lcp
OPT
Medigo - Thuốc và Bác Sĩ 24h

Đặt thuốc qua tư vấn ngay trên app

MỞ NGAY
Thuốc kháng sinh Trimeseptol lọ 200 viên

Thuốc kháng sinh Trimeseptol lọ 200 viên

Danh mục:Thuốc kháng sinh
Thuốc cần kê toa:
Hoạt chất:Trimethoprim, Sulfamethoxazole
Dạng bào chế:Viên nén
Thương hiệu:Hataphar
Số đăng ký:VNB-2533-04
Nước sản xuất:Việt Nam
Hạn dùng:36 tháng tính từ ngày sản xuất. Không dùng thuốc đã quá hạn sử dụng.
Vui lòng nhập địa chỉ của bạn, chúng tôi sẽ hiện thị nhà thuốc gần bạn nhất
Lưu ý: Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ. Mọi thông tin trên website và app chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng liên hệ với bác sĩ, dược sĩ hoặc nhân viên y tế để được tư vấn thêm.
Chọn địa chỉ giao thuốc để xem nhà thuốc gần nhất
Giao đến
icon pharmacy premium

Đánh giá
-/-
Khoảng cách
-
Phản hồi chat
-
Xem sản phẩmNhận tư vấn

Medigo Cam Kết

Giao hàng nhanh chóng
Nhà thuốc uy tín
Dược sĩ tư vấn miễn phí
Dược sĩDược sĩ Ngô Ngọc Cẩm Tú
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ
Dược sĩ Ngô Ngọc Cẩm Tú
Đã duyệt nội dung

Thông tin sản phẩm

1. Thành phần của Trimeseptol

Môi viên nén chứa:
Sulfamethoxazol: 400mg
Trimethoprim: 80mg
Tá dược vđ 1 viên
(Tá dược gồm: Eragel, tinh bột sắn, gelatin, natri lauryl sulfat, magnesi stearat, bột talc).

2. Công dụng của Trimeseptol

Nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với trimethoprim + sulfamethoxazol
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu;
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới không biến chứng;
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu mạn tính, tái phát ở nữ trưởng thành;
Viêm tuyến tiền liệt nhiễm khuẩn;
Nhiễm khuẩn đường hô hấp;
Đợt cấp viêm phế quản mạn;
Viêm phổi cấp ở trẻ em;
Viêm tai giữa cấp ở trẻ em;
Viêm xoang má cấp người lớn;
Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa;
Lỵ trực khuẩn (tuy nhiên, kháng thuốc phổ biến tăng).

3. Liều lượng và cách dùng của Trimeseptol

- Cách dùng - liều dùng:
Viêm tai giữa cấp ở trẻ em;
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, Nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới không biến chứng:
Người lớn: Uống 2 viên/ngày, cách nhau 12 giờ, trong 10 ngày.
Trẻ em: 8 mg trimethoprim/kg + 40 mg sulfamethoxazol/kg, cho làm 2 lần cách nhau 12 giờ, trong 10 ngày.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu mạn tính, tái phái ở nữ trưởng thành:
Liều thấp 1-2 viên, uống 1 hoặc 2 lần mỗi tuần để làm giảm số lần tái phát.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp, đợt cấp viêm phế quản mạn:
Người lớn: Uống 2-3 viên, 2 lần mỗi ngày, trong 10 ngày.
Viêm tai giữa cấp, viêm phổi cấp ở trẻ em: 8 mg trimethoprim/kg + 40 mg sulfamethoxazol/kg trong 24 giờ, chia làm 2 lần, cách nhau 12 giờ, trong 5 - 10 ngày.
Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, Lỵ trực khuẩn:
Người lớn: Uống 2 viên/ ngày, cách nhau 12 giờ, trong 5 ngày.
Trẻ em: 8 mg trimethoprim/kg + 40 mg sulfamethoxazol/kg trong 24 giờ, chia làm 2 lần cách nhau 12 giờ, trong 5 ngày.
Viêm phổi do Pneumocystis carinii:
Trẻ em và người lớn: Liều được khuyên dùng đối với người bệnh được xác định viêm phổi do Pneumocystis carinii la 20 mg trimethoprim/kg + 100 mg sulfamethoxazol/kg trong 24 giờ, chia đều cách nhau 6 giờ, trong 14-21 ngày.
Người bệnh có chức năng thận suy: Khi chức năng thận bị giảm, liều lượng được giảm theo bảng sau: Độ thanh thải creatinin – liều khuyên dùng:
> 30 ml/phút: Liều thông thường
15-30 ml/phút : 1⁄2 liều thường dùng
< 15 ml/ phút: Không dùng
(Thuốc này chỉ dùng theo sự kê đơn của bác sỹ)

4. Chống chỉ định khi dùng Trimeseptol

Suy thận nặng mà không giám sát được nồng độ thuốc trong huyết tương; người bệnh được xác định thiếu máu nguyên hồng cầu không lồ do thiếu acid folic; mẫn cảm với sulfonamid hoặc với trimethoprim; trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi.

