lcp
OPT
Medigo - Thuốc và Bác Sĩ 24h

Đặt thuốc qua tư vấn ngay trên app

MỞ NGAY
Thuốc điều trị tăng huyết áp Triatec 5mg hộp 30 viên

Thuốc điều trị tăng huyết áp Triatec 5mg hộp 30 viên

Danh mục:Thuốc trị tăng huyết áp
Thuốc cần kê toa:
Hoạt chất:Ramipril
Dạng bào chế:Viên nén
Thương hiệu:Sanofi
Số đăng ký:VN-18877-15
Nước sản xuất:Indonesia
Hạn dùng:36 tháng kể từ ngày sản xuất
Vui lòng nhập địa chỉ của bạn, chúng tôi sẽ hiện thị nhà thuốc gần bạn nhất
Lưu ý: Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ. Mọi thông tin trên website và app chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng liên hệ với bác sĩ, dược sĩ hoặc nhân viên y tế để được tư vấn thêm.
Chọn địa chỉ giao thuốc để xem nhà thuốc gần nhất
Giao đến
icon pharmacy premium

Đánh giá
-/-
Khoảng cách
-
Phản hồi chat
-
Xem sản phẩmNhận tư vấn

Medigo Cam Kết

Giao hàng nhanh chóng
Nhà thuốc uy tín
Dược sĩ tư vấn miễn phí
Dược sĩDược sĩ Quách Thi Hậu
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ
Dược sĩ Quách Thi Hậu
Đã duyệt nội dung

Thông tin sản phẩm

1. Thành phần của Triatec 5mg

Mỗi viên Triatec có chứa 5 mg hoạt chất ramipril.
Tá dược: Hydroxypropyl methylcellulose, pregelatinized maize starch, microcrystalline cellulose, sodium stearyl fumarate, red ferric oxide.

2. Công dụng của Triatec 5mg

- Tăng huyết áp
- Suy tim ứ huyết.
- Ramipril được chỉ định cho bệnh nhân ổn định, có dấu hiệu lâm sàng của suy tim ứ huyết trong vòng mấy ngày đầu sau khi bị nhồi máu cơ tim cấp và dùng làm điều trị bổ trợ cho thuốc lợi tiểu có hoặc không có glycoside trợ tim.
- Để làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, chết do nguyên nhân tim mạch hoặc nhu cầu làm thủ thuật tái thông mạch vành trên bệnh nhân từ 55 tuổi trở lên có bằng chứng lâm sàng của bệnh động mạch vành, đột quỵ hoặc bệnh mạch máu ngoại biên.
- Để làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, chết do nguyên nhân tim mạch hoặc nhu cầu làm thủ thuật tái thông mạch vành trên bệnh nhân đái tháo đường từ 55 tuổi trở lên có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ sau đây: huyết áp tâm thu >160 mmHg hoặc huyết áp tâm trương > 90 mmHg, cholesterol toàn phần > 5,2mmol/L, HDL cholesterol < 0,9 mmol/L, người đang nghiện thuốc lá, đạm niệu vi lượng, hoặc có bất cứ bằng chứng nào của bệnh mạch máu trước đây.

