lcp
OPT
Medigo - Thuốc và Bác Sĩ 24h

Đặt thuốc qua tư vấn ngay trên app

MỞ NGAY
Thuốc kháng sinh Rovagi 1.5 MIU hộp 2 vỉ x 10 viên

Thuốc kháng sinh Rovagi 1.5 MIU hộp 2 vỉ x 10 viên

Danh mục:Thuốc kháng sinh
Thuốc cần kê toa:
Hoạt chất:Spiramycin
Dạng bào chế:Viên nén bao phim
Thương hiệu:Agimexpharm
Số đăng ký:VD-22799-15
Nước sản xuất:Việt Nam
Hạn dùng:36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Vui lòng nhập địa chỉ của bạn, chúng tôi sẽ hiện thị nhà thuốc gần bạn nhất
Lưu ý: Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ. Mọi thông tin trên website và app chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng liên hệ với bác sĩ, dược sĩ hoặc nhân viên y tế để được tư vấn thêm.
Chọn địa chỉ giao thuốc để xem nhà thuốc gần nhất
Giao đến
icon pharmacy premium

Đánh giá
-/-
Khoảng cách
-
Phản hồi chat
-
Xem sản phẩmNhận tư vấn

Medigo Cam Kết

Giao hàng nhanh chóng
Nhà thuốc uy tín
Dược sĩ tư vấn miễn phí

Thông tin sản phẩm

1. Thành phần của Rovagi 1.5 MIU

Mỗi viên nén bao phim chứa:
Spiramycin 1,5 M.IU
Tá dược vừa đủ 1 viên

2. Công dụng của Rovagi 1.5 MIU

Điều trị nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với spiramycin: Nhiễm khuẩn đường hô hấp, da, sinh dục.
Điều trị dự phòng viêm màng não do Meningococcus khi có chống chỉ định với rifampicin.
Dự phòng chứng nhiễm Toxoplasma bẩm sinh trong thời kỳ mang thai.

3. Liều lượng và cách dùng của Rovagi 1.5 MIU

Uống thuốc trước bữa ăn ít nhất 2 giờ hoặc sau bữa ăn 3 giờ. Người bệnh phải uống thuốc theo hết đợt điều trị.
- Điều trị nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với spiramycin:
+ Người lớn: uống 1,5 đến 3 M.IU/lần X 2 - 3 lần/ngày.
+ Trẻ em: uống 0,15 M.IU/kg thể trọng/ngày, chia làm 2-3 lần.
- Điều trị dự phòng viêm màng não do các chủng Meningococcus.
+ Người lớn: 3 M.IU/lần X 2 lần/ngày (khoảng cách giữa 2 lần là 12 giờ) X 5 ngày.
+ Trẻ em: 0,075 M.IU/kg thể trọng/lần X 2 lần/ngày (khoảng cách giữa 2 lần là 12 giờ) X 5 ngày.
- Dự phòng nhiễm Toxoplasma bẩm sinh trong thời kỳ mang thai: 9 M.IU/ngày, chia làm nhiều lần uống trong 3 tuần, cứ cách 2 tuần lại cho liều nhắc lại.
Nếu trẻ em không nuốt được cả viên thuốc thì dùng dạng thuốc gói (Rovagi 0,75).
Một số lưu ý đặc biệt về xử lý thuốc trước và sau khi sử dụng thuốc:
Không có yêu cầu đạc biệt về xử lý thuốc sau khi sử dụng.

4. Chống chỉ định khi dùng Rovagi 1.5 MIU

Mẫn cảm với spiramycin, hoặc với các kháng sinh nhóm macrolid và bất cứ thành phần nào của thuốc.

5. Thận trọng khi dùng Rovagi 1.5 MIU

Thận trọng với người bệnh rối loạn chức năng gan, vì thuốc có thể gây độc gan.
Thận trọng cho người bị bệnh tim, loạn nhịp (bao gồm cả người có khuynh hướng kéo dài khoảng QT). Khi bắt đầu điều trị nếu thấy phát hồng ban toàn thân có sốt, phải ngừng thuốc vì nghi bị bệnh mụn mủ ngoại ban cấp. Trường hợp này phải chống chỉ định dùng lại spiramycin.