5. Thận trọng khi dùng Trimeseptol

Chức năng thận suy giảm; dễ bị thiếu hụt acid folic như người bệnh cao tuổi và khi dùng TRIMESEPTOL liều cao dài ngày; mất nước; suy dinh dưỡng. TRIMESEPTOL có thể gây thiếu máu tan huyết ở người thiếu hụt G - 6PD.

6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

-Thời kỳ mang thai
Sulfonamid có thể gây vàng da ở trẻ em thời kỳ chu sinh do việc đẩy bilirubin ra khỏi albumin. Vì trimethoprim và sulfamethoxazol có thể cản trở chuyển hóa acid folic, thuốc chỉ dùng lúc mang thai khi thật cần thiết. Nếu cần phải dùng thuốc trong thời kỳ có thai, điều quan trọng là phải dùng thêm acid folic. -Thời kỳ cho con bú
Phụ nữ trong thời kỳ cho con bú không được dùng TRIMESEPTOL. Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với tác dụng độc của thuốc.

7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Có thể dùng được

8. Tác dụng không mong muốn

Xảy ra ở 10% người bệnh. Tác dụng không mong muốn hay gặp nhất xảy ra ở đường tiêu hóa (5%) và các phản ứng trên da xảy ra tối thiểu ở 2% người bệnh dùng thuốc: ngoại ban, mụn phỏng. Các ADR thường nhẹ nhưng đôi khi xảy ra hội chứng nhiễm độc da rất nặng có thê gây chết, như hội chứng Lyell.
TRIMESEPTOL không được dùng cho người bệnh đã xác định bị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ hoặc người bệnh bị bệnh gan nặng, có thể viêm gan nhiễm độc.

Hay gặp, ADR >1/100
Toàn thân: Sốt; Tiêu hóa: Buồn non, non, ia chảy, viêm lưỡi.
Da: Ngứa, ngoại ban.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, ban xuất huyết.
Da: Mày đay.

Hiếm gặp, ADR <1/1000
Toàn thân: Phản ứng phản vệ, bệnh huyết thanh.
Máu: Thiếu máu nguyên hồng cầukhông lồ, thiếu máu tan huyết, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt và giảm toàn thể huyết cầu.
Thần kinh: Viêm màng não vô khuẩn.
Da: Hoại tử biểu bì nhiễm độc (hội chứng Lyell), hội chứng Stevens – Johnson ban đỏ đa dạng, phù mạch, mẫn cảm ánh sáng.
Gan: Vàng da, ứ mật ở gan, hoại tử gan.
Chuyển hóa: Tăng kali huyết, giảm đường huyết.
Tâm thần: Ảo giác.
Sinh dục - tiết niệu: Suy thận, viêm thận kẽ, sỏi thận.
Tai: Ù tai.

- Hướng dẫn cách xử trí ADR: Dùng acid folic 5 - 10 mg/ngày có thể tránh được ADR do thiếu acid folic mà không làm giảm tác dụng kháng khuẩn. Cần chú ý là tình trạng cơ thể thiếu acid folic không được phản ánh đầy đủ qua nồng độ acid folic huyết thanh. Liều cao trimethoprim trong điều trị viêm phổi do Pneumocystis carinii gây tăng dần dần kali huyết nhưng có thể trở lại bình thường. Nguy cơ tăng kali huyết cũng xảy ra ở liều thường dùng và cần được xem xét, đặc biệt khi dùng đồng thời các thuốc làm tăng kali huyết khác hoặc trong trường hợp suy thận.
Người bệnh cần được chỉ dẫn uống đủ nước để tránh thuốc kết tinh thành sỏi. Không phơi nắng để tránh phản ứng mẫn cảm ánh sáng.
* Ghi chú: "Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc".

9. Tương tác với các thuốc khác

Dùng đồng thời với các thuốc lợi tiểu, đặc biệt thiazid, làm tăng nguy cơ giảm tiểu cầu ở người già. Sulfonamid có thể ức chế gắn protein và bài tiết qua thận của methotrexat và vì vậy giảm đào thải, tăng tác dụng của methotrexat. TRIMESEPTOL dùng đồng thời với pyrimethamin 25 mg/tuần làm tăng nguy cơ thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ. TRIMESEPTOL ức chế chuyển hóa phenytoin ở gan, có khả năng làm tăng quá mức tác dụng của phenytoin. TRIMESEPTOL có thể kéo dài thời gian prothrombin ở người bệnh đang dùng warfarin.

