu bữa ăn không đều đặn biệt là bỏ bữa. Các triệu chứng có thể của hạ đường huyết: đau đầu, đói dữ dội, buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, kích động, hung hăng, thiếu tập trung, giảm nhận thức, phản ứng chậm, trầm cảm, rối loạn thị giác, ngôn ngữ, run, suy nhược, rối loạn cảm giác, chóng mặt, cảm giác mất mát, mất khả năng tự kiểm soát, mê sảng, co giật, hô hấp nông, nhịp tim chậm, buồn ngủ, mất ý thức có thể dẫn đến hôn mê và gây tử vong.
Ngoài ra, các dấu hiệu của tăng hoạt tính giao cảm được quan sát: đổ mồ hôi, da lạnh, lo âu, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, đánh trống ngực, đau thắt ngực và rồi loạn nhịp tim.
Thông thường, triệu chứng sẽ mất sau khi uống carbohydrat (đường). Tuy nhiên, các chất tạo ngọt nhân tạo không có hiệu quả. Thử nghiệm với các sulfamide trị tiểu đường khác chỉ ra rằng hạ đường huyết có thể tái diễn ngay cả khi các biện pháp chứng minh hiệu quả ban đầu.
Nếu giai đoạn hạ đường huyết nặng hoặc kéo dài, và ngay cả khi được kiểm soát tạm thời bằng đường, điều trị y tế hoặc cấp cứu ngay lập tức được yêu cầu.
Các tác dụng không mong muốn khác
Rối loạn tiêu hóa bao gồm đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón. Những triệu chứng này xảy ra không phổ biến. Có thể tránh hoặc giảm thiểu tác dụng không mong muốn trên bằng cách uống gliclazid vào bữa ăn sáng.
Các tác dụng không mong muốn sau đây được báo cáo là hiếm gặp:
- Rối loạn da và mô dưới da: Phát ban, ngứa, nổi mày đay, ban đỏ, phản ứng bóng nước (hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử thượng bì nhiễm độc)
- Rối loạn hệ thống máu và bạch huyết: Những thay đổi trong huyết học là rất hiếm, có thể bao gồm thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt. Các rối loạn này sẽ hồi phục khi ngừng dùng gliclazid.
- Rối loạn gan-mật: tăng enzym gan (AST, ALT, enzym kiềm phosphatase), viêm gan. Ngừng điều trị nếu vàng da ứ mật xuất hiện.
- Rối loạn mắt: Rối loạn thị giác thoáng qua có thể xảy ra đặc biệt là khi bắt đầu điều trị, do thay đổi lượng đường trong máu.
Các trường hợp giảm hồng cầu, mất bạch cầu hạt, thiếu máu tan máu, giảm toàn thể huyết cầu và viêm mạch dị ứng đã được mô tả đối với các sulfonylure trị tiểu đường khác. Với các trường hợp sulfonylure trị tiểu đường khác, quan sát cho thấy có tăng enzym gan và thậm chí suy giảm chức năng gan (ví dụ: ứ mật, vàng da) và viêm gan sau khi ngưng thuốc hoặc suy gan dẫn đến tử vong trong trường hợp cá biệt.
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

