lcp
OPT
Medigo - Thuốc và Bác Sĩ 24h

Đặt thuốc qua tư vấn ngay trên app

MỞ NGAY
Thuốc kháng sinh Sulfaganin 500 hộp 10 vỉ x 10 viên

Thuốc kháng sinh Sulfaganin 500 hộp 10 vỉ x 10 viên

Danh mục:Thuốc kháng sinh
Thuốc cần kê toa:
Hoạt chất:Sulfaguanidine
Dạng bào chế:Viên nén
Thương hiệu:Mekophar
Số đăng ký:VD-23810-15
Nước sản xuất:Việt Nam
Hạn dùng:48 tháng kể từ ngày sản xuất. Không sử dụng thuốc hết hạn dùng.
Vui lòng nhập địa chỉ của bạn, chúng tôi sẽ hiện thị nhà thuốc gần bạn nhất
Lưu ý: Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ. Mọi thông tin trên website và app chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng liên hệ với bác sĩ, dược sĩ hoặc nhân viên y tế để được tư vấn thêm.
Chọn địa chỉ giao thuốc để xem nhà thuốc gần nhất
Giao đến
icon pharmacy premium

Đánh giá
-/-
Khoảng cách
-
Phản hồi chat
-
Xem sản phẩmNhận tư vấn

Medigo Cam Kết

Giao hàng nhanh chóng
Nhà thuốc uy tín
Dược sĩ tư vấn miễn phí
Dược sĩDược sĩ Ngô Ngọc Cẩm Tú
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ
Dược sĩ Ngô Ngọc Cẩm Tú
Đã duyệt nội dung

Thông tin sản phẩm

1. Thành phần của Sulfaganin 500

- Sulfaguanidine 500 mg.
- Tá dược vừa đủ 1 viên.
(Tinh bột sắn, Gelatin, Sodium starch glycolate, Magnesium stearate).

2. Công dụng của Sulfaganin 500

Tiêu chảy cấp do nguyên nhân vi khuẩn mà chưa có các dấu hiệu suy giảm tình trạng cơ thể.

3. Liều lượng và cách dùng của Sulfaganin 500

Uống thuốc với nhiều nước.
- Người lớn: uống 4 - 6 viên/ngày, chia 2 -3 lần.
- Trẻ em:
+ Từ 7 đến 15 tuổi: uống 3 - 4 viên/ngày, chia 2 - 3 lần.
+ Từ 1 đến đưới 7 tuổi: uống 2 - 3 viên/ngày, chia 2 - 3 lần.
- Một đợt dùng từ 5 - 7 ngày.

4. Chống chỉ định khi dùng Sulfaganin 500

- Mẫn cảm với sulfonamide hay một trong các thành phần của thuốc.
- Bệnh nhân thiếu Glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PD).
- Bệnh nhân có rối loạn tạo máu, rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp, bệnh thận nặng, suy gan nặng.
- Trẻ em dưới 2 tháng tuổi.

5. Thận trọng khi dùng Sulfaganin 500

- Ngưng ngay lập tức việc sử dụng thuốc khi có bất kỳ dấu hiệu mẫn cảm nào.
- Nên cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ do sử dụng thuốc ở những bệnh nhân lớn tuổi, tổn thương gan hoặc thận, tắc nghẽn đường tiểu, loạn sản máu, dị ứng hay hen phế quản.
- Điều trị không thể thay thế chế độ ăn uống và việc bù nước nếu cần thiết. Mức độ bù nước và đường sử dụng (đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch) tuỳ theo tuổi, tình trạng bệnh nhân và mức độ tiêu chảy.
- Cần kiểm tra số lượng hồng cầu và xét nghiệm nước tiểu, đặc biệt trong thời gian điều trị kéo dài.

6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

Không dùng thuốc cho phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú.

7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Thận trọng khi sử dụng thuốc cho người lái xe và vận hành máy.

8. Tác dụng không mong muốn

- Tác dụng phụ thường gặp nhất là rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, nôn, chán ăn) và phản ứng dị ứng da (như nổi ban da và mày day).
- Ban da, phản ứng nhạy cảm với ánh sáng, hội chứng Stevens-Johnson, hội chứng Lyell.
- Mất bạch cầu hạt, thiếu máu bất sản, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, giảm prothrombin huyết, tăng bạch cầu ưa eosin.
- Suy giảm chức năng gan, thận,...
Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

9. Tương tác với các thuốc khác

- PABA (para-aminobenzoic acid) hay các dẫn xuất đối kháng với tác động của sulfonamide, do đó không dùng phối hợp sulfonamide với các thuốc bị thủy phân thành PABA.
- Các thuốc chống đông, các thuốc chống co giật hoặc các thuốc uống chống đái tháo đường có thể bị đẩy ra khỏi vị trí gắn protein và/hoặc chuyển hóa của các thuốc này có thể bị ức chế bởi các sulfonamide, dẫn đến tăng hoặc kéo dài tác dụng hoặc độc tính. Cần phải điều chỉnh liều trong và sau khi điều trị bằng sulfonamide.
- Hiệu lực của Methotrexate, Phenylbutazone, Sulfinpyrazon có thể tăng lên khi dùng đồng thời với sulfonamide vì thuốc có thể bị đẩy ra khỏi vị trí liên kết với protein.

10. Dược lý

- Sulfaguanidine là một sulfonamide có tác động chủ yếu là kìm khuẩn.
- Sulfaguanidine có cầu trúc tương tự acid p-aminobenzoic, do đó cản trở sự tổng hợp acid nucleic & vi khuẩn nhạy cảm bằng cách ức chế sự chuyển đổi của acid p-aminobenzoic thành coenzyme acid dihydrofolic-một dạng chuyển hóa của acid folic.

11. Quá liều và xử trí quá liều

Nếu trường hợp quá liều xảy ra, đề nghị đến ngay cơ sở y tế gần nhất để nhân viên y tế có phương pháp xử lý.

12. Bảo quản

Nơi khô ráo, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30°C.

Xem đầy đủ
MUA HÀNG