
Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của Bactamox 1g
Amoxicilin (dưới dạng amoxicilin trihydrat) 875 mg
Sulbactam (dưới dạng sulbactam pivoxil) 125 mg
Tá dược: Cellulose vi tinh thể 112, Natri croscarmellose, Magnesi stearat, Colloidal anhydrous silica, Sepifilm.
2. Công dụng của Bactamox 1g
– Nhiễm khuẩn tai mũi họng: viêm amidan, viêm xoang, viêm tai giữa.
– Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới: viêm phế quản cấp và mạn, viêm phổi – phế quản.
– Nhiễm khuẩn đường tiết niệu – sinh dục: viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm bể thận, nhiễm khuẩn đường sinh dục nữ.
– Nhiễm khuẩn da và mô mềm: mụn nhọt, áp xe, nhiễm khuẩn vết thương.
– Nhiễm khuẩn xương và khớp.
– Nhiễm khuẩn khác: nhiễm khuẩn do nạo thai, nhiễm khuẩn máu sản khoa, nhiễm khuẩn trong ổ bụng.
3. Liều lượng và cách dùng của Bactamox 1g
– Dùng trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng.
– Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: liều thông thường 1 viên x 2 lần/ngày.
4. Chống chỉ định khi dùng Bactamox 1g
– Tiền sử bệnh đường tiêu hoá, đặc biệt là viêm loét đại tràng, bệnh Crohn hoặc viêm ruột kết do kháng sinh.
– Tiền sử vàng da hoặc rối loạn chức năng gan.
– Bệnh nhân suy thận với độ thanh thải Creatinin CrCl < 30 ml/phút.
– Trẻ em dưới 12 tuổi.
5. Thận trọng khi dùng Bactamox 1g
– Các phản ứng quá mẫn trầm trọng và đôi khi dẫn đến tử vong (dạng phản vệ) đã được báo cáo xảy ra trên bệnh nhân dùng các kháng sinh penicilin.
– Đã có xuất hiện ban đỏ (đa dạng) đi kèm với sốt nổi hạch (tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn) ở những bệnh nhân dùng amoxicilin. Nên tránh sử dụng thuốc nếu nghi ngờ có tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn.
– Dùng thuốc kéo dài đôi khi làm phát triển các vi khuẩn kháng thuốc.
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
– Phụ nữ cho con bú: amoxicilin và sulbactam được bài tiết vào sữa mẹ, phải thận trọng khi dùng thuốc cho người mẹ đang cho con bú.
7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc
8. Tác dụng không mong muốn
– Ít gặp: buồn nôn, nôn, tăng bạch cầu ái toan, phát ban, viêm gan và vàng da ứ mật, tăng transaminase.
– Hiếm gặp: phản ứng phản vệ, phù Quincke, giảm nhẹ tiểu cầu, giảm bạch cầu, thiếu máu tan huyết, viêm đại tràng giả mạc, hội chứng Stevens – Johnson, ban đỏ đa dạng, viêm da bong, hoại tử biểu bì do ngộ độc, viêm thận kẽ.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
9. Tương tác với các thuốc khác
– Thuốc có thể làm giảm hiệu quả của các thuốc tránh thai uống, do đó nên cảnh báo cho bệnh nhân biết điều này.
– Probenecid làm giảm sự đào thải của thuốc qua ống thận
– Nifedipin làm tăng sự hấp thu Amoxicilin.
– Amoxicilin làm giảm sự bài tiết Methotrexat, làm tăng độc tính trên đường tiêu hóa và hệ tạo máu.
– Dùng đồng thời với Allopurinol: làm tăng nguy cơ các phản ứng dị ứng da.
– Chloramphenicol, macrolid, sulfonamid và tetracyclin có thể cản trở tác dụng diệt khuẩn của amoxicilin.
10. Dược lý
– Sulbactam là một chất ức chế cạnh tranh không thuận nghịch với beta-lactamase. Sự có mặt của sulbactam trong thành phần làm tăng tác dụng và mở rộng phổ kháng khuẩn của amoxicilin với các chủng vi khuẩn sinh beta-lactamase.