3. Liều lượng và cách dùng của Triatec 5mg

Liều dùng:
Liều dùng căn cứ vào tác dụng mong muốn và khả năng dung nạp thuốc của bệnh nhân. Trị liệu với Triatec thường là điều trị lâu dài; bác sĩ sẽ quyết định thời gian điều trị cụ thể cho từng bệnh nhân.
* Điều trị tăng huyết áp
- Liều khởi đầu được khuyến nghị là 2,5 mg mỗi ngày một lần. Có thể tăng liều tùy theo đáp ứng. Cách 2 đến 3 tuần, tăng liều lên gấp đôi. Liều duy trì thường dùng là 2,5 đến 5 mg/ngày, liều tối đa là 10 mg/ngày.
- Trên bệnh nhân suy thận, tốc độ thanh thải creatinin ở trong khoảng từ 50 đến 20 ml/phút/1, 73 m2 diện tích cơ thể, liều khởi đầu thường là 1,25 mg và liều tối đa hàng ngày là 5 mg. Khi không đo được độ thanh thải creatinin, có thể tính toán dựa vào nồng độ creatinin huyết thanh bằng công thức sau (phương trình Cockcroft)
- Nam: Thanh thải creatinin (ml/phút) = cận nặng [kg] x (140 - tuổi [năm]) 72 x creatinin huyết thanh (mg/dl)
- Nữ: Nhân kết quả của phương trình trên với 0,85.
- Trên bệnh nhân chưa được điều chỉnh hoàn toàn tình trạng mất nước và muối, bệnh nhân tăng huyết áp nặng, cũng như bệnh nhân có phản ứng hạ áp sẽ là nhóm có nguy cơ đặc biệt (ví dụ bệnh nhân hẹp động mạch vành hoặc mạch máu cấp cho não có ý nghĩa lâm sàng) và trên bệnh nhân cao tuổi, phải xem xét giảm liều khởi trị còn 1,25 mg/ngày.
- Trên bệnh nhân đã điều trị trước bằng thuốc lợi tiểu, cần xem xét ngưng dùng thuốc lợi tiểu ít nhất là 2-3 ngày hoặc lâu hơn nữa – tùy theo thời gian tác động của thuốc lợi tiểu – trước khi bắt đầu điều trị với Triatec, hoặc ít ra là phải giảm liều lợi tiểu. Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ quyết định nên ngưng dùng hay giảm liều lợi tiểu và trong bao lâu. Liều khởi đầu trên những bệnh nhân này thường là 1,25 mg Triatec.
- Trong suy gan, đáp ứng với điều trị có thể tăng hoạc giảm. Do đó, chỉ nên bắt đầu điều trị, dưới sự giám sát y khoa chặt chẽ. Liều tối đa hàng ngày là 2,5 mg.
* Điều trị suy tim ứ huyết
- Liều khởi đầu được khuyến nghị là 1,25 mg mỗi ngày một lần. Có thể tăng liều tùy theo đáp ứng. Cách 1-2 tuần tăng liều một lần lên gấp đôi. Liều tối đa hàng ngày là 10 mg. Liều cần dùng hàng ngày, nếu bằng hoặc lớn hơn 2,5 mg, có thế uống một lần duy nhất hoặc chia làm hai lần.
- Trong suy gan hoặc suy thận và trên bệnh nhân đã điều trị trước với thuốc lợi tiểu, liều dùng được khuyến nghị của Triatec giống như trong trường hợp điều trị tăng huyết áp nói trên. Ở đấy, những khuyến nghị trong trường hợp đã điều trị trước với thuốc lợi tiểu cũng được áp dụng như đã nêu ở trên.
* Điều trị sau nhồi máu cơ tim
- Liều khởi đầu được khuyến nghị là 5mg mỗỉ ngày, chia thành hai liều, mỗi liều 2,5 mg, uống vào buổi sáng và buổi tối. Nếu không dung nạp được liều này, nên uống 1,25 mg hai lần mỗi ngày trong hai ngày. Trong cả hai trường hợp, tùy theo đáp ứng/có thể tăng liều. Tăng liều cách nhau mỗi 1-3 ngày bằng cách dùng liều gấp đôi. Khi điều trị đã lâu, có thể uống tổng liều hàng ngày thành một liều duy nhất.
- Liều tối đa hàng ngày là 10 mg.
- Vẫn chưa có đủ kinh nghiệm trong điều trị bệnh nhận suy tim nặng (NYHA IV) ngay sau nhồi máu cơ tim. Nếu phải điều trị, nên bắt đầu với liều 1,25 mg mỗi ngày một lần, và chỉ tăng liều với sự thận trọng đặc biệt.
- Trên bệnh nhân suy gan hoặc suy thận, mà chưa điều chỉnh đầy đủ tình trạng thiếu nước hoặc muối, hoặc bị tăng huyết áp nặng, và trên bệnh nhân mà phản ứng hạ huyết áp là một nguy cơ đặc biệt (ví dụ bệnh nhân hẹp động mạch vành có ý nghĩa huyết động học hoặc hẹp mạch máu cấp cho não), cũng như bệnh nhân đã điều trị trước với thuốc lợi tiểu và trên người cao tuổi, khuyến nghị điều trị giống như trong điều trị tăng huyết áp nêu trên.
* Dự phòng nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc tử vong tim mạch
- Liều khởi đầu được khuyến nghị là 2,5 mg mỗi ngày một lần. Tùy theo khả năng dung nạp, có thể tăng liều dần dần. Sau một tuần tăng liều lên gấp đôi. Ba tuần sau, lại tăng gấp đôi một lần nữa lên đến liều duy trì thông dụng là 10 mg.
- Trên bệnh nhân suy gan hoặc suy thận, mà chưa điều chỉnh đầy đủ tình trạng thiếu nước hoặc muối, hoặc bị tăng huyết áp nặng, và trên bệnh nhân mà phản ứng hạ huyết áp là một nguy cơ đặc biệt (ví dụ bệnh nhân hẹp động mạch vành có ý nghĩa huyết động học hoặc hẹp mạch máu cấp, cho não), cũng như bệnh nhân đã điều trị trước với thuốc lợi tiểu và trên người cao tuổi, khuyến nghị điều trị giống như trong điều trị tăng huyết áp nêu trên.
Cách dùng :
Không nhai viên thuốc và uống thuốc với đủ lượng nước (khoảng 1/2 ly). Có thể uống thuốc trước, trong hoặc sau bữa ăn.

