
Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của Amoxicillin 500mg TW 25
Tá dược (Magnesi stearat, Natri crosscarmellose) vừa đủ 1 viên nang
2. Công dụng của Amoxicillin 500mg TW 25
Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới do liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn không tiết penicilinase và H. influenzae.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng.
Bệnh lậu.
Nhiễm khuẩn đường mật.
Nhiễm khuẩn da, cơ do liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, E. coli nhạy cảm với amoxicilin.
3. Liều lượng và cách dùng của Amoxicillin 500mg TW 25
Người lớn: uống 1 viên/lần, cách 8 giờ 1 lần
Liều cao hơn uống liều duy nhất hoặc đợt ngắn, được dùng trong một vài bệnh
Liều 6 viên nhắc lại một lần nữa sau 8 giờ để điều trị áp xe quanh răng hoặc nhắc lại sau 10 - 12 giờ để điều trị nhiễm khuẩn cấp đường tiết niệu không biến chứng
Dùng phác đồ Liều cao 6 viên 2 lần / ngày do người bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp nặng hoặc tái phát
Điều chỉnh liều suy thận cho người thanh thỉa Creatinin
10 ml/phút: 1 viên/24 giờ.
> 10 ml/phút: 1 viên/12 giờ.
4. Chống chỉ định khi dùng Amoxicillin 500mg TW 25
5. Thận trọng khi dùng Amoxicillin 500mg TW 25
Có thể xảy ra phản ứng quá mẫn trầm trọng ở những người bệnh có tiền sử dị ứng với penicilin hoặc các dị nguyên khác, nên cần phải điều tra kỹ tiền sử dị ứng với penicilin, cephalosporin và các dị nguyên khác.
Nếu phản ứng dị ứng xảy ra như ban đỏ, Phù Quincke, sốc phản vệ, hội chứng Stevens - Johnson, phải ngừng liệu pháp amoxicilin và ngay lập tức điều trị cấp cứu bằng adrenalin, thở oxy, liệu pháp corticoid tiêm tĩnh mạch và thông khí, kể cả đặt nội khí quản và không bao giờ được điều trị bằng penicilin hoặc cephalosporin nữa.
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
Sử dụng an toàn amoxicilin trong thời kỳ mang thai chưa được xác định rõ ràng. Vì vậy, chỉ sử dụng thuốc này khi thật cần thiết trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng nào về tác dụng có hại cho thai nhi khi dùng amoxicilin cho người mang thai.
Thời kỳ cho con bú
Vì amoxicilin bài tiết vào sữa mẹ, nên phải thận trọng khi dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú.
7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc
8. Tác dụng không mong muốn
Da: Ngoại ban, thường xuất hiện chậm, sau 7 ngày điều trị.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
Miễn dịch: Ban đỏ, ban dát sẩn và mày day, đặc biệt là hội chứng Stevens - Johnson.
Hiếm gặp ADR < 1000
Gan: Tăng nhẹ SGOT.
Thần kinh: Kích động, vật vã, lo lắng, mất ngủ, lú lẫn, thay đổi ứng xử và/hoặc chóng mặt.
Máu và hệ bạch huyết: Thiếu máu, giảm tiểu cầu, ban xuất huyết giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt.
9. Tương tác với các thuốc khác
Khi dùng alopurinol cùng với amoxicilin sẽ làm tăng khả năng phát ban của amoxicilin.
Có thể có sự đối kháng giữa chất diệt khuẩn amoxicilin và các chất kìm khuẩn như cloramphenicol, tetracyclin.
10. Dược lý
Vi khuẩn kháng thuốc
Vi khuẩn ưa khí gram dương: Tụ cầu (Staphylococcus aureus).
Vi khuẩn ưa khí gram âm: Acinetobacter alcaligenes, Moraxella catarhhalis tạo ra beta - lactamase, Campylobacter, Citrobacter freundii, Citrobacter koseri, Enterobacter, Klebsiella oxytoca, Klebsiella pneumoniae, Legionella, Morganella morganii, Proteus rettgeri, Proteus valgaris, Providencia, Pseudomonas, Seratia, Yersinia enterocolitica.
Kỵ khí: Bacteroides fragilis.
Vi khuẩn khác: Mycobacterium, Mycoplasma, Rickettsia.
Kháng chéo hoàn toàn thường xảy ra giữa amoxicilin và ampicilin. Theo thông báo của chương trình giám sát quốc gia về tình hình kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp (ASTS, năm 1998) thì mức độ kháng ampicilin của E. coli là 66,7%, Salmonella typhi là 50%, Shigella là 57,7%, Acinetobacter spp. là 70,7%, các vi khuẩn đường ruột khác (Citrobacter, Enterobacter, Klebsiella, Morganella, Proteus, Serratia...) là 84,1%, Streptococcus spp. là 15,4%, của các chủng Enterococcus spp. là 13,1% và các chủng trực khuẩn Gram âm khác (Achromobacter, Chriseomonas, Flavobacterium, Pasteurella...) là 66,7%. Các chủng Haemophilus influenzae và Haemophilus parainfluenzae đã kháng ngày càng nhiều.