6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

Thời kỳ có thai:
Spiramycin đi qua nhau thai, nhưng nồng độ thuốc trong máu thai nhi thấp hơn trong máu người mẹ. Spiramycin không gây tai biến khi dùng cho người đang mang thai.
Thời kỳ cho con bú:
Spiramycin bài tiết qua sữa mẹ với nồng độ cao. Nên ngừng cho con bú khi đang dùng thuốc.

7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Chưa có bằng chứng về ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe, vận hành máy móc.

8. Tác dụng không mong muốn

Các phản ứng có hại được phân nhóm theo tần suất: Rất thường gặp (ADR > 1/10), thường gặp (1/100 < ADR < 1/10), ít gặp (1/1.000 < ADR < 1/100), hiếm gặp (1/10.000 < ADR < 1/1.000), rất hiếm gặp (ADR < 1/10.000); không thể ước lượng tần suất được liệt kê “Chưa rõ tần suất”.
Spiramycin hiếm khi gây tác dụng không mong muốn nghiêm trọng.
Thường gặp
- Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, khó tiêu.
- Thần kinh: Chóng mặt, đau đầu.
Ít gặp
- Toàn thân: Mệt mỏi, chảy máu cam, đổ mồ hôi, cảm giác đè ép ngực.
- Tiêu hóa: Viêm kết tràng cấp.
- Da: Ban da, ngoại ban, mày đay.
Hiếm gặp
- Toàn thân: Phản ứng phản vệ, bội nhiễm do dùng dài ngày thuốc uống spiramycin.
- Tim: Kéo dài khoảng QT
Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

9. Tương tác với các thuốc khác

Tương tác:
Dùng spiramycin đồng thời với thuốc uống ngừa thai sẽ làm mất tác dụng phòng ngừa thụ thai.
Spiramycin làm giảm nồng độ của levodopa trong máu nếu dùng đồng thời.
Spiramycin ít hoặc không ảnh hưởng đến hệ enzym cytochrom P450 ở gan; vì vậy so với erythromycin, spiramycin ít có tương tác hơn với các thuốc được chuyển hóa bởi hệ enzym này.
Tương kỵ của thuốc:
Do không có các nghiên cứu về tính tương kỵ của thuốc, không trộn lẫn thuốc này với các thuốc khác.

10. Dược lý

Nhóm dược lý: Kháng sinh nhóm macrolid.
Mã ATC: J01FA02.
Spiramycin là kháng sinh nhóm macrolid có phổ kháng khuẩn tương tự phổ kháng khuẩn của erythromycin và clindamycin. Thuốc có tác dụng kìm khuẩn trên vi khuẩn đang phân chia tế bào. Ở các nồng độ trong huyết thanh, thuốc có tác dụng kìm khuẩn, nhưng khi đạt nồng độ cao ở mô thuốc có thể diệt khuẩn. Cơ chế tác dụng của thuốc là tác dụng trên các tiểu dơn vị 50S của ribosom vi khuẩn và ngăn cản vi khuẩn tổng hợp protein.
Spiramycin có tác dụng kháng các chủng Gram dương, các chủng Coccus như Staphylococcus, Pneumococcus, Meningococcus, phần lớn chủng Gonococcus, 75% chủng Streptococcus và Enterococcus. Các chủng Bordetella pertussis, Corynebacteria, Chlamydia, Actinomyces, một số chủng Mycoplasma và Toxoplasma cũng nhạy cảm với spiramycin.
Spiramycin không có tác dụng với các vi khuẩn đường ruột gram âm.
Các chủng kháng erythromycin đôi lúc vẫn còn nhạy cảm với spiramycin.

11. Quá liều và xử trí quá liều

Quá liều:
Chưa có thông tin về quá liều spiramycin ở người. Triệu chứng của quá liều có thể bao gồm buồn nôn, nôn, tiêu chảy. Có thể gặp khoảng QT kéo dài, hết dần khi ngừng điều trị.
Xử trí:
Trong trường hợp quá liều, nên làm điện tâm đồ để đo khoảng QT, nhất là khi có kèm theo các nguy cơ khác (giảm kali huyết, khoảng QTc kéo dài bẩm sinh, kết hợp dùng các thuốc kéo dài khoảng QT và/hoặc gây xoắn đỉnh). Không có thuốc giải dộc. Điều trị triệu chứng.

12. Bảo quản

Nhiệt độ dưới 30°C, tránh ẩm và ánh sáng.

Xem đầy đủ
MUA HÀNG