4. Chống chỉ định khi dùng Triatec 5mg

- Không được dùng Triatec cho bệnh nhân:
- Dị ứng với ramipril, với bất kỳ thuốc ức chế men chuyến (ƯCMC) nào, hoặc với bất cứ tá dược nào của thuốc.
- Có tiền sử phù mạch
- Hẹp động mạch thận làm giảm lưu lượng máu (hẹp có ý nghĩa huyết động học) hai bên hoặc một bên trên người chỉ có một thận (nguy cơ tụt huyết áp và suy thận).
- Có huyết áp thấp hoặc tình trạng tuần hoàn không ổn định (nguy cơ tụt huyết áp và suy thận).
- Dùng Triatec cùng với những thuốc có chứa aliskiren ở bệnh nhân đái tháo đường hoặc suy thận mức độ trung bình đến nặng (độ thanh thải Creatinin < 60 ml/phút).
- Dùng Triatec cùng với những thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II (AIIRAs) ở bệnh nhân bệnh thận do đái tháo đường.
- Phụ nữ có thai, trẻ em.
- Vì có thể xảy ra phản ứng nghiêm trọng, khởi phát nhanh và giống dị ứng (giống phản vệ), nên tránh điều trị thuốc ỨCMC kết hợp với biện pháp điều trị tuần hoàn ngoài cơ thể làm cho máu tiếp xúc với nhưng bề mặt có điện tích âm. Biện pháp điều trị này bao gồm thẩm phân hay lọc máu với một số màng lọc thông lượng cao (như màng polyacryỊonitril) và loại trừ lipoprotein tỉ trọng thấp bằng dextran sulphat.

5. Thận trọng khi dùng Triatec 5mg

Phù mạch – đầu, cổ hoặc tứ chi.
Phù mạch ở ruột.
Điều tri với Triatec đòi hỏi phải theo dõi y khoa đều đặn.
Nếu phù mạch xảy ra trong khi điều trị, phải ngưng dùng Triatec ngay và – nếu thấy phù lưỡi/thanh môn hoặc thanh quản cần phải cấp cứu ngay.
- Ngăn chặn kép hệ renin-angiotensin-aldosterone: Ngăn chặn kép hệ renin-angiotensin-aldosterone bằng cách kết hợp Triatec với chất đối kháng thụ thể angiotensin II hoặc với aliskiren không được khuyến cáo vì làm tăng nguy cơ hạ áp, tăng Kali máu và thay đổi chức năng thận. Dùng kếi hợp Triatec với aliskiren bị chống chỉ định ở bệnh nhân đái tháo đường hoặc suy chức năng thận (độ thanh thải Creatinin < 60 ml/phút).
Dùng Triatec kết hợp với một chất đối kháng thụ thể angiotensin II bị chống chỉ định ớ bệnh nhân bệnh thận do đái tháo đường.
- Bệnh nhân có hệ thống renin-angiotensin quá kích: Bệnh nhân có hệ thống renin-angiotensin quá kích phải được điều trị hết sức thận trọng, ức chế ức chế men chuyển (ƯCMC) làm những bệnh nhân này có nguy cơ tụt huyết áp cấp và suy giảm chức năng thận, đặc biệt khi thuốc ƯCMC hoặc thuốc gây bài tiết nước (lợi tiểu) – trong trường hợp điều trị phối hợp – được dùng lần đầu hoặc khi tăng liều lần đầu. Do đó, khi bắt đầu điều trị với Triatec hoặc sau khi dùng liều đầu tiên thuốc tiểu phối hợp, cũng như sau lần đầu tiên tăng liều lợi tiểu, phải theo dõi sát huyết áp cho đến khi không còn khả năng giảm huyết áp cấp thêm nữa.
+ Sự hoạt hóa hệ thống renin-angiotensin đáng kể có thể được dự kiến trước trên nhưng bệnh nhân:
+ Tăng huyết áp nặng, đặc biệt là tăng huyết áp ác tính. Giai đoạn đầu điều trị cần theo dõi y khoa đặc biệt.
+ Suy tim, đặc biệt là trường hợp nặng hoặc được điều trị với thuốc khác có tiềm năng hạ huyết áp. Trong suy tim nặng, giai đoạn đầu điều trị cần theo dõi y khoa đặc biệt.
+ Co trở ngại làm giảm lưu lượng máu (có ý nghĩa huyết động học) vào hoặc ra khỏi thất trái (ví dụ hẹp van động mạch chủ hoặc van hai lá). Giai đoạn đầu điều trị cần theo dõi y khoa đặc biệt.
+ Hẹp động mạch thận làm giậm lưu lượng máu (hẹp có ý nghĩa huyết động học). Giai đoạn đầu điều trị cần theo dõi y khoa đặc biệt. Nên ngưng điều trị phối hợp với thuốc lợi tiểu.
+ Đã điều trị trước với thuốc lợi tiểu. Khi không thể ngưng dùng hoặc giảm liều lợi tiếu, thì giai đoạn đầu điều trị cần theo dõi y khoa đặc biệt.
+ Trên bệnh nhân có dấu hiệu mất nước và muối (do ăn uống không đủ nước và muối, hoặc do tiêu chảy, ói mửa hoặc đổ mồ hôi nhiều mà bù nước và muối không đủ). Nói chung, mất nước, giảm thể tích máu, hoặc thiếu muối cần được điều chỉnh trước khi bắt đầu điều trị (tuy nhiên, trên bệnh nhân suy tim, thao tác điều chỉnh này cần được cân nhắc kỹ với nguy cơ quá tải thể tích). Khi những tình trạng trên trở nên có ý nghĩa lâm sàng, chỉ nên bắt đầu hoặc tiếp tục điều trị với Triatec khi đồng thời thực hiện các bước thích hợp để đề phồng tụt huyết áp quá mức và suy giảm chức năng thận (xem “Liều dùng”)
- Bệnh nhân có nguy cơ đặc biệt về tụt huyết áp: Nguy cơ đặc biệt về tụt huyết áp cũng được ghi nhận trên bệnh nhân bị chít hẹp có ý nghĩa huyết động học ở động mạch vành hoặc các động mạch cấp máu cho não. Những bệnh nhân này cũng cần theo dõi đặc biệt trong giai đoạn đầu điều trị.
- Bệnh nhân có bệnh lý gan: Trên bệnh nhân suy chức năng gan, đáp ứng với điều trị Triatec có thể tăng hoặc giảm. Ngoài ra, trên bệnh nhân xơ gan nặng kèm phù và/hoặc báng bụng, hệ thống renin-angiotensin có thể bị kích hoạt nhiều; do đó, phải đặc biệt thận trọng khi điều trị những bệnh nhân này.
- Người lớn tuổi: Một số bệnh nhân cao tuổi có thể đặc biệt đáp ứng với thuốc ƯCMC. Cần đánh giá chức năng thận có tiềm năng hạ huyết áp (ví dụ nitrate, khi bắt đầu điều trị.
- Theo dõi chức năng thận: Nên theo dõi chức năng thận, đặc biệt là trong những tuần đầu điều trị.
- Cần theo dõi thật cẩn thận trên bệnh nhân suy tim, bệnh nhân có bệnh mạch máu thận (kể cả những bệnh nhân hẹp động mạch thận một bên có ý nghĩa huyết động học, mà creatinin huyết thanh tăng nhẹ có thể là một dấu hiệu chỉ điểm của mất chức năng thận một bên), bệnh nhân suy thận hoặc bệnh nhân ghép thận.
- Theo dõi điện giải: cần theo dõi đều đặn kali huyết thanh. Trên bệnh nhân suy chức năng thận cần theo dõi kali huyết thanh thường xuyên hơn.
- Theo dõi huyết học: cần theo dõi số lượng bạch cầu để có thể phát hiện giảm bạch cầu quá nhiều, cần theo dõi thường xuyên hơn trong giai đoạn đầu điều trị và trên bệnh nhân suy thận, có bệnh mô liên kết đi kèm (bệnh tạo keo như lupus đỏ hoặc xơ cứng bì), hoặc trên bệnh nhân được điều trị với các thuốc khác có thể làm thay đổi huyết học. Phải kiểm tra huyết học nếu xảy ra dẩu hiệu có thể là giảm bạch cầu hoặc tiểu cầu.