10. Dược lý

Là một hỗn hợp gồm sulfamethoxazol (5 phần) và trimethoprim (I phần). Sulfamethoxazol là một sulfonamid, ức chế cạnh tranh sự tổng hợp acid folic của vi khuẩn. Trimethoprim là một dẫn chất của pyrimidin, ức chế đặc hiệu enzym dihydrofolat reductase của vi khuẩn. Phối hợp trimethoprim và sulfamethoxazol như vậy ức chế hai giai đoạn liên tiếp của sự chuyển hóa acid folic, do đó ức chế có hiệu quả việc tổng hợp purin, thymin và cuối cùng DNA của vi khuẩn. Sự ức chế nối tiếp này có tác dụng diệt khuẩn. Cơ chế hiệp đồng này cũng chống lại sự phát triển vi khuẩn kháng thuốc và làm cho thuốc có tác dụng ngay cả khi vi khuẩn kháng lại từng thành phần của thuốc. Tác dụng tối ưu chống lại đa số vi sinh vật được thấy ở tỷ lệ 1 phần trimethoprim với 20 phần sulfamethoxazol. Chế phẩm TRIMESEPTOL được phối hợp với tỷ lệ 1:5; do sự khác biệt về dược động học của 2 thuốc nên trong cơ thể tỷ lệ nồng độ đỉnh đạt xấp xỉ 1: 20. Tuy nhiên, chưa rõ thuốc có đạt được tỷ lệ tối ưu ở tất cả các vị trí không, và nếu cả 2 thuốc đạt được nồng độ điều trị thì sự đóng góp của tính hiệp đồng vào tác dụng của TRIMESEPTOL in vivo vẫn chưa rõ.
Các vi sinh vật sau đây thường nhạy cảm với thuốc:
F. coli, Klebsiella sp., Enterobacter sp., Morganella morganii, Proteus mirabilis, Proteus indol dương tính, bao gồm cả P. vulgaris, H. influenzae (bao gdm ca cac ching khang ampicilin), S. pneumoniae, Shigella flexneri và Shigella sonnei, Pneumocystis carinii.
TRIMESEPTOL có một vài tác dụng đối với Plasmodium falciparum và Toxoplasma gondii.
Các vi sinh vật thường kháng thuốc là: Enterococcus, Pseudomonas, Campylobacter, vi khuẩn kỵ khí, não mô cầu, lậu cầu, Mycoplasma.
Kháng thuốc TRIMESEPTOL phát triển chậm trong ống nghiệm hơn so với từng thành phần đơn độc của thuốc. Tính kháng này tăng ở cả vi sinh vật Gram dương và Gram âm, nhưng chủ yếu ở Enterobacter.

Ở Việt Nam, theo báo cáo của Chương trình giám sát quốc gia về tính kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh (ASTS) thì sự kháng thuốc này phát triển rất nhanh, nhiều vi khuẩn trong các năm 70 - 80 thường nhạy cảm với TRIMESEPTOL, nay đã kháng mạnh
Vi khuẩn - %R (1992) - %R (1997)
Salmonella typhi - 9,52 - 85
H. influenzae - 31,58 - 75,7
Str. pneumoniae - 44,3- 83,9
(Haemophilus influenzae, E. coli, Klebsiella, Proteus spp., Enterobacter, Salmonella typhi...).
Tính kháng TRIMESEPTOL của vi khuẩn khác nhau theo từng vùng (Bắc, Trung, Nam), nông thôn hay thành thị, nên đòi hỏi thầy thuốc có sự cân nhắc lựa chọn thuốc kỹ.

11. Quá liều và xử trí quá liều

Biểu hiện: Chán ăn, buồn nôn, nôn, đau đầu, bất tỉnh. Loạn tạo máu và vàng da là biểu hiện muộn của dùng quá liều. Ức chế tủy.
Xử trí: Gây nôn, rửa dạ dày. Acid hóa nước tiêu để tăng đào thải trimethoprim. Nếu có dấu hiệu ức chế tủy, người bệnh cần dùng leucovorin (acid folinic) 5 – 15 mg/ngay cho đến khi hồi phục tạo máu.

12. Bảo quản

Nơi khô, nhiệt độ dưới 30°C.

Xem đầy đủ
MUA HÀNG