9. Tương tác với các thuốc khác

Các thuốc sau đây làm tăng nguy cơ hạ đường huyết
Chống chỉ định phối hợp với
- Miconazol (đường toàn thân, gel bôi miệng): Tăng tác dụng hạ đường huyết với nguy cơ gây hạ đường huyết, thậm chí dẫn đến hôn mê.
Phối hợp không được đề nghị
- Phenylbutazon (đường toàn thân): Tăng tác dụng hạ đường huyết của các sulfamid (do giảm gắn kết của sulfamid với protein huyết tương và/hoặc giảm đào thải chất này).
- Rượu: Tăng phản ứng hạ đường huyết (ức chế phản ứng bù trừ, có thể dẫn đến hôn mê do hạ đường huyết). Không nên dùng alcohol hoặc các thuốc có chứa alcohol.
Phối hợp đòi hỏi biện pháp phòng ngừa:
- Trong một số trường hợp hạ đường huyết có thể xảy ra khi một trong các thuốc sau đây được sử dụng, ví dụ các thuốc trị tiểu đường khác (insulin, acarbose, biguanide), B-blockers, fluconazole, ức chế enzym chuyển hóa angiotensin (captapril, enalapril), thuốc đối kháng thụ thể H2, MAOIs, sulfonamides, và các thuốc kháng viêm không steroid.
Các thuốc sau đây có thể là nguyên nhân gây tăng đường huyết
Phối hợp không được đề nghị
- Danazol: do tác dụng gây tiểu đường của danazol. Nếu không thể tránh được việc sử dụng các thuốc này, cảnh báo bệnh nhân và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc theo dõi nước tiểu và đường huyết. Cần thiết phải điều chỉnh liều của các thuốc trị tiểu đường trong và sau khi điều trị với danazol.
Phối hợp đòi hỏi biện pháp phòng ngừa
- Chlorpromazin (thuốc an thần): liều cao (>100 mg mỗi ngày của chlorpromazin) tăng lượng đường trong máu (giảm phóng thích insulin). Cảnh báo với bệnh nhân và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc theo dõi đường huyết. Cần thiết để điều chỉnh liều lượng hoạt chất trị tiểu đường trong và sau khi điều trị với các thuốc an thần.
- Glucocorticoid (dùng toàn thân và tại chỗ trong khớp, bôi lên da và thông qua đường trực tràng) và tetracosactrin: tăng đường huyết do sự chuyển hóa chất béo (giảm sự dung nạp carbohydrat gây ra bởi glucocorticoid). Cảnh báo với bệnh nhân và nhấn mạnh tầm quan trọng việc theo dõi đường huyết, nhất là lúc bắt đầu điều trị. Cần thiết điều chỉnh liều lượng hoạt chất điều trị tiểu đường trong và sau khi điều trị bằng glucocorticoid.
- Ritodrin, salbutamol, terbutalin: tiêm tĩnh mạch
Tăng đường huyết do các tác dụng đồng vận β2. Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc theo dõi đường huyết. Nếu cần thiết, chuyển sang sử dụng insulin.
Phối hợp có sự cân nhắc
- Điều trị chống đông máu (ví dụ: warfarin): Các thuốc nhóm sulfonylure dùng trong bệnh đái tháo đường có thể dẫn đến tăng tác dụng của thuốc chống đông máu khi đồng thời sử dụng, cần điều chỉnh liều thuốc chống đông

10. Dược lý

Gliclazid là một sulfamide hạ đường huyết dùng đường uống để điều trị tiểu đường, là dẫn xuất của dị vòng nitơ. Gliclazide làm giảm mức đường huyết do kích thích tiết insulin từ các tế bào bêta của các tiểu đảo Langerhans. Sự tăng tiết insulin và C-peptid sau bữa ăn vẫn tồn tại sau 2 năm điều trị.
Ngoài những đặc tính đối với chuyển hóa, gliclazide còn có đặc tính đối với mạch máu.
Hiệu quả đối với việc tiết insulin:
Trong tiểu đường tuýp 2, gliclazid có tác dụng phục hồi việc tiết insulin của pha đầu trong đáp ứng glucose và tăng tiết insulin của pha thứ hai. Việc tăng đáng kể trong đáp ứng insulin được quan sát thấy khi có sự kích thích gây ra bởi một bữa ăn hay glucose.
Đặc tính đối với mạch máu:
Gliclazid giảm tiểu huyết khối bằng 2 cơ chế liên quan đến biến chứng của tiểu đường:
Ức chế một phần sự kết tập và dính của tiểu cầu, cũng như làm giảm các dấu ấn của sự hoạt hóa tiểu cầu (bêta thromboglobulin, thromboxane B2);
Hoạt động tiêu sợi huyết nội mô mạch máu với sự gia tăng trong hoạt động của tPA.

11. Quá liều và xử trí quá liều

Quá liều Gliclazide gây hạ đường huyết
Triệu chứng thường gặp của hạ đường huyết mà không gây mất ý thức hoặc các dấu hiệu thần kinh được điều trị bằng cách bổ sung lượng carbohydrate, điều chỉnh liều lượng hoặc thay đổi chế độ ăn. Theo dõi chặt chẽ cho đến khi bác sĩ chắc chắn rằng bệnh nhân đã qua khỏi tình trạng nguy hiểm.
Các phản ứng hạ đường huyết nặng, hôn mê, co giật, rối loạn thần kinh phải được nhập viện ngay lập tức.
Nếu trường hợp hôn mê hạ huyết áp (chẩn đoán hoặc nghi ngờ) bệnh nhân cần được tiêm nhanh chóng bằng đường tĩnh mạch 50 ml dung dịch glucose (20 đến 30%). Sau đó tiếp tục tiêm truyền dung dịch glucose loãng (10%) với tắc độ duy trì lượng đường trong máu cao hơn 1g/l. Bệnh nhân nên được theo dõi chặt chẽ và tùy vào tình trạng bệnh nhân trong thời gian này, bác sĩ sẽ quyết định việc tiếp tục giám sát là cần thiết.
Thẩm phân không có lợi cho bệnh nhân do lực liên kết chặt chẽ giữa gliciazide với protein huyết tương.

12. Bảo quản

Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.

Xem đầy đủ
MUA HÀNG