6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

- Không được dùng Triatec khi có thai. Do đo, cần loại trừ khả năng có thai trước khi bắt đầu điều trị. Nên tránh thai khi cần phải điều trị bằng thuốc ức chế men chuyển. Nếu dự định có thai, phải ngưng điều trị thuốc ƯCMC, tức phải thay thế bằng một hình thức điều trị khác.
- Nếu có thai trong thời gian điều trị, phải thay thế Triatec càng sớm càng tốt bằng một phác đồ điều trị không có thuốc ƯCMC. Nếu không, sẽ có nguy cơ hại cho thai. Không rõ phơi nhiễm với thuốc trong ba tháng đầu thai kỳ có gây nguy hại gì cho thai hay không.
- Nếu cần phải điều trị với Triatec trong thời kỳ cho con bú, không nên cho trẻ bú mẹ nhằm đề phòng trẻ bú vào một lượng nhỏ ramipril trong sữa mẹ.

7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Một số tác dụng ngoại ý (ví dụ một số triệu chứng giảm huyết áp như cảm giác đầu lâng lâng, chóng mặt) có thể làm giảm khả năng tập trung và phản ứng, do đó là một nguy cơ trong trường hợp cần đến những khả năng này (ví dụ vận hành máy móc hoặc lái xe).

8. Tác dụng không mong muốn

Hệ tim mạch và hệ thần kinh
- Có thể xảy ra giảm huyết áp quá mức đặc biệt là khi dùng liều đầu hay tăng liều Triatec hoặc thuốc lợi tiểu dùng chung (xem “Lưu ý và thận trọng”), và đôi khi có thể dẫn đến sốc.
Ít gặp hơn, có thể xảy ra các triệu chứng và phản ứng nhẹ như đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim, nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp, hồi hộp, phù ngoại biên, chóng mặt, dị cảm, mất vị giác, rối loạn vị giác.
- Thường gặp: các triệu chứng và phản ứng nhẹ như đau đầu, hoa mắt, hạ huyết áp, hạ huyết áp tư thế đứng, ngất. Hiếm gặp: run, rối loạn thăng bằng, hẹp mạch máu, giảm tưới máu và viêm mạch máu có thể xảy ra.
- Chưa rõ: thiếu máu cục bộ ở não kể cả đột quỵ thiếu máu cục bộ, cơn thoáng thiếu máu não, giảm kỹ năng tâm thần vận động, cảm giác nóng bừng, rối loạn khướu giác, hiện tượng Raynaud.
Thận và cân bằng điện giải
- Ít gặp: tăng urê huyết thanh và creatinin huyết thanh (đặc biệt dễ xảy ra khi phối hợp với thuốc lợi tiểu), và suy chức năng thận – mà trong một số trường hơp cá biệt có thể dẫn đến suy thận cấp. Hiếm hơn, có thể xảy ra tăng kali huyết thanh. Trong những trường hợp cá biệt, có thể gặp giảm natri huyết thanh, có thể làm cho sự bài tiết protein ở thận (protein-niệu), sẵn có trở nên xấu hơn (mặc dù thuốc ƯCMC thường làm giảm protein-niệu), hoặc tăng lượng nước tiểu – cùng với sự cải thiện công suất của tim.
Đường hô hấp, phản ứng phản vệ/giống phản vệ và phản ứng ngoài da.
- Thường gặp: viêm xoang mũi, viêm phế quản, khó thở, ho khan (không đàm). Ho này thường nặng hơn về đêm và khi nằm, và thường xảy ra, hơn ở phụ nữ và người không hút thuốc. Điều này có thể buộc phải hoàn toàn ngưng điều trị bằng thuốc ƯCMC. Phản ứng da: phát ban dạng dát sần.
- Ít gặp: co thắt phế quản bao gồm hen trở nặng, sung huyết mũi, phù mạch dẫn đến tử vong (có thể trở nên đe dọa tính mạng, hiếm khi đợt nặng có thể gây ra tắc nghẽn tử vong), ngứa, đổ mồ hôi nhiều.
- Hiếm gặp: viêm da tróc vảy, chứng mề đay, long móng.
- Rất hiếm gặp: nhạy cảm ánh sáng.
- Chưa rõ: Phản ứng quá mẫn (các phản ứng phản vệ và, giống phản vệ đối với nọc côn trùng đều tăng khi dùng thuốc ỨCMC), tăng kháng thể kháng nhân, hoại tử biểu bì nhiễm độc, hội chứng Stevens-Johnson, hồng ban đa dạng, bệnh bọng nước tự miễn dịch, viêm da dạng vảy nến làm nặng thêm vảy nến, ngoại ban dạng vảy nến, dạng bọng nước và dạng liken phẳng và phát ban do virus, rụng tóc
Đường tiêu hóa
- Không thường gặp: viêm tụy gây tử vong, tăng men tụy, phù ruột non, đau bụng kể cả viêm dạ dày, táo bón, khô miệng. Thường gặp: phản ứng viêm ở khoang miệng và đường tiêu hóa, nặng bụng, đau dạ dày (kể cả đau giống viêm dạ dày), rối loạn tiêu hóa, chứng khó tiêu, táo bón, tiêu chảy và ói mửa. Hiếm gặp: viêm lưỡi. Chưa rõ: áp tơ khoang miệng.
Huyết học
- Không thường gặp: tăng bạch cầu ưa axit. Hiếm gặp: Hàm lượng huyết sắc tố hoặc huyết cầu (hồng cầu, bạch cầu hoặc tiểu cầu) đôi khi có thể giảm nhẹ, hoặc giảm nặng trong một số trường hợp cá biệt. Trong một vài trường hợp, có thể bạch cầu giảm đáng kể (mất bạch cầu hạt). Các dấu hiệu có thể gặp của mất bạch cầu hạt bao gồm sốt, sưng hạch bạch huyết hoặc đau họng. Khuynh hướng xuất huyết do giảm tiểu cầu có thể gồm những vết lấm tấm màu đỏ nâu (đốm xuất huyết) hoặc những vùng có màu đỏ nâu (đôi khi giống như nổi mẫn) ở da và niêm mạc (ban xuất huyết), hoặc chảy máu lợi răng khó kiểm soát. Chưa rõ: Một vài trường hợp cá biệt có thể giảm số lượng hồng cầu do tăng hủy máu (thiếu máu tan huyết), giảm số lượng tất cả các loại huyết cầu (thiếu máu toàn dòng) và giảm tạo máu (ức chế tủy xương). Giảm các tế bào bạch cầu trung tính trong máu.
Các tác dụng ngoại ý khác
- Thường gặp: vọp bẻ, đau cơ, tăng kali máu, đau ngực, mệt.
- Ít gặp: rối loạn thị giác kể cả nhìn mờ, đau khớp, chán ăn, giảm thèm ăn, sốt, tăng men gan và/hoặc tăng bilirubin kết hợp, rối loạn cương tạm thời, liệt dương, giảm ham muốn, trầm cảm, lo lắng, căng thẳng, bồn chồn, rối loạn giấc ngủ kể cả buồn ngủ.
- Hiếm gặp: viêm màng kết, giảm thính lưc, ù tài, suy nhược, vàng da ứ mật, tổn thương tế bào gan, trạng thái lú lẫn.
- Chưa rõ: Hội chứng tiết hormone kháng lợi niệu không hợp, lý (SIADH), giảm natri máu, suy gan cấp, viêm gan ứ mật hoặc viêm gan hoại tử (rất hiếm khi gây tử vong), chứng to vú ở nam giới, rối loạn chú ý.
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

9. Tương tác với các thuốc khác

Chống chỉ định kết hợp:
- Những điều trị tuần hoàn ngoài cơ thể làm mau tiếp xúc với các bề mặt có điện tích âm như thẩm phân hay lọc máu với một số màng lọc thông lượng cao (như màng polyacrylonitril) và loại trừ lipoprotein tỉ trọng thấp bằng dextran sulphat sẽ gây nguy cơ phản ứng giống phản vệ nặng.
- Kết hợp Triatec với những thuốc có chứa aliskiren bị chống chỉ định ở bệnh nhân đái tháo đường hoặc suy thận trung bình (độ lọc cầu thận < 60 ml/phút) và không khuyến cáo ở bệnh nhân khác.
- Chất đối kháng thụ thể angiotensin II: Dùng Triatec kết hợp với một chất đối kháng thụ thể angiotensin II bị chống chỉ định ơ bệnh nhân bệnh thận do đái tháo đường và không khuyến cáo ở những bệnh nhân khác.
Không khuyến cáo kết hợp:
- Muối kali, các thuốc lợi tiểu giữ kali hoặc các thuốc khác có thể làm tăng kali huyết thanh: làm tăng nồng độ kali huyết thanh, đôi khi nghiêm trọng, có thể tiên lượng trước được. Điều trị đồng thời với thuốc lợi tiểu giữ kali (ví dụ spironolactone), muối kali hoặc các thuốc khác có thế làm tăng kali huyết thanh đòi hỏi phải theo dõi sát kali huyết thanh.
Kết hợp thận trọng:
- Khi dùng chung với thuốc chống tăng áp (ví dụ lợi tiểu) hoặc các thuốc khác có tiềm năng hạ huyết áp (ví dụ nitrate thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc mê), cần dự kiến trước tác dụng tăng cường hạ áp. Cần theo dõi đều đặn natri huyết thanh trên bệnh nhân đang dùng thuốc lợi tiểu.
- Thuốc cường giao cảm vận mạch (ví dụ adrenaline, noradrenaline) có thể làm giảm tác dụng chống tăng áp. Do đó, phải đặc biệt theo dõi sát huyết áp. Allopurinol, thuốc ức chế miễn dịch, corticosteroid, procainamide, thuốc kìm tế bào, và các thuốc khác ảnh hưởng đến huyết học đều Làm tăng khả năng thay đổi số lượng huyết cầu
- Muối Lithium: Thuốc ƯCMC có thể làm giảm bài tiết lithium, có thể làm tăng nồng độ chất này trong huyết thanh và nguy cơ tác dụng độc của nó. Do đó, phải theo dõi nồng độ lithium.
- Thuốc hạ đường huyết: Thuốc ƯCMC có thể tăng cường tác dụng của thuốc hạ đường huyết (ví dụ insulin hay các dẫn chất sulfonylurea). Trong vài trường hợp cá biệt, điều này có thể dẫn đến giảm nồng độ đường huyết quá mức (phản ứng hạ đường huyết). Do đó, trong giai đoạn đầu điều trị phối hợp, đặc biệt phải theo dõi sát nồng độ đường huyết.
- Vildagliptin: bệnh nhân uống ức chế men chuyển vẩ vildagliptin làm gia tăng tỉ lệ phù mạch
- Chất ức chế mTOR (VD temsirolimus): Tăng tỉ lệ bị phù mạch được ghi nhận ở bệnh nhân uống ức chế men chuyển cùng với chất ức chế đích tác động, ở các loài động vật có vú của thuốc kháng sinh rapamycin.
- Racecadotril: Tăng khả năng nguy cơ phù mạch đã được báo cáo cho việc sử dụng đồng thời các thuốc ức chế men chuyển và ức chế thụ thể NEP (Neutral endopeptidase) như racecadotril.
Lưu ý khi kết hợp:
- Thuốc kháng viêm không steroid và acid acetylsalicylic: Dùng chung với một số thuốc giảm đau và kháng viêm (thuốc kháng viêm không-steroid), như acid acetylsalicylic hoặc indomethacin, có thể giảm tác dụng chống tăng áp. Hơn nữa, sử dụng phối hợp có thể làm tăng kali huyết thanh và nguy cơ giảm chức năng thận.
- Heparin: Dùng chung với heparin có thể làm tăng nồng độ kali huyết thanh.
- Rượu: Triatec có thế làm tăng tác dụng của rượu.
- Muối: Ăn nhiều muối sẽ làm giảm tác dụng chống tăng áp.
- Điều trị giải mẫn cảm: Các phản ứng phản vệ và giống phản vệ đối với nọc côn trùng – và có thể cả những dị ứng nguyên khác – đều tăng khi dùng thuốc ƯCMC. Người ta giả định rằng phản ứng này cũng có thể xảy ra khi kết hợp với những chất gây dị ứng khác.

10. Dược lý

Tính chất dược lực học:
Ramiprilat, chất chuyển hóa có hoạt tính của ramipril, là một chất ức chế mạnh và kéo dài men chuyển đổi angiotensin (ACE).
Dùng Triatec sẽ gây giãn mạch, và đặc biệt trên bệnh nhân tăng huyết áp, làm giảm huyết áp. Tác dụng hạ áp của một liều duy nhất xảy ra trong vòng 1 – 2 giờ sau khi uống thuốc, đạt tác dụng đỉnh sau trong vòng 3 – 6 giờ, và thường kéo dài 24 giờ.
Triatec cũng có hiệu quả điều trị suy tim ứ huyết. Hơn nữa, trên bệnh nhân có dấu hiệu lâm sàng của suy tim ứ huyết sau nhồi máu cơ tim cấp, Triatec cho thấy giảm được nguy cơ tử vong (bao gồm nguy cơ đột tử, nguy cơ tiến triển đến suy tim nặng/kháng trị và nguy cơ nhập viện do suy tim).
Triatec, khi dùng với mục đích dự phòng, làm giảm có ý nghĩa xuất độ nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc tử vong tim mạch trên bệnh nhân có nguy cơ cao về tim mạch do bệnh mạch máu (như biểu hiện bệnh mạch vành, hoặc tiền sử đột quỵ hoặc bệnh mạch máu ngoại biên) hoặc do bệnh đái tháo đường có ít nhất là một yếu tố nguy cơ cộng thêm (albumin niệu vi lượng, tăng huyết áp, tăng nồng độ cholesterol toàn phần, nồng đô cholesterol lipoprotein tỉ-trọng-cao thấp, hút thuốc lá). Hơn nữa, thuốc làm giảm tử vong chung cũng như nhu cầu nhập viện tái thông mạch vành, và làm chậm khởi phát và tiến triển của suy tim ứ huyết. Trên bệnh nhân đái tháo đường và không đái tháo đường, thuốc làm giảm có ý nghĩa xuất độ của albumin vi lượng và giảm nguy cơ phát triển bệnh thận. Những tác dụng này xảy ra ở bệnh nhân tăng huyết áp lẫn ở bệnh nhân có huyết áp bình thường.
Ramipril là một thuốc, sau khi được hấp thu ở đường tiêu hóa, sẽ được thuỷ giải ở gan để tạo ra chất ức chế men chuyển đổi angiotensin (ACE) có hoạt tính là ramiprilat. Đây là một thuốc ức chế men chuyển mạnh và có tác dụng dài. Ramipril làm tăng hoạt tính renin huyết tương và giảm nồng độ angiotensin II và aldosterone huyết tương. Những tác dụng huyết động học có lợi do ức chế ACE là hệ quả của giảm angiotensin II gây giãn mạch ngoại biên và giảm kháng lực mạch máu. Có bằng chứng gợi ý rằng ACE trong mô, đặc biệt là trong mô mạch máu chứ không phải ACE trong máu, là yếu tố chính quyết định các tác dụng huyết động học.
Men chuyển đổi angiotensin giống với kinase II, một trong những men làm thoái giáng bradykinin. Có bằng chứng cho thấy sự sức chế ACE bởi ramipril tỏ ra có một số tác dụng trên hệ thống kallikreinkinin-prostaglandin. Những tác dụng trên hệ thống này được cho là góp phần vào hoạt tính hạ áp và chuyển hóa của ramipril.
Dùng Triatec cho bệnh nhân tăng huyết áp sẽ làm giảm huyết áp ở tư thế nằm lẫn tư thế đứng. Tác dụng chống tăng áp hiện rõ trong vòng một đến hai giờ sau khi uống thuốc: tác dụng đỉnh xảy ra 3 – 6 giờ sau khi uống thuốc và duy trì trong ít nhất là 24 giờ sau khi dùng những liều điều trị thông dụng.

11. Quá liều và xử trí quá liều

- Quá liều có thể gây giãn mạch ngoại biên (kèm hạ huyết áp sốc), chậm nhịp tim, rối loạn điện giải và suy thận.
- Giải độc bước đầu: rửa dạ dày, dùng chất hấp phụ, natri sulphat (trong vòng 30 phút đầu, nếu có thể được). Trong trường hợp hạ huyết áp, phải xét đến việc sư dụng thuốc chủ vận α1 -adrenergic (ví dụ norepinephrine, dopamine) và angiotensin II (angiotensinamide) ngoài việc bù nước và muối.

12. Bảo quản

Bảo quản không quá 30°C.
Để xa tầm tay trẻ em.

Xem đầy đủ
MUA